ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BỘ PHIM TRUYỆN PHẬT GIÁO

Một phần của tài liệu tspl_38_email (Trang 74 - 81)

PHIM TRUYỆN PHẬT GIÁO

đối với việc truyền bá Phật giáo tại Hoa Kỳ

TRUYỀN THÔNG Ảnh hưởng của các bộ phim truyện Phật giáo đối với việc truyền bá Phật giáo tại Hoa Kỳ ■ Minh Thạnh

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TRUYỀN THÔNG ☸

giáo truyền bá rộng rãi tại Mỹ vào cuối thế kỷ XX:

“Việc tung ra 3 cuốn phim Holywood nói về đạo Phật: The Little Buddha, Seven years in Tibet và Kundun, là một cái gật đầu cho sự tái sinh của đạo Phật ở Bắc Mỹ”. Cũng công trình này cho biết tiếp như sau về việc truyền bá đạo Phật:

“Đây là đợt thứ 3 hay thứ 5 gì đó, ở Tây Âu và Bắc Mỹ, song với quy mô ào ạt, tất cả các thế lực chính trị, tôn giáo khác, kể cả Vatican và khối Ả Rập đều phải kính nể”.

Những tên tuổi như Jack Kerouac, giáo sư đại học kiêm văn sĩ, Gary Snyder sư phụ giáo phái Thiền (Zen), các giới thượng lưu, tài tử ca sĩ. Richard Gere, “Magic” Jonhson, Jack- son (Micheal), Madonna, cựu Tổng thống George Bush (bố) cũng mời thầy Tây Tạng lập đàn cúng kiếng suốt 12 tiếng ở tòa Bạch ốc. Họ cũng có kể công phái đoàn thiện chí Peace Corps mang đạo Phật từ Việt Nam đến, cùng số Việt kiều Phật tử trên đất Mỹ.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao việc trình chiếu

ba bộ phim về Phật giáo nói trên vào những năm cuối thế kỷ trước (1) lại trở thành một cái mốc đánh dấu bước tiến mới trong việc truyền bá Phật giáo trên đất Mỹ.

Thật ra các nhà làm phim, phát hành phim Holywood không hề có ý định truyền bá đạo Phật bằng phim. Là thương phẩm, nhưng những tác phẩm của họ được tạo thành từ những rung động chân thành và mãnh liệt của họ đối với đạo Phật và đức Phật. Trước những xúc cảm lớn lao và mạnh mẽ đó, những nghệ sĩ lớn không thể không chuyển hóa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình thành tác phẩm nghệ thuật. Tác giả của những bộ phim như The Little Buddha, Seven years in Tibet… đã trở thành những Phật tử trong sâu xa tâm khảm họ, dù là có thể họ vẫn giữ những truyền thống Cơ đốc giáo. Những bộ phim trên đã là lời chia sẻ tín tâm của họ đối với khán giả nước Mỹ và toàn cầu, và đó là những lời chia sẻ trung thực nhất, chân thành nhất. Chính vì vậy, những bộ phim Phật giáo đã nhanh chóng

☸TRUYỀN THÔNG

chinh phục trái tim người xem, thu hút họ ở sự đồng điệu, cảm thông và từ đó đưa một số đông khán giả xem phim trở thành Phật tử.

Bằng cách thức như trên, đạo Phật đã truyền đến với công chúng Mỹ vào cuối thế kỷ XX một cách hết sức sinh động, thuyết phục. Không phải bằng những ngôn từ thuyết giáo cao xa, cầu kỳ mà có thể khó hiểu đối với họ, không phải bằng những tu sĩ đạo mạo, khắc khổ, mà có thể còn rất xa lạ đối với họ, đạo Phật ở đây truyền đến họ qua những hình ảnh hết sức rõ ràng, cụ thể, thấm đẫm sự cảm phục, kính ngưỡng trên màn ảnh rộng. Từ đó, đạo Phật mau chóng đi vào lòng người và khắc vào đó những ấn tượng sâu đậm nhất. Có thể có ai đó đi xem các bộ phim The Little

Buddha, Seven years in Tibet… vì sự hiếu kỳ muốn tìm hiểu một nền văn hóa, tín ngưỡng mới lạ. Cũng có thể vì tên tuổi của những nhà làm phim thúc đẩy khán giả đến rạp chiếu bóng. Nhưng đã xem phim rồi, khán giả đều thấy rằng, chính đức Phật và đạo Phật đã “chinh

phục” các nhà làm phim, và đến bây giờ, đến lượt các nhà làm phim và các bộ phim chinh phục lại họ. Ở đây, giáo pháp đã được chuyển hóa thành hình tượng nghệ thuật ở mức độ tuyệt vời nhất, từ đó tác động thẳng vào trái tim người xem. Con đường truyền đạo, hoằng pháp không phải là từ khối óc đến khối óc, mà từ trái tim của người làm nghệ thuật đến với trái tim công chúng.

