LAM yêN
CẢM TƯỞNG Nơi đất khách nghĩ về Phật đản ■ Lam Yên
Phật đản năm xưa lại về. Lòng người viễn xứ cảm nhận đón lấy chút hương thoang thoảng của loài Mẫu đơn mà người ta gọi là “Quốc Hoa” đâu đó tỏa ra. Mùi hương của hoa rất gần gũi và quen thuộc khiến lòng nhớ đến những loài hoa được tôn nghiêm trong ngày Đản sanh của đức Từ phụ. Chạnh nhớ lời than thở của Lamartin khi ông trở về quê hương sau bao năm xa cách: “Hỡi những vật vô tri vô giác! Các ngươi có một linh hồn chăng? Mà sao
☸CẢM TƯỞNG
khiến lòng ta, thúc giục ta yêu đương vương vấn”. Nỗi niềm của người xa xứ như một sự gởi gắm tâm hồn mình về với quê hương, thiên nhiên, vạn vật, về với những người bạn đồng hành cho dù có đi bất cứ nơi đâu.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà chiêm bái Thánh tích lại phải cất công tìm đến xứ Nepal. Mà vì nơi đây đã từng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với nhân loại trong lúc bình minh lịch sử vẫn còn bị bủa vây bởi giáo quyền và thần quyền của giai cấp thống trị. Một tin mừng thật sự đã đến với loài người. Lịch sử nhân loại, lần đầu tiên chứng kiến điều hy hữu xảy ra. Đúng như tên gọi của bậc xuất trần, Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhattha), có nghĩa là “vạn sự cát tường” đã giáng phàm.
Tất cả các mỹ từ “đản sanh”, “giáng phàm”, “giáng sanh”, “giáng đản”, v.v… đều mang ý nghĩa ghi dấu sự kiện các bậc Phật, Thánh ra đời. Ngài chào đời cũng giống như bao nhiêu hài nhi khác và cũng không giống bất cứ đứa hài nhi nào, thân thể không có dấu hiệu
hoen ố mà con rực rỡ như ánh bình minh. Huyền diệu hơn, khi Ngài đản sanh, hiện tượng vũ trụ sáu cách chấn động, thế giới sáng rực hào quang và thơm ngát mưa hoa theo chân các vị thiên vương cung hạ Ngài, mây trời kết ngũ sắc cúng dường, hoa đàm bừng nở, gió nhạc êm đềm, nhạc trời trỗi lên chúc tụng, chim hót líu lo, núi Tu-di dường như cúi đầu để tiếp đón bậc thầy của nhân thiên. Tất cả như cùng hòa nhịp với muôn điệu reo hò của dân chúng thành Ca-tỳ-la-vệ và như còn vang vọng đến ngày nay.
Ngài như một đóa hoa bất diệt, hoa cát tường, nở trong cõi nhân gian hoen ố rồi để lại cho đời hương vị giải thoát. Hoa giải thoát không của riêng ai – một lời khẳng định rất dứt khoát từ ngài. Ngài ra đời vì một đại sự nhân duyên, không phải vì hạnh phúc cho riêng mình, Ngài làm cuộc cách mạng tư tưởng vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người, là người mang lại ánh sáng chân hạnh phúc cho toàn thể chúng sanh đang quằn quại trong vòng luân hồi sanh tử, khổ đau triền miên,
TẬP SAN PHÁP LUÂN
CẢM TƯỞNG ☸
như những cành cây khô trên sa mạc đang chờ cơn mưa tưới mát.
Thế nhưng, không vì thế mà đức Phật thấy mình là đấng tối thắng. Không phải Ngài chào đời đã được mọi người tôn vinh là đấng tối thắng mà là đội tuyết sương trên vai, vượt ngàn dặm sơn hà vào núi sâu rừng thẳm tìm minh sư hướng đạo. Rồi, trải qua 6 năm nơi khổ hạnh lâm, những năm tháng rau rừng thay cơm, nước nguồn làm mạch sống, ép xác khổ hạnh cho đến khi sức cùng lực kiệt, chí khí hao mòn nhưng lời giải đáp cho những băn khoăn trăn trở mà Ngài đang ưu tư ngày càng mù xa. Cuối cùng, Ngài đã quyết chí tự mình tìm ra con đường giải thoát. Sự quyết tâm ấy đã được thực hiện nơi cội bồ-đề suốt bốn chín ngày đêm liên tục thiền quán, Ngài đã thành công. Ánh sáng giải thoát đã soi tỏa rạng ngời từ bậc đại giác.
Hôm nay, nhìn lại các sự kiện về cuộc đời đức Thế Tôn, hẳn không thể dùng giấy mực hay bất cứ ngôn từ nào đủ để xưng tán những gì nhân loại
thừa hưởng từ Ngài. Và về phần hậu duệ chúng ta, những người con Phật, cốt yếu là chúng ta có thừa tự những giá trị ấy bằng hành động hay không? Ngài đã vì lòng từ bi, vì sự an lạc, hạnh phúc, giải thoát cho nhân sinh nên xuất hiện ở cõi Ta-bà nầy. Rồi, qua bốn mươi lăm năm thuyết pháp độ sinh, Ngài đã để lại cho nhân loại một kho tàng giáo lý vô tận, những quy luật đạo đức để hướng dẫn con người hướng thiện và giải thoát. Và nguồn ánh sáng vô lượng ấy đã soi sáng cho hành động, cho tư duy con người và soi sáng trên lộ trình giác ngộ giải thoát. Vậy thì chúng ta, những người con Phật, đã làm, đang làm và phải làm gì để xứng đáng?
Vi diệu thay! Ngày nay, kho tàng giáo lý của Ngài không chỉ là của riêng cho hàng đệ tử của Ngài, mà là nguồn suốt mát vô tận đã nhuần thắm, lan tỏa khắp năm châu bốn biển để con người nương theo, thực tập đúng Chánh đạo, con đường thánh thiện, trải rộng tình thương, cứu giúp muôn loài.■
☸TIN TỨC
Do ảnh hưởng lịch sử truyền thừa, những ngày lễ kỉ niệm về Phật sử của hai truyền thống Nam – Bắc có khác nhau. Trong khi các nước theo Bắc truyền Phật giáo bắt đầu sửa soạn cho tuần lễ Phật đản, thì Phật giáo các nước theo truyền thống Nam truyền long trọng tổ chức lễ Vesak (lễ tam hợp). Theo truyền thống Phật giáo các nước này, lễ Vesak là tuần lễ kỉ niệm đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết-bàn. Tại Ấn Độ, lễ Vesak được tổ chức trọng thể vào ngày 2 tháng 5 năm 2007, buổi lễ có sự tham dự của Tổng