Những nhân tố ảnh hưởng đến các CSQLNN đối với HTC trên địa bàn huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện ba vì (Trang 25 - 27)

huyện Ba Vì

3.3.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường

-Môi trường kinh tế văn hóa xã hội : Hệ thống chợ - nơi người dân thường xuyên thực hiện các hành vi trao đổi mua bán để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mình- chính là nơi thể hiện rõ nét nhất trình độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ phát triển thương mại của từng địa phương, không những thế phương cách hoạt động của HTC, cơ cấu hàng hóa kinh doanh tại HTC không chỉ nói lên mức thu nhập của người dân địa phương mà nó còn thể hiện tập quán sinh hoạt của người dân. Do đó ta có thể khẳng định sự phát triển của HTC không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương mà còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt của địa phương đó, với mỗi địa phương khác nhau thì sẽ có điều kiện kinh tế khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, do đó HTC cũng có những

điểm riêng biệt khác nhau. Nhà nước muốn đưa ra được những chính sách quản lý HTC một cách hiệu quả, có thể thúc đẩy sự phát triển của HTC thì việc tìm hiểu các yếu tố thuộc môi trường kinh tế văn hóa xã hội của các địa phương là điều hết sức quan trọng. Một khi đã hiểu rõ điều kiện của từng địa phương mới có thể đưa ra những chính sách quản lý HTC phù hợp, kích thích được sự phát triển của HTC theo hướng mục tiêu nhà nước đã đặt ra.

-Môi trường pháp luật : Môi trường pháp luật cũng ảnh hưởng đến các CSQLNN đối với HTC, các CSQLNN đưa ra cần bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật : luật thương mại, luật đầu tư, pháp luật đất đai, pháp luật về thuế...

-Môi trường chính sách kinh tế thương mại vĩ mô : HTC là một bộ phận quan trọng của kết cấu tổng thể hạ tầng kinh tế xã hội do đó các CSQLNN đối với HTC Ba Vì phải phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế tổng thể của nhà nước, phù hợp với quan điểm phát triển thương mại quốc gia, và đặc biệt nó phải là sự cụ thể hóa của chính sách phát triển thương mại nông thôn của nhà nước, không thể đưa ra một chính sách đi ngược lại với chủ trương đường lối phát triển kinh tế và thương mại của nhà nước.

3.2.4.2. Các nhân tố thuộc cơ quan quản lý nhà nước

-Đội ngũ nhân lực làm công tác hoạch định chính sách : Trình độ nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định sẽ quyết định đến việc các chính sách đưa ra có phù hợp và hiệu quả hay không. Những người làm công tác hoạch định chính sách cần có trình độ vững vàng trong chuyên môn, có khả năng tốt trong việc phân tích quan điểm và chủ trương đường lối phát triển kinh tế và thương mại của nhà nước, đồng thời phân tích thực trạng phát triển của từng vùng, thu thập và xử lý chính xác mọi thông tin cần thiết cho quá trình ra chính sách, làm tốt được những yêu cầu trên mới có khả năng cụ thể hóa những chính sách kinh tế vĩ mô cho phù hợp với từng địa phương, đảm bảo hiệu quả khi thực thi.

-Đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về thương mại và quản lý HTC : Đây là lực lượng quyết định hiệu quả thực thi của các CSQLNN đối với HTC.

-Sự phối hợp lẫn nhau giữa các ban ngành : Các chính sách của nhà nước đưa

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện ba vì (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)