Chắc chắn là những rung động sâu sắc từ trái tim đã thúc đẩy số đông khán giả có dịp được xem các phim The Little

Buddha, Seven years in Tibet,

Kundun tiếp tục tìm hiểu về đức Phật và đạo Phật. Tất nhiên, những gì mà họ cảm nhận được qua sự tìm hiểu bằng trí tuệ cũng tuyệt vời như những cảm xúc nghệ thuật mà họ có được sau khi xem phim. Những thành công của bộ phim về đức Phật đã mở một con đường mới để công chúng rộng rãi đến với Phật pháp. Đó là con đường của cảm xúc, đồng thời cũng là con đường của trí tuệ. Những bộ phim đã đóng vai trò khơi gợi ở công chúng ý hướng đầu

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TRUYỀN THÔNG ☸

tiên để tìm hiểu về đức Phật và đạo Phật.

Qua đây, cũng cần thấy được sức mạnh lớn lao của nghệ thuật điện ảnh. Trước những bộ phim trên, đạo Phật đã đến Mỹ qua nhiều tác phẩm nghiên cứu, trước tác, dịch thuật. Nhưng chỉ khi những người làm nghệ thuật điện ảnh tìm đến được với những cảm hứng về đức Phật và đạo Phật, dẫn đến những sáng tạo về nghệ thuật thành công như các bộ phim vừa kể, thì mới hình thành đỉnh cao của làn sóng truyền bá đạo Phật vào Mỹ, như công trình dẫn trên ghi nhận. Với một loạt phim về đức Phật, điện ảnh đã tự chứng minh đó là một công cụ hoằng pháp đầy ưu thế. Các bộ phim Phật giáo thành công nói trên vừa là

nguyên nhân đưa tới việc đạt được đỉnh cao trong tiến trình truyền bá đạo Phật ở Mỹ, vừa là

kết quả đánh dấu cao điểm thành công trong việc truyền bá Phật giáo tại Mỹ. Chưa bao giờ mà các nghệ sĩ lớn của Holywood lại bị chinh phục bởi những cảm hứng từ một tôn giáo ngoài truyền thống Cơ đốc giáo đến như vậy. Ngoài thành công của

các bộ phim, chính tên tuổi của các nhà hoạt động nghệ thuật điện ảnh Âu Mỹ chọn đạo Phật làm đề tài thể hiện cũng đã có tác động lớn đối với chính công chúng điện ảnh Mỹ.

Cuối cùng, phải thấy rằng, chính sự vĩ đại của đức Phật và đạo Phật là nền tảng tất yếu cho những thành công đó. Sự tuyệt diệu của đạo Phật đã chắp cánh cho cảm hứng để tạo thành những tác phẩm nghệ thuật có tác động đến hàng trăm triệu người, làm kinh ngạc toàn cầu, có giá trị không khác gì hàng trăm đoàn truyền giáo…■

(1) Chú thích về 3 bộ phim Phật giáo, tổng hợp tài liệu từ internet: - The Little Buddha: Kịch bản: Rudy Wurlitzer, đạo diễn Bernado Bertolucci, sản xuất năm 1993. Phim lồng ghép 2 câu chuyện về vị Lạt- ma tái sinh và cuộc đời đức Phật. - Seven years in Tibet: Dựa theo bút ký của Heinrich Harrer về đời sống ở Tây Tạng, đạo diễn Jean Jacques An-

naud thực hiện lại lần thứ 2 (1997) sau một phim cùng tên sản xuất năm 1956. - Kundun: Tác giả kịch bản: Me-

lissa Mathison, đạo diễn Martin Scorsese, thực hiện năm 1997, kể về cuộc đời đức Đạt-lai Lạt-ma.

☸TẢN MẠN

L A M K H ê

MỘT

GIẤC MƠ

Người bạn đến chơi rồi kể cho tôi nghe về một giấc mơ. Giấc mơ đến trong một giấc ngủ trưa chập chờn ngắn ngủi. Trong mơ, bạn thấy mình vừa đi xa trở về. Nhưng chốn cũ - vốn là vùng đất lâu nay nổi tiếng an lành ổn định, bỗng đâu hóa thành cảnh sông nước bao la, bốn bề khói tuôn sóng vỗ.

Trong mơ bạn thấy căn nhà của mình đang trôi bềnh bồng trên sông. Chỗ bạn ở ngày nào, nay đã thành ra một con sông lớn. Là sông chứ không phải biển. Bạn còn thấy hai bên bờ lau lách mọc um tùm cùng cây xanh và những hàng dừa soi

bóng nước trong buổi hoàng hôn nắng vàng hiu hắt. Bầu trời âm u mà trải rộng. Từng mảng lục bình dập dìu trôi mang theo mấy cánh hoa tím xuôi về nơi xa thẳm. (Cũng nên thơ đấy chứ). Bạn thấy mình đang đứng phía ngoài hành lang chiếc xà lan, ngắm nhìn cảnh chiều tàn mà lòng ngậm ngùi ta thán trước sự kiện đổi thay dâu bể. Chiếc thuyền vẫn giữ nguyên hình trạng căn gác gỗ một tầng, có hành lang rộng và trên lan can còn treo lơ lửng mấy chậu lan hoa trắng. Chốc chốc, sóng đưa con thuyền nhà trôi tắp vào bờ rồi lại đánh dạt ra xa. Bên trong mọi đồ vật không có gì xáo trộn hay xê xích đổ bể. Và con thuyền vẫn trôi trong tình trạng chông chênh nghiêng ngửa.

Bạn bảo “Dường như mọi sinh hoạt xung quanh vẫn diễn ra bình thường. Chỉ có tôi là đang trôi trên một con thuyền vô định đó. Khi con thuyền cặp bến, có vài bạn bè thân quen bước lên ngồi chơi, chuyện vãn. Mọi người vẫn nói cười hồn nhiên xem như chẳng có gì xảy ra. Dù lạ lẫm băn khoăn, nhưng tôi thấy tâm hồn mình thật an lành thư thái. Một cảm giác bình yên thanh thản mà tôi chỉ TẢN MẠN Một giấc mơ ■ Lam Khê

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TẢN MẠN ☸

có được trong lúc đó. Tôi đang trôi tự do trên chiếc thuyền nhà, được tha hồ nhìn ngắm cảnh sông nước mà không sợ ai khuấy động. Trong khoảnh khắc, mọi ham muốn tầm thường vụt tan biến, lòng mình trở nên thanh cao hơn, đời người cũng có ý vị hơn. Bao ngôn ngữ lạ tai xung quanh mà tôi phải nghe hằng ngày; những vặt vãnh lo toan trong cuộc sống đời thường, lúc này cũng không còn vương vấn muộn phiền. Những gương mặt người mà đôi lúc gặp gỡ tôi phải xét nét dè dặt bỗng trở nên thân thiết lạ lùng. Phải chăng trước cảnh vật đổi thay đã khiến lòng tôi như thế?”

Chẳng hiểu cái cảm giác yên lành thư thái ấy bạn còn giữ lại sau khi tỉnh thức? Nhưng có được những ý tưởng ấy cũng là dấu hiệu khởi sắc cho đời sống có phần đa đoan phức tạp. Một người thiên về các luận thuyết tuyệt đối hoàn mỹ thì khó mà bằng lòng với bất cứ ai. Và cũng không thể cảm thông, dung hòa được với người khác. Bạn đã nhận ra được khuyết điểm của mình sau một thời gian dài thích đi chùa nghe pháp, thỉnh băng về nghe giảng, tìm đọc kinh sách (Có lẽ bạn muốn tìm sự

hoàn thiện hơn mà cuộc sống bên ngoài thường không có được). Bạn đem những điều đã nghe đã học tìm đến mọi người để cùng chia sẻ giãi bày...

Bạn nói “Lúc tỉnh thức, lòng tôi còn bần thần nghĩ ngợi. Cảm giác an lành trong giấc mơ chợt đến, chợt đi. Ngôi nhà của tôi thì cứ thoắt ẩn thoắt hiện ra trên dòng sông sanh tử. Còn tôi thì mải mê yêu thích trong đó chẳng chịu rời xa. Cảnh sông nước trong chiêm bao dường như mang tâm trạng tôi lúc ấy. Tâm trạng lao xao trước những đợt sóng đời xuôi ngược đảo điên. Trước khi ngủ, trên tay còn cầm quyển sách đang đọc dở bài viết có tựa đề “Bình thường tâm thị đạo”. Thức dậy nhìn vào đó lòng tôi lại khởi ý nghĩ: Thôi mình hãy xem mọi việc xảy ra bình thường như nó vốn có. Chiêm bao hay cảnh thật đều do tâm người nghĩ tưởng hóa hiện ra mà thôi. Đời người chẳng phải luôn chạy theo những giấc chiêm bao tạm bợ đó sao?”

Rồi với tâm trạng của người vừa tỉnh thức, bạn chậm rãi kể về những giấc mơ khác đã qua. “Tôi thường rơi vào cảnh trạng của những giấc chiêm bao. Có lúc tôi thấy mình bị trôi dạt giữa

☸TẢN MẠN

dòng đại dương, bốn bề mây giăng sóng phủ. Nơi tôi đến có khi là một ốc đảo hoang vắng không có lấy một bóng người, hay là chốn sa mạc mênh mông đầy nắng gió cát bụi. Giữa lúc lạc lõng chơi vơi, tôi xoay tìm phương hướng... thì thấy hòn đảo kia càng lúc càng bị thu hẹp lại. Sóng biển gào thét đang lấn dần... lấn dần vào tận nơi tôi đứng. Rồi chẳng biết bằng cách nào mà tôi cũng trở về được đất liền. Khi tôi trở về được là lúc đã hoàn toàn tỉnh thức. Tỉnh thức trong tâm trạng hoang mang của người vừa lạc lối quay về”.

Phải nói bạn tôi thâm nhập đạo pháp cũng khá là sâu xa và tinh tế. Biết mang lý đạo để giải cho điềm chiêm bao. Mà lý giải cũng thật thấu tình đạt ý. Nghe xong tôi chỉ còn biết cười rồi tiếp lời: - Bạn đã hiểu vạn pháp do duyên sanh, đem tâm bình thường của đạo mà hóa giải được giấc chiêm bao, như vậy quả là diệu lý. Nếu cho rằng ngôi nhà bạn ở đang trôi trên dòng sông sanh tử, nhưng bạn lại đứng trên chiếc thuyền đó để ngắm nhìn sông nước qua tâm tưởng của người học đạo hiểu đạo, chứ đâu có lặn hụp đắm chìm trong đó. Bạn thấy mọi thứ

đang trôi mà tâm vẫn giữ vững niệm an lành thanh thản. Thiền đạo có câu “Quay đầu là bờ” dù đang đứng trên con thuyền đời, bạn vẫn nhận thức rõ đâu la bờ mê, đâu là bến ngộ và đã lèo lái con thuyền của mình vượt qua sóng gió.

Con người ai cũng có lúc trải qua những giấc chiêm bao mộng mị như thế. Mộng trong giấc ngủ và mộng cả đời thường. Kinh Phật nói chúng sanh hằng ngày vẫn sống trong vọng tưởng. Vọng chấp điên đảo cũng là một thứ mộng tưởng. Tham ái hỷ nộ cũng là mộng tưởng. Các thứ mộng tưởng cứ như cơn thác lũ cuốn phăng chúng sanh ngược xuôi theo dòng luân hồi sanh tử. Khi ta thoát ra khỏi vòng vây của sanh tử thì mới thoát được mộng. Thoát mộng để thấy mọi việc đến đi theo lẽ bình thường của nó. Bình thường mà lại vô thường sanh diệt. Dẫu biết đời người là cảnh tạm, mà đôi khi cũng khó tránh khỏi những lúc vọng cầu trong mộng ảo phù du. Nói cho cùng... vọng tưởng đảo điên cũng chỉ là một thứ ma chướng làm não loạn lòng hành giả trên bước đường tiến tu đạo nghiệp...!■

TẬP SAN PHÁP LUÂN 1

TU TẬP ☸

Nguyên nhân nào đã gây nên những khổ đau và phiền não cho chúng ta? Trong kinh điển thì ta cứ nghe nhắc đi nhắc lại hoài là do sự tham ái, muốn và không muốn. Thật ra nếu bạn có dịp theo dõi các trạng thái của tham ái trong tâm mình, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều rất là thú vị. Nhưng tại sao tham ái lại là một vấn đề? Tại sao nó lại đóng một vai trò quan trọng đến như vậy, và cả thế giới này lại bị khống chế bởi nó?

Trước hết chúng ta cần phải thấy được sự khác biệt giữa sự thọ hưởng niềm vui (enjoy- ment) và sự tham ái (desire). Nếu như bạn có một buổi ăn ngon thì bạn sẽ cảm thấy hài lòng. Sự thọ hưởng niềm vui ấy đâu cần phải có dính dáng gì đến bất cứ một sự tham ái nào

Một phần của tài liệu tspl_38_email (Trang 74 - 81)