Quan niệm thế nào việc thờ Phật

Một phần của tài liệu tspl_38_email (Trang 70 - 74)

NGuyễN PHướC HẢI

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

TÍN NGƯỠNG ☸

Tuy nhiên, người viết bài này cũng đã tiếp xúc một số bạn trẻ, họ tâm sự rằng “thầy” bảo tuổi cháu còn nhỏ chưa thể thờ Phật được. “Thầy” nào mà ác hại như vậy ! Hoặc có người tự nhiên mang tượng Phật đến gởi chùa. Khi hỏi tại sao, thì bảo rằng “thầy” bảo phải thờ tượng Phật đứng. Lại có người bảo “thầy” bảo tuổi con chưa thờ tượng Phật tổ được mà phải thờ tượng Phật bà Quan Âm vì căn mạng con hợp với bà. Vả lại thờ tượng Phật tổ, Ngài là Phật lớn nên có của cải bao nhiêu trong nhà Ngài mang chia hết cho các vị khác, nhà không thể giữ của. Không hiểu những người mà bà con gọi bằng “thầy” là hạng thầy nào trong xã hội mà thất đức đến thế!

Vì tuổi nhỏ, chưa thờ Phật được ư? Ông bà ta có câu:

“đừng đợi tuổi già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh” phải chăng một câu khuyên bảo mang tính giáo dục lớn đối với những người trẻ tuổi. Cuộc sống vô thường, sớm còn, tối mất, biết đâu mà đợi. Phải hiểu lẽ vô thường của cuộc sống, mà hướng tâm

vun bồi cho cuộc sống đạo đức ngay từ khi tuổi còn son trẻ, trí huệ còn minh mẫn. Đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo của tuệ giác, thì việc hướng Phật, thờ Phật nhằm tìm lẽ sống chân chính cho bản thân, tuổi trẻ càng rất được tôn trọng và cần thiết.

Quý vị đã từng nghe thấy Thiện Tài đồng tử đắc đạo đó thôi! La-hầu-la theo Phật quy y đang khi tuổi thiếu niên… và với thân phận một bé gái chăn cừu, nàng Mục nữ thờ kính Phật, dâng cúng bát sữa trước khi Phật đắc đạo ở cội bồ-đề. Đâu phải vì ta còn nhỏ tuổi, hay ta là con gái… mà không thể kính Phật, thờ Phật.

Ngạn ngữ có câu “không thờ ông Phật trong nhà, lại đi cầu khẩn quỷ ma ngoài đường”. “Phật trong nhà” chính là ý nghĩa của bản tâm thanh tịnh sáng suốt của mỗi mỗi chúng sanh vậy. Thờ Phật, lễ Phật, trước hết là tôn quý bản tánh thanh tịnh sáng suốt nơi chính mình. Hình tượng Phật, dù đứng hay ngồi, Phật Quan Âm hay Phật tổ Như Lai đều có công năng nhiếp hóa độ sanh, khiến cho thân tâm của mỗi

☸TÍN NGƯỠNG

chúng sanh khi lễ bái, chiêm ngưỡng thân tướng của các ngài, khởi được niệm lành, xa lìa xấu ác, gạt bỏ si mê; dần nuôi lớn tâm từ bi, đức hỷ xả, tính vị tha; từng bước giúp tâm ta trong sáng thiện lương mà ăn ở với đời, sáng suốt trong mọi toan tính của cuộc sống. An lạc, hạnh phúc có được từ đó, ngay trong hiện tại.

Phật tổ Như Lai là từ tôn xưng đức Phật Thích-ca Mâu- ni. Vì nguyện độ sanh, Ngài hóa hiện ở cõi Ta bà, thế giới trong đó chúng ta đang sống. Ngài đem ánh sáng chân lý đến với chúng sanh ở trần gian này, chúng ta tôn Ngài là Phật tổ. Mục đích thị hiện của Ngài là chỉ rõ cho chúng sanh thấy được Phật tánh nơi chính mình. Để tự mình tu theo lời chỉ dạy của Ngài, mà khai sáng Phật tâm, xây dựng cuộc sống hiện tại được an lạc hạnh phúc, hướng đến giải thoát sanh tử luân hồi. Phật tổ xét thấy tâm nguyện của chúng sanh mà giới thiệu cho chúng sanh công hạnh của các đức Phật và thế giớI an lạc của quý Ngài đang giáo hóa độ sinh. Thờ tượng Phật nào là tùy

sở nguyện và nhân duyên của từng người, để từ hình tướng của các đức Phật giúp ta tăng trưởng hạnh nguyện, hướng đến giải thoát an vui. Tất cả chỉ là phương tiện. Thờ Phật cũng là một trong muôn ngàn phương tiện giúp con người tăng trưởng căn lành, đoạn dần xấu ác.

