Mục tiêu của các CSQLNN đối với HTC của Ba Vì

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện ba vì (Trang 46 - 48)

7. Các CSQLNN có kích thích được sự phát triển của HTC Ba Vì không và mức

4.2.3. Mục tiêu của các CSQLNN đối với HTC của Ba Vì

* Các mục tiêu chung:

- Phát triển mạng lưới chợ nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập của nông dân, bảo đảm cho các thị trường hàng hoá phát triển ổn định.

-Phấn đấu xây dựng mỗi xã có một chợ trung tâm, trường hợp đặc biệt tại các xã vùng núi Ba Vì, địa bàn rộng đi lại khó khăn, có thể hình thành chợ tại các thôn, ấp nới có cụm dân cư tập trung

-Các CSQLNN đối với HTC Ba Vì phải tạo điều kiện cho HTC Ba Vì phát triển ngày càng vững mạnh, theo hướng văn minh hiện đại, với sự tham gia của nhiều

thành phần kinh tế và đa dạng các loại hình phân phối, các hoạt động dịch vụ và phương thức kinh doanh, góp phần định hướng và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu của nhân dân huyện và góp phần vào làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho huyện.

- Phát huy vai trò của chợ trong việc mở rộng giao lưu hàng hóa, phát triển thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh. Đảm bảo sự liên kết thống nhất của các chợ trong hệ thống trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo vị thế riêng cho chợ, đảm bảo sự phát triển lâu dài và hiệu quả của chợ khi được đầu tư xây dựng. Thực hiện vai trò hạt nhân của chợ trong việc tạo nên các tụ điểm thương mại, các cụm thương mại và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của cụm dân cư, phân vùng sản xuất...

- Xây dựng các định hướng và quy hoạch phát triển các loại hình chợ phù hợp với yêu cầu phát triển của sản xuất, tiêu dùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời kỳ 2009-2020.

* Các mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu đến năm 2015, 100% số xã trên địa bàn huyện phải có chợ, mạng lưới chợ của huyện có kết cấu và được phân bố hợp lý; trình độ và phương thức giao dịch được nâng cao, việc quản lý chợ đi vào nề nếp, xây dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh; thúc đẩy mở rộng kinh doanh theo chuỗi đến các chợ; giảm thiểu và đi vào hoạt động nề nếp ở các loại chợ buôn bán truyền thống.

- Đến năm 2020 xây dựng mạng lưới chợ toàn diện, bao gồm chợ dân sinh hoạt động phân phối theo mô hình chuỗi; chợ bán buôn hàng nông sản với đầy đủ các chức năng, cơ chế hình thành giá hợp lý khoa học và thực hiện chế độ bán đấu giá là chính. Trong mạng lưới chợ thực hiện được các nguyên tắc " thị trường hình thành giá cả, Nhà nước điều tiết thị trường"; phân bố hợp lý qui mô, kết cấu, số lượng chợ; phát triển mạng lưới chợ có tính thống nhất, đa dạng về loại hình và cấp độ.

.-Phải nâng cao tốc độ tăng trung bình hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa tại HTC mỗi năm khoảng 20%

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện ba vì (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)