Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Mãn Thanh

Một phần của tài liệu Vai trò của Quang Trung đối với lich sử dân tộc thế kỉ XVIII (Trang 25 - 33)

7. Bố cục dự kiến

2.2.3. Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Mãn Thanh

Trong lịch sử dân tộc ta đã phải nhiều lần chống ngoại xâm, hoặc kháng chiến giữ nước khi đất nước đang độc lập hoặc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc khi đất nước bị ngoại bang đô hộ. Mỗi cuộc chiến tranh chống ngoại xâm đều có vị trí và vai trò lịch sử của nó, đều biểu thị những thách thức lớn mà dân tộc phải vượt qua. Nhưng nguy cơ xâm lược vào cuối thế kỷ XVIII mang những đặc điểm riêng trước những thách thức hiểm nguy do bối cảnh lịch sử lúc đó chi phối.

Cuộc xâm lược của quân Xiêm năm 1784 và quân Thanh năm 1788 tạo nên mối đe dọa từ hai phía Bắc, Nam của đất nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu gần như đồng thời, cách nhau chỉ bốn năm, hai nguy cơ tấn công xâm lược của nước ngoài.

2.2.3.1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm

Chính quyền chúa Nguyễn đã bị đánh đổ nhưng Nguyễn Ánh vẫn không chịu từ bỏ mong muốn khôi phục cơ đổ của dòng họ. Sang Xiêm, Nguyễn Ánh xin vua Xiêm đem quân đánh Tây Sơn, cứu giúp mình. “Lúc bấy giờ nước Xiêm (từ năm 1945 gọi là Thái Lan) dưới triều vua Chakti (Chakkri, sử ta chép là Chất-tri) đang lúc thịnh đạt và đang thi hành chính sách bành trướng mạnh mẽ. Phong kiến Xiêm nuôi tham vọng lớn đối với nước Chân Lạp (ngày nay là Campuchia và dắt Gia Định của ta. Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm la Cha-ki I dưới danh nghĩa cứu giúp Nguyễn Ánh, âm mưu chiếm đóng nước Chân Lạp và xâm lấn miền cất cực Nam nước ta” (Phan Huy Lê, 2019, tr. 216).

Sau khi nhận lời với Nguyễn Ánh, tháng 4 năm 1784, vua Xiêm phải hai tướng Lục Côn và Sa Uyển cùng với Chiêu - Thủy Biện là một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm, đem hai đạo bộ binh tiến sang Chân Lạp rồi từ đó, mở một mũi tiến công đánh xuống Gia Định phối hợp với thủy binh sẽ vượt biển đổ bộ lên. Ngoài số quân Xiêm, Chiêu - Thủy Biện còn ra sắc chiêu tập thêm quân lính để thực hiện mưu đồ của vua Xiêm. Ngày 25 tháng 7 năm đó, vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương làm tướng tiên phong, thống lĩnh 2 vạn quân thủy và 300 chiến thuyền, từ Vọng Các (Băng Cốc) vượt biển đánh chiếm Gia Định. Nguyễn Ánh cũng tập hợp bọn tàn quân giao cho Chu Văn Tiếp chỉ huy với chức Bình Tây đại đô đốc và Mạc Tử Sinh làm tham tướng, dẫn đường cho quân Xiêm. Nguyễn Ánh đã cam tâm bán rẻ quyền lợi dân tộc, dựa vào thế lực nước ngoài để hòng khôi phục nền thống trị của một tập đoàn phong kiến phản động đã bị nhân dân đánh đổ. Hắn đã tạo cơ hội và dẫn đường cho quân Xiêm xâm chiếm đất Gia Định.

“Cuối tháng 7 năm 1784, hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương được lệnh đem 2 vạn thủy quân, 300 chiếc thuyền và tướng Chiêu Thùy Biên đem 3 vạn bộ binh cùng Nguyễn Ánh đánh về Gia Định. Liên tiếp quân Xiêm dành thắng lợi ngay từ những ngày đầu tiên, chiếm lại được một phần lớn đất Gia Định”(Nguyễn Quang Ngọc, 2007, tr. 180).

Nhận được tin báo, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy lập tức hành quân vào Gia Định. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu chiến trường và tình hình quân địch. Nguyễn Huệ đã cho xây dựng một trận địa phục kích lớn trên sông Mỹ Tho, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút. Rạng sáng 19-1-1785, bằng mưu kế, Nguyễn Huệ nhử quân Xiêm vào trận địa mai phục. Sau đó, quân Tây Sơn chặn đầu khóa đuôi, đồng loạt công kích. Bị thủy quân từ hai đầu đánh lại, pháo binh hai bên bắn sang, chỉ trong vòng một ngày đêm quân Xiêm đã bị tiêu diệt tan tành. Sau trận thảm bại ấy. Nguyễn Ánh phải cùng với tàn quân Xiêm chạy sang sống lưu vong ở Băng Cốc, còn người Xiêm thì "ngoài miệng tuy nói khoác lác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp" (Nguyễn Quang Ngọc, 2007, tr. 180).

Chúng ta biết rằng liên quân Nguyên - Xiêm đang trên đã phản công chiến lược. Lực lượng mạnh của chúng hầu như còn toàn vẹn. Riêng quân đội Nguyễn Ánh thì bắt đầu khôi phục và tăng cường. Chính trong tình hình quân sự đó, Nguyễn Huệ nhận nhiệm vụ phản công chiến lược, tiêu diệt liên quân Nguyễn - Xiêm, thu hồi toàn bộ đất đai miền Gia Định. Để làm tròn nhiệm vụ ấy, Nguyễn Huệ có thể chọn một trong hai kiểu đánh như sau: một, là đưa hạm đội vào Gia Định, tổ chức phòng ngự kiên cố, tiêu hao dịch, sau đó sẽ phản công; hai, là lập tức tiến công, chủ động đưa thủy quân đánh

địch vào lúc và nơi thuận lợi nhất. Nguyễn Huệ đã quyết tâm tiến công. Song, không phải cứ chủ động tiến công là có thể tiêu diệt một cách triệt để. Hơn nửa, thủy quân Xiêm chưa bị sứt mẻ. Liên quân Nguyễn - Xiêm vẫn duy trì sức mạnh tiến công của họ. Thủy quân Xiêm đóng ở Sa Đéc có những ưu thế và ưu điểm của nó. Nếu đưa thủy quân tiến sâu vào nội địa, đánh địch trong căn cứ, thì thủy quân Xiêm vốn đã mạnh sẽ có điều kiện phát huy ưu thế và ưu điểm của chúng. Địch đóng trong căn cứ thì dùng mưu trí kéo dịch ra khỏi căn cứ, dụ địch vận động đến đoạn sông nào mà thủy quân ta có thể đánh một đòn thật bất ngờ, thật mãnh liệt, nơi mà ta có thể phát huy cao độ tinh thần chiến đấu, uy lực tiến công và sức cơ động thì mới có thể đạt được mục đích đề ra cho tiến công, tức là tiêu diệt toàn bộ quân dịch. Chúng ta thấy rằng Nguyễn Huệ đã thành công trong việc chọn hình thức tiến công địch đang vận động, kéo địch ra xa căn cứ để tiêu diệt chúng.

Sáng tạo quan trọng nữa của Nguyễn Huệ là sự vận dụng thủ đoạn tác chiến. Lần đầu tiên, về thủy chiến, Nguyễn Huệ đã thực hiện hợp vây toàn bộ thủy quân Xiêm và cắt đứt địch ra từng mảnh để tiêu diệt. Chúng ta học ở đây nghệ thuật hợp vây có tính chất chiến dịch và chia cắt về một chiến thuật của Nguyễn Huệ. Do hợp vậy nên quân đội Tây Sơn đánh địch trên cả bốn mặt, nhưng Nguyễn Huệ đã đem chủ lực của mình đánh thật mạnh vào cánh sườn dịch. Chính vì vậy mà toàn bộ thủy quân địch đã bị quân ta tiêu diệt, không một thuyền chiến nào lọt lưới.

Một sáng tạo khác nữa, là sự bố trí lực lượng chính xác, phù hợp với ý định tiêu diệt toàn bộ và thủ đoạn tác chiến nói trên. Thế trận của thủy quân Tây Sơn rất chặt và kín, trong đó có bộ phận đánh nhử địch, kéo dịch đến đoạn sông quyết chiến, có bộ phận đánh chặn đầu, có bộ phận đánh phần đuôi; còn chủ lực, gồm thủy quân và bộ binh thì bố trí trên cạnh sườn của đội hình tiến quân của địch.

Cuối cùng, sáng tạo của Nguyễn Huệ còn thể hiện ở việc chọn đoạn sông làm khu vực quyết chiến. Cần chọn một đoạn sông tương đối rộng lớn, khiến cho đại bộ phận thủy quân địch phải lọt vào khu vực tác chiến. Ngược lại, cũng chỉ trên đoạn sông rộng lớn, thủy quân Tây Sơn mới có thể triển khai toàn bộ thuyền chiến nặng, nhẹ, phát huy tất cả sức mạnh của hỏa lực và sức vận động nhanh chóng của thuyền chiến. Song, vì dùng mưu mẹo để nhử địch. Cho nên, muốn tranh thủ xuất kích bất ngờ, còn cần phải giấu kín thủy quân của ta. Đoạn sông từ Rạch Gầm đến rạch Xoài Mút, với lòng sông mở rộng, với những nhánh sông nhỏ, với cù lao Thái Sơn, đã đáp ứng nhu cầu của tác chiến.

Cuộc xâm lược vũ trang của bọn phong kiến xâm lược Xiêm đã bị đập cho tan tành. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là chiến công chống ngoại xâm vô cùng oanh

liệt của nhân dân miền cực Nam đất nước. Lập nên vũ công huy hoàng đó, nhân dân miền Nam đã xứng đáng là bức tường thành bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam anh hùng và Nguyễn Huệ, người anh hùng nông dân 32 tuổi, vị tướng tài ba của quân Tây Sơn, đã trở thành một anh hùng dân tộc.

2.2.3.2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh

Cuối năm Mậu Thân (1788) nhân dân Thăng Long nhiều vùng ở Bắc hà đang trải qua những ngày tháng cực kỳ đau thương và tủi nhục, căm hờn và phẫn nộ.

“Lợi dụng hành động “rước voi về giày mồ” của bè lũ phong kiến phản động Lê Chiêu Thống, quân Thanh đã tràn xâm chiếm nước ta. Một lực lượng viễn chinh lớn gồm 29 vạn quân chiến đấu và quân phục dịch ào ạt vượt qua biên giới”(Phan Huy Lê, 2019, tr. 243).

Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy, chia làm 4 đạo tiến sang nước ta :

“Đạo thứ nhất đi theo đường Lạng Sơn, do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.

Đạo thứ hai đi theo đường Cao Bằng, do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy. Đạo thứ ba đi theo đường Tuyên Quang, do để dốc Ô Đại kinh chỉ huy.

Đạo thứ tư theo hướng Quảng Ninh, tiến vào đóng ở Hải Dương” (Nguyễn Quang Ngọc, 2007, tr. 182).

Tháng 11 năm 1788, quân Thanh ổ ạt tiến vào nước ta. Tướng Tây Sơn đóng ở Lạng Sơn là Phan Khải Đức đầu hàng. Tin báo về Thăng Long. Ngô Văn Sở hội các tướng bàn cách đối phó. Một số đề nghị đánh ngay theo cách của Lê Lợi thời xưa. Trên cơ sở phân tích tương quan lực lượng của hai bên, thời xưa và thời nay, Ngô Thời Nhậm không tán thành chủ trương của Nguyễn Văn Dụng và đề nghị: tạm rút lui vào đóng giữ phòng tuyến Tam Điệp để cho quân Thanh vào Thăng Long rồi cho người cấp báo với Nguyễn Huệ đem quân ra tiêu diệt chúng, tựa như “cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi đi” (Trương Hữu Quýnh, 2008, tr. 419). Ngô Văn Sở đã tán thành đề nghị đó, một mặt hạ lệnh cho quân sĩ bí mật rút về Tam Điệp - Biện Sơn, một mặt cử Nguyễn Văn Tuyết phi ngựa về Phú Xuân cấp báo.

Được sự dẫn đường và nội ứng của tàn quân Lê Chiêu Thống, ngày 17 tháng 12 năm 1788, quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị kéo vào chiếm đóng Thăng Long. Làm chủ được Thăng Long và các xứ phía bắc, Tôn Sĩ Nghị hống hách, thả cho quân sĩ mặc sức làm càn, cướp bóc nhà giàu có, hãm hiếp dàn bà, không còn kiêng sợ gì cả.

“Ngày 24 tháng mười một (ngày 21-12-1788), tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo của tướng Ngô Văn Sở do đô đốc Nguyễn Văn Tuyết phi ngựa mang vào. Và ngày hôm sau - ngày 25 (ngày 22-12-1788) - Nguyễn Huệ trịnh trọng làm lễ đăng quang chính thức lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung rồi lập tức hạ lệnh xuất quân. Quang Trung tự thống lĩnh đại quân theo hai đường thủy, bộ tiếng ra Bắc” (Phan Huy Lê, 2019, tr. 249). Toàn quân được chia thành 5 đạo:

Đạo thứ nhất đánh thẳng vào các đồn lũy phía nam Thăng Long và là đạo quân chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy.

Đạo thứ hai do đô đốc Long chỉ huy, đánh vào đồn Khương Thượng rồi qua cửa Tây Nam thọc sâu vào Thăng Long.

Đạo thứ ba do đại đô đốc Bảo chỉ huy, tiến vào Đại Áng, chuẩn bị tham gia tiêu diệt đồn Ngọc Hồi.

Đạo thứ tự do đô đốc Tuyết chỉ huy, vượt biển lên đóng ở Hải Dương uy hiếp mặt đông của quân giặc.

Đạo thứ 5 do đại đô đốc Lộc chỉ huy, vượt biển vào sông Lục Đầu sẵn sàng tiêu diệt tàn quân của giặc.

Kế hoạch tác chiến đã sẵn sàng. Nhiệm vụ của các đạo quân đã được xác định. Quang Trung nghỉ đến ngày tết cổ truyền của dân tộc và vào ngày cuối tháng chạp năm Mậu Thân, quyết định mở tiệc khao quân, gọi là ăn tết trước, chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng vào Thăng Long sẽ làm lễ hạ nêu, mừng chiến thắng. Rồi sau đó, lễ thệ sự được tổ chức trong không khí hồ hởi, quyết chiến của toàn quân, giữa đêm giao thừa thanh vắng, Quang Trung đã đọc vang lời hịch:

Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

Như lời mô tả của tác giả Lê Quý Kỷ sự: "Huệ dứt lời, chư quân dạ răn như sấm, rung động cả hang núi, trời đất đổi màu. Rồi chiêng trống đồng thời khua vang, quân lính gấp rút lên đường ra Bắc" (Trương Hữu Quýnh, 2008, tr. 420).

Ngày mùng 3 Tết, đồn Hà Hồ bị bức hàng. Trong hệ thống các cứ điểm phòng ngự phía Nam của địch, mạnh nhất và được bố phòng kiên cố nhất là đồn Ngọc Hồi do Hứa Thế Hanh chỉ huy. Quang Trung đã tập trung một lực lượng khá mạnh cho trận đánh này. Ngoài bộ binh được trang bị bạch khí, hỏa hổ, súng điểu thương, hỏa cầu lưu hoàng, tham gia tấn công đồn Ngọc Hồi còn có một đội tượng binh hơn 100 voi được trang bị pháo dã chiến trên lưng do nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy.

“Trận công kích vào Thăng Long bắt đầu từ đêm mùng 4, rạng sáng ngày 5 tết với đòn tập kích bất ngờ của mũi kỳ binh vào căn cứ Đống Đa. Được sự hỗ trợ của nhân dân địa phương, bện rơm làm "rồng lửa" uy hiếp quân giặc, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Đô đốc Đông nhanh chóng hạ đồn Khương Thượng. Quân Thanh bỏ chạy tán loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn. Từ cửa ngõ phía tây nam, mũi quân của Đô đốc Đông tiến thẳng vào trung tâm Thăng Long” (Nguyễn Quang Ngọc, 2007, tr. 184).

Trong khi quân Tây Sơn đang giành được thắng lợi giòn giã ở Đống Đa, đại quân mở cuộc tấn công trực diện vào đồn Ngọc Hồi. Mở đầu là đòn đột kích của tượng binh. Đoàn voi chiến dũng mãnh xông lên, pháo trên lưng bắn dồn dập khiến cho đơn vị kỵ binh thiện chiến của địch hoảng loạn phải rút lui. Quân Thanh đóng chặt cửa thành, cho pháo bắn ra tới tấp. Quang Trung cho quân ghép ván, bên ngoài cuốn rơm ướt, làm thành 20 lớp tường di động che chắn cho bộ binh. Chiến trận diễn ra ác liệt trong vòng nửa ngày thì đồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt.

Mờ sáng ngày mùng 5 Tết, Tôn Sĩ Nghị đang hoảng hốt vì Đống Đa thất thủ, Sầm Nghi Đống tự vẫn thì nhận được tin cấp báo đồn Ngọc Hồi bị tấn công. Sợ quá, không kịp mặc áo giáp, y hấp tấp lên ngựa, theo đường cầu phao bỏ chạy về phương Bắc. Thấy vậy, các tướng sĩ còn lại như ong vỡ tổ, tranh nhau chạy theo. Chúng xô đẩy nhau rơi xuống sông chết đuổi rất nhiều.

Trưa ngày mùng 5 tết, trong bộ chiến bào sạm đen vì khói súng. Quang Trung dẫn đại binh tiến vào Thăng Long. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh toàn thắng. Chỉ trong vòng 5 ngày đêm, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Quang Trung đã lập nên kỳ tích đánh tan 29 vạn quân xâm lược, đưa đất nước lên một vị thế cao chưa từng có.

Trước khi mở cuộc tiến công quân sự quyết định, Nguyễn Huệ phát động cuộc tiến công chính trị quy mô lớn. Bài chiếu tức vị phát ra lúc đó, là ngọn cờ chỉ đạo, là khẩu hiệu động viên mọi tầng lớp nhân dân và toàn quân đứng lên chiến đấu, tiêu diệt quân Thanh xâm lược, đánh đổ toàn bộ thế lực phản động nhà Lê. Lời kêu gọi đó đã thật sự động viên lực lượng của nhân dân, bất kỳ ở vùng tự do hay trong vùng tạm chiếm. Trái

lại, trong hàng ngũ kẻ thù bắt đầu có những lục dục, giữa bọn bù nhìn với quân Thanh có những mâu thuẫn, tuy đó chỉ là mâu thuẫn giữa tớ và chủ.

Về mặt chính trị, rõ ràng quân Thanh và bọn bù nhìn đang dần dần bị cô lập, hàng ngũ đang có những nứt rạn, lòng lẻo, dấu hiệu của sự tan vỡ hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quang Trung đối với lich sử dân tộc thế kỉ XVIII (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)