Nói về các “thầy” đã bày vẽ. Thứ nhất, các vị “thầy” ấy không hiểu một mảy may nào về đức tin Phật giáo. Thứ hai, các vị ấy đã đổ tội cho Phật là lấy của người có tín tâm mang ban phát hết. Thứ ba, Phật đứng hay Phật ngồi chỉ là những thân tướng hóa hiện cứu khổ độ sanh do lòng từ bi thương xót chúng sanh, vì niệm mong cầu của chúng sanh mà hóa hiện chứ có gì khác ở tượng đứng hay tượng ngồi?

Xin thưa cùng quý vị sơ khởi phát tâm tôn thờ tượng Phật trong gia đình mình rằng: đức Phật đã dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều bình đẳng”. Như thế đức Phật là vị Phật đã thành, mọi loài chúng sanh là những vị Phật sẽ thành, vì “Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật”. Ngài đã dạy

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TÍN NGƯỠNG ☸

vậy thì, thờ Phật trước hết, là tôn quý cái bản tánh thanh tịnh, tính giác ngộ nơi mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta vì bị si mê che lấp căn tánh, nên hằng ngày phải nương tựa vào hình tướng của Phật để giúp soi rọi cho thân tâm chúng ta đoạn trừ cái ác, cái xấu mà xiển dương cái thiện, cái tốt ngõ hầu có cuộc sống trong sáng, thiện lành. Cuộc sống trong sáng, thiện lành chính là mục tiêu hướng đến trong đời sống xã hội hiện tại ở trần gian nầy.

Bên cạnh đó, chư Phật do công hạnh tu tập trải qua nhiều kiếp, với nguyện cứu khổ độ sanh nên công năng diệu lực phi thường, có năng lực gia hộ độ trì cho chúng ta, một khi chúng ta thờ Phật, lạy Phật và phát nguyện một công hạnh nào đó.

Còn có nhiều vị thiện tín cho rằng, thờ Phật mà cuộc sống bản thân chưa thánh thiện e rằng Phật sẽ quở. Xin thưa, vì ta còn mê muội nên ta thờ Phật để mong cầu Phật chiếu rọi lòng từ bi giúp ta sáng suốt, thiện lương trong cuộc sống hiện tại. Phật đâu phải là một

hung thần mà lỡ một tí là quở phạt. Hơn thế, trong kinh có dạy “Phật thương chúng sanh như mẹ hiền thương con đỏ” lẽ nào Phật lại quở phạt. Hiểu như thế là vô tình xem đức Phật như một thần linh, mà thần linh thì vẫn còn trong lục đạo, còn luân hồi sinh tử. Trong đời thường, cha mẹ, đặc biệt là mẹ, đối với con bao giờ cũng khoan dung độ lượng, sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con kia mà!

Trên đây là một số quan niệm mà bản thân trực tiếp nghe và đã giải bày cho một số thiện tín, xin ghi lại. Đồng thời xin quý vị, bất kỳ già trẻ, nam nữ nếu muốn thờ Phật thì tìm chọn và thỉnh một tượng Phật ưng ý, mang về, lựa chỗ trang nghiêm và thờ để hằng ngày chiêm ngưỡng thân tướng đoan nghiêm của Ngài, vì các đức Phật đều có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Thờ Phật trong nhà, chí ít hằng ngày nhìn vào, chúng ta cũng huân tập vào tâm thức ta tướng tốt và vẻ đẹp của Phật.■

☸TRUYỀN THÔNG

Trước đây, Phật tử toàn thế giới đã tôn vinh đức Phật và giáo pháp của Ngài bằng nhiều hình thức nghệ thuật truyền thống như điêu khắc, hội họa, kiến trúc, văn chương, âm nhạc, v.v… thì nay các nhà làm phim, tác giả của The Little Bud- dha, Seven years in Tibet, Kundun đã tôn vinh đức Phật và đạo Phật bằng một loại hình nghệ thuật mới mẻ: điện ảnh. 100 năm sau khi ngành nghệ thuật non trẻ này ra đời, nó đã có những cống hiến lớn lao cho việc truyền bá Phật giáo, không kém gì vô số những tác phẩm nghệ thuật khác góp phần vào việc truyền bá đạo Phật từ Tây sang Đông, rồi lại từ Đông sang Tây như tranh tượng, công trình kiến trúc, tác phẩm văn học… trong hơn 2500 năm.

Tập công trình đồ sộ 1258 trang, Lịch sử văn minh nhân loại hiện đại 1900 – 2000, minh họa thế kỷ XX của Lorrain Glennon, bản dịch của Phạm Khải, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, xuất bản năm 2006, ghi nhận như sau về việc Phật

MINH THẠNH

Một phần của tài liệu tspl_38_email (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)