Củng cố quốc phòng và xây dựng quân đội

Một phần của tài liệu Vai trò của Quang Trung đối với lich sử dân tộc thế kỉ XVIII (Trang 35 - 36)

7. Bố cục dự kiến

3.2. Củng cố quốc phòng và xây dựng quân đội

Tuy đã dẹp xong thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nước, xây dựng và kiện toàn bộ máy chính quyền mới, nhưng tình hình xã hội dưới triều Tây Sơn vẫn chưa được bình ổn do những thế lực phong kiến phản động trong nước vẫn còn nhiều nguy cơ hồi phục, đặc biệt ở phía Nam, Nguyễn Ánh đã chiếm lại được Gia Định và đang tấn công Nguyễn Nhạc. Ở phía Bắc, quan hệ bang giao với nhà Thanh chỉ có thể duy trì được trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền nếu có được một lực lượng quốc phòng hùng hậu. Trước tình hình đó, Quang Trung không thể không chú ý nhiều hơn đến việc củng cố quốc phòng, xây dựng một đội quân hùng mạnh để trấn áp những thế lực chống đối bảo vệ chính quyền mới cũng như bảo vệ chủ quyền dân tộc.

“Quân đội của triều Quang Trung, biên chế như thế nào không được sử sách ghi lại. Đại Nam truyện Chính biên của Hoàng Lê nhất thống chí đều chép trong trận đánh quân Thanh vào cuối năm Mậu Thân (1788) và đầu năm Kỷ Dậu (1789), quân đội của Quang Trung được chia làm 5 doanh: Trung, Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Vốn trước quân ở hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam đã có sẵn 4 doanh: Tiền, Hậu. Tả Hữu. Khi đem quân đến Nghệ An (vào ngày 29 tháng Một năm Mậu Thân), Quang Trung lưu lại cho tuyển thêm tân binh ở đây đặt làm Trung quân cộng với số Thân quân ở Thuận Quảng gộp thành 5 doanh” (Trần Thị Vinh, 2017, 414). Sau khi định đặt quan chế, Quang Trung vẫn cho giữ nguyên 5 hiệu quân và cho đặt thêm 5 chế Tả bật. Hữu bật với các doanh hiệu như: Kiển Thanh, Thiên Cán, Thiên Trưởng. Thiên Sách, Hổ Bôn, Hổ Hầu, Thị Lân, Thị Loan... Ở thời kỳ này các chức võ quan cao cấp gồm có: Đại tổng quản, Đại tổng lý, Đại đô hộ, Đại đô đốc, Đô đốc, Nội hầu, Hộ giá, Kiểm điểm, Chỉ huy sứ, Đô ty, Đô úy, Trung úy, Vệ úy, Quân quân, chức trấn thủ đứng đầu mỗi trấn, chức võ phân suất đứng đầu mỗi huyện, cai quản và chỉ huy quân đội ở địa phương. Còn quân đội ở Bắc Thành, Quang Trung đã cử con là Quang Thủy quản lĩnh với chức Bắc Thành Tiết chế thủy bộ chư quân. Số lượng quân sĩ của triều Quang Trung đã lên tới hơn 10 vạn trong lần duyệt binh ở Nghệ An vào cuối năm 1788, chưa kể số tân binh mới tuyển hơn 1 vạn ở Nghệ An cùng số quân đội thường trực bảo vệ kinh thành Phú Xuân và đội quân do Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân đóng ở kinh thành Thăng Long khi trước. Về voi chiến cũng có đến vài trăm thói Đó là đội quân hùng mạnh có tinh thần chiến đấu rất kiên cường, đánh bại một cách nhanh chóng 29 vạn quân Thanh xâm lược, giành độc lập cho Tổ quốc.

Quân đội thường xuyên được tăng cường và củng cố. Khi dừng chân ở Nghệ An, Quang Trung đã cho tuyển thêm quân cứ 3 đinh lấy một suất lính được đến hơn một vạn

quân. Hai năm sau (1790), Quang Trung lại cho lập sổ đinh điền để căn cứ vào đó mà tuyển lính.

“Nhân đinh được chia làm 3 hạng: 9 - 17 tuổi: vi cập cách 18 - 55 tuổi: tráng hạng 56 - 60 tuổi: lão hạng

Trên 60 tuổi: lão nhiêu” (Trương Hữu Quýnh, 2008, tr. 427).

Tất cả trai tráng, không phân biệt sang hèn, xuất thân đều phải ghi tên vào sổ hộ. Để tránh tình trạng ẩn lậu, trốn tránh, Nhà nước phát thẻ tín bài trên khắc 4 chữ “Thiên hạ đại tín” cho mọi dân đinh, đi đâu đều phải mang theo vì có ghi họ tên, quê quán và điểm chỉ.

Quân đội thời Quang Trung gồm nhiều binh chủng như: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh và pháo binh. Thuyền chiến có nhiều loại, loại lớn chở được cả voi chiến hoặc sáu bảy trăm lính và hàng chục đại bác trên thuyền. Vũ khí gồm có súng, đại bác gắn vào thuyền hoặc đặt trên mình voi, có ống phun lửa lợi hại và những vũ khí thông thường khác như giáo mác, cung tên...

Trên cơ sở xây dựng lực lượng quân đội vững mạnh như vậy, Quang Trung mới có điều kiện thuận lợi để trấn áp những thể lực phản động còn đang âm mưu nổi dậy khắp nơi ở trong nước, bảo vệ chính quyền mới vừa xây dựng, đồng thời tiến hành tốt công tác đối ngoại khôn khéo với bên ngoài, nâng cao thêm địa vị của nước Đại Việt trong bối cảnh chính trị - xã hội đương thời.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quang Trung đối với lich sử dân tộc thế kỉ XVIII (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)