6. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần có các chủ trương, văn bản cụ thể về CVTDKHCN và có kế hoạch phổ biến đến các Ngân hàng cấp dưới thực hiện.
Ngân hàng Nhà nước có thể tạo nên một hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng cho hoạt động CVTDKHