VuiTU TẬP Còn có gì vui ■ Nguyễn Duy Nhiên

Một phần của tài liệu tspl_38_email (Trang 81 - 87)

Nguyên nhân nào đã gây nên những khổ đau và phiền não cho chúng ta? Trong kinh điển thì ta cứ nghe nhắc đi nhắc lại hoài là do sự tham ái, muốn và không muốn. Thật ra nếu bạn có dịp theo dõi các trạng thái của tham ái trong tâm mình, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều rất là thú vị. Nhưng tại sao tham ái lại là một vấn đề? Tại sao nó lại đóng một vai trò quan trọng đến như vậy, và cả thế giới này lại bị khống chế bởi nó?

Trước hết chúng ta cần phải thấy được sự khác biệt giữa sự thọ hưởng niềm vui (enjoy- ment) và sự tham ái (desire). Nếu như bạn có một buổi ăn ngon thì bạn sẽ cảm thấy hài lòng. Sự thọ hưởng niềm vui ấy đâu cần phải có dính dáng gì đến bất cứ một sự tham ái nào

còn có gì là gì là

NGuyễN Duy NHIêN

đâu? Điều quan trọng là ta hãy để niềm vui được là một niềm vui, và không để nó dẫn đến một sự thèm khát nào khác, thì đâu có gì để khổ đau! Nhưng làm sao ta có thể có mặt với một kinh nghiệm mà trong ta lại không phát sinh thêm một sự mong cầu thêm hoặc bớt nào đó?

Thật ra đó cũng là lý do mà chúng ta cần phải thực tập chánh niệm. Năng lượng của chánh niệm có thể giúp ta thực hiện được điều ấy. Nó giúp ta ăn và thưởng thức hạnh phúc của một buổi ăn ngon, nhưng rồi không hề luyến tiếc. Khi nó qua rồi thì ta cho nó qua. Nó không hề làm sinh khởi thêm một lòng thèm khát, tiếc nuối, ghét bỏ, mặc cảm, hay bất cứ một phản ứng nào khiến ta lại phải lao phóng

?

vuiTU TẬP Còn có gì vui ■ Nguyễn Duy Nhiên TU TẬP Còn có gì vui ■ Nguyễn Duy Nhiên

☸TU TẬP

về phía tương lai. Nghe nói thì dễ quá phải không bạn! Nhưng ta biết rằng, cố gắng luôn luôn thực hành được điều ấy không phải là dễ, mà thật ra chỉ làm được trong vài lần thôi cũng đủ là khó rồi!

Vào khoảng hơn 30 năm trước, tôi có một bữa ăn “ba sao” ở thành phố Avallon, tại Pháp, với hai người bạn. Vào một dịp nghỉ lễ cuối tuần chúng tôi lái xe đi từ thành phố Munich sang chơi. Theo luật của Pháp thì cả trên toàn nước Pháp chỉ có được 12 nhà hàng là được cấp hạng “ba sao” mà thôi!

Buổi sáng hôm ấy chúng tôi phải sắp đặt trước với một trong những nhà đầu bếp nổi danh nhất thế giới. Bữa ăn được sửa soạn trước cả nguyên ngày, và chúng tôi bỏ nguyên buổi chiều tối cho buổi ăn tuyệt vời ấy, được kết thúc bằng chai rượu nho armagnac 1907. Đó là một buổi ăn ngon tuyệt vời nhất trong đời tôi. Giờ ngồi nghĩ lại tôi dường như vẫn còn cảm thấy cái hương vị của nó. Ngày hôm ấy, tôi bị xô đẩy, lôi cuốn theo đủ hết mọi phản ứng

trong tâm: từ thèm muốn, đến mong đợi, đến hưởng thụ, sang thỏa mãn; rồi khập khiễng trở về lại Munich với một túi tiền rỗng không; rồi hối hận, và rồi trở lại thèm muốn mỗi khi nghĩ tưởng đến nó. Truyền thống Dzogchen có câu: “Hãy để cái phát sinh ở lại trong sự phát sinh”. Mà đó là chuyện đã xảy ra hơn 30 năm về trước rồi!

Vì vậy cho nên sự tham ái chính nó chắc chắn là một vấn đề. Tại sao thế? Bởi vì ta sẽ không thể nào thỏa mãn nó được. Và cái gì khiến cho nó không thể thỏa mãn được? Cái gì làm điều kiện cho sự tham ái? Trong Tâm lý học Phật giáo, danh từ Pāli taṅha, chỉ cho lòng tham ái, nó có nghĩa là sự “thèm khát” hay nói rộng hơn là một sự khao khát. Nếu chúng ta nhìn trên vòng tròn 12 nhân duyên thì ta sẽ thấy rằng nguyên nhân của sự tham ái là vedana. Thường thì chúng ta dịch “vedana” là “thọ”, feeling, nhưng thọ ở đây không phải là một loại tình cảm. Thật ra, thọ ở đây là một cảm xúc dễ chịu, hoặc khó chịu hoặc trung hòa, trong mỗi kinh nghiệm hằng

TẬP SAN PHÁP LUÂN

TU TẬP ☸

ngày của ta. Và đó cũng là một điểm rất cốt yếu trong đạo Phật – mỗi kinh nghiệm của ta đều có kèm theo một đặc tính cảm xúc, trong Tâm lý học Tây phương gọi đó là một sắc điệu cảm xúc (feeling-tone).

Bạn hãy thử nghĩ về điều ấy cho sâu sắc đi! Đó thật là một tuệ giác rất phi thường. Lần tới trong giờ ngồi thiền, bạn hãy tự dặn mình, chỉ cần trong vòng một phút thôi, bạn sẽ có chánh niệm và ý thức rõ rệt về cái đặc tính cảm xúc của mỗi hơi thở, cảm thọ, cảm giác, âm thanh, hay tâm trạng nào khởi lên trong tâm mình. Bạn chỉ cần cố gắng ý thức được cái đặc tính dễ chịu, khó chịu hay trung hòa của giây phút tâm thức ấy, của chính kinh nghiệm ấy thôi. Nếu như bạn có thể có mặt với một cảm giác dễ chịu và để cho đó là một niềm vui, thì không có vấn đề gì hết.

Nhưng vấn đề là, nếu đó là một kinh nghiệm dễ chịu, thì thường thường nó lại thúc đẩy ta có một sự tham ái - mong muốn hơn. Nếu đó là một kinh nghiệm khó chịu, nó thường phát sinh lên một sự ghét bỏ,

xô đẩy, tránh né, muốn cho qua đi... Và nếu như sắc điệu của cảm xúc ấy là trung hòa, một xả thọ, thì thường chúng ta không quan tâm, không chú ý đến hoặc là hoàn toàn không hề biết gì đến nó.

Trên con đường tu học, mục tiêu của chánh niệm không phải là để loại bỏ những kinh nghiệm dễ chịu hoặc khó chịu, cũng không phải là để thoát ra ngoài những sự vui thích và đau đớn. Đó là con đường của một lối tu khổ hạnh mà đức Phật gọi đó là “tà kiến”, một cái thấy sai lầm. Nhưng chúng ta lại thường hay có một sự hiểu lầm ấy. Chúng ta không bao giờ có thể nào loại trừ được những cảm giác dễ chịu và khó chịu đi kèm theo với những kinh nghiệm của mình. Đó là một trong những tuệ giác quan trọng trong đạo Phật. Chúng ta sinh ra là đã được “chạy dây” như vậy! Bất cứ một kinh nghiệm nào của ta cũng được kèm theo với một đặc tính dễ chịu, khó chịu hoặc trung hòa của nó. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể nào vượt thoát ra được. Ngay cả những bậc đã giác ngộ

☸TU TẬP

cũng kinh nghiệm những điều ấy trong mỗi giây phút của các ngài. Và vì vậy mà mục đích tu tập của chúng ta không phải là làm sao để làm gia tăng niềm vui đến tối đa và làm giảm bớt những nỗi đau đến tối thiểu.

Theo nhà Phân tâm học Freud, thì đây cũng chính là cái động lực căn bản của cuộc sống. Ông gọi đó là “chức vụ bản năng của tính dục – plea- sure - principle functioning”. Thật ra, điều ông khám phá cũng khá chính xác, nó cũng rất gần gũi với lời Phật dạy. Freud cũng nghĩ rằng, theo quan niệm của ông thì chúng ta không thể nào làm gì khác hơn được, vì những gì vui thích sẽ dẫn đến sự ham muốn, và cuối cùng chúng tạo dựng nên một trạng thái thúc đẩy trong tâm thức, và rồi sai sử ta. Và những cảm giác khó chịu hoặc đau đớn cũng vậy, chúng sẽ không tránh khỏi dẫn đến một sự ghét bỏ và cuối cùng là tạo nên một thái độ sân hận và bạo động trong ta. Như vậy thì làm sao ta có thể để cho niềm vui chỉ là một niềm vui mà không bị dính mắc, và nỗi đau chỉ là một nỗi đau mà ta

không hề tránh né nó?

Khi mới bắt đầu bước chân vào con đường tu học, tôi thấy kết quả của sự thực tập rất là nhàm chán và khô khan. Có một lần tôi nói với bà Dipa Ma, “Khi ta từ bỏ hết những sự ham muốn và ghét bỏ đi rồi thì sẽ có được cái gì đây? Có cái gì khác ngon hơn không, hay hơn không, tuyệt vời hơn không? Cuộc sống này sẽ buồn tẻ và chán chết được nếu ta không còn thấy một cái gì là thú vị để hưởng thụ nữa!” Tôi ngạc nhiên khi bà Dipa Ma phá lên cười to. “Không phải vậy” bà nói, “Cậu không hiểu. Sự sống bây giờ đối với tôi có đầy những nhiệm mầu và niềm vui hơn trước, so với lúc mà tôi còn mang theo đủ mọi thứ hành lý lỉnh kỉnh với mình. Bây giờ thì mỗi giây phút, mỗi kinh nghiệm có hương vị và đặc tính riêng của nó. Và giây phút kinh nghiệm kế tiếp lại có cái hương vị riêng của nó”.

Và niềm tin của tôi, không phải là những gì bà nói, mà là vì sự bật cười rất hồn nhiên của bà khi nghe câu hỏi ấy của tôi.■

TẬP SAN PHÁP LUÂN

KÝ SỰ ☸

Houston có gì lạ không đây??? Chắc chắn là phải có rồi, nếu không thì đã chẳng có bài viết này. Mặc dù nghỉ làm sáng nay nhưng tôi cũng dậy sớm như thường lệ để đi dự buổi diễn thuyết của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Ten- zin Gyatso, tại hội trường Au- try Court ở đại học Rice. Năm 2005, cuộc viếng thăm của Ngài tại thành phố Houston bị rút ngắn và buổi diễn thuyết đã bị hủy bỏ vì cơn bão Rita. Lần này cơ duyên đã đến, trời yên, gió lặng, chim hót líu lo như để đón chào một vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo của hàng triệu tín đồ khắp nơi trên thế giới. Theo chương trình, buổi sáng từ 10:00 cho đến 11:30,

đức Đạt-lai Lạt-ma sẽ thuyết giảng đề tài “Ý nghĩa của Từ Bi trong đời sống hàng ngày” và buổi chiều từ 2:00 cho đến 3:30 với đề tài “Bao dung và trách nhiệm phổ quát”.

Tôi đến đại học Rice lúc 9:30, thấy mọi người đã sắp hàng dài. Trong lòng tôi lo lắng vì không biết mình có vào được hội trường đúng lúc Ngài bắt đầu buổi diễn thuyết hay không? Đứng trong hàng khoảng mười phút thì được một nhân viên làm việc cho Rice thông báo nếu ai không đem ví hoặc xách tay thì có thể sắp qua hàng khác để việc kiểm soát dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nghe thế, tôi vội vàng trở lại chỗ đậu xe bỏ hết đồ trong

CHUYỆN LẠ

HOUSTON

DIệu ANH

☸KÝ SỰ

đó. Sau mười lăm phút qua chỗ kiểm soát an ninh, tôi đã vào được hội trường, lúc này tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nhìn đồng hồ thấy đã quá mười giờ mà vẫn chưa thấy bóng dáng của Ngài. Có lẽ vì lý do an ninh ban tổ chức chờ cho mọi người vào hết trong hội trường rồi mới bắt đầu chương trình. Lần đầu tiên tôi mới thấy người Mỹ trễ giờ. Dung lượng của hội trường chứa được khoảng 4700 người mà không còn một chỗ trống. Vé bán ra cả tháng trước trên internet và đã bán hết trong vòng vài tiếng, mặc dù Houston là một nơi có nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo. Trong khi chờ đợi, tôi đã đảo mắt quanh hội trường để xem có ai quen không, nhưng 99% là người Mỹ. Lúc ra về, tôi gặp thầy Tịnh Trí, trụ trì chùa Tịnh Luật, thầy Giác Minh và một vài Phật tử quen như chị Nguyên Hỷ và Huy Lan.

Đây là lần đầu tiên tôi được diện kiến Ngài. Năm 2005, tôi đã mua vé máy bay đi New York để tham dự buổi diễn thuyết của Ngài nhưng chắc chưa đủ duyên, chuyến bay của tôi đã

bị hủy bỏ vì cơn bão Rita. Để bù lại, năm nay không những tôi được đi nghe một lần mà lại còn được nghe tới hai lần: buổi sáng và buổi chiều. Đúng ra tôi chỉ có mua vé buổi sáng vì nghĩ rằng cùng một đề tài, may sao chị Nguyên Hỷ và Huy Lan còn dư vé cho buổi diễn thuyết chiều nên đã tặng tôi, thành thật cám ơn hai chị nhé. Trong suốt hai buổi diễn thuyết, tôi có một cảm giác hỷ lạc vô biên. Tôi tin chắc rằng không phải chỉ một mình tôi mà tất cả những người đang có mặt trong hội trường đều cảm nhận được điều này. Có nhiều người đã quỳ xuống đảnh lễ Ngài khi Ngài bước lên diễn đàn. Khuôn mặt của Ngài thật từ bi và hoan hỷ.

Vì bỏ hết đồ ngoài xe nên tôi chẳng có giấy, bút để ghi lại buổi diễn thuyết quý giá này. Tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt đến ông B. J. Almond, Director Media Relations và bà Sherry Adams, Houston Chronicle Library đã cho phép tôi được dịch lại bài báo tường trình về buổi diễn thuyết và cũng xin được cám ơn cô Kristina Hernndobler là tác giả của bài

TẬP SAN PHÁP LUÂN

KÝ SỰ ☸

báo Houston Chronicle.

Tôi đã học hỏi được nhiều điều trong hai buổi diễn thuyết nhưng có lẽ điều tôi tâm đắc nhất là về sự hành xử của Ngài trong mọi hoàn cảnh “hãy giữ cho tâm không bị xao động dù bất cứ trong trường hợp nào”. Tôi sẽ nhớ và thực hành theo lời Ngài chỉ dạy.

Nguyện cầu cho Ngài pháp thể khinh an. Nguyện cầu cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

***

Đức Đạt-lai Lạt-ma bày tỏ sự ủng hộ lòng từ bi và bao dung tôn giáo.(1)

B. J. Almond, Nhân viên truyền thông Rice.

Trong buổi diễn thuyết đầu của hai buổi diễn thuyết đã bán hết vé tại hội trường Au- try Court, đại học Rice ngày 01 tháng 5, ngài Tenzin Gyat- so với danh xưng đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, đã nói với dân

Một phần của tài liệu tspl_38_email (Trang 81 - 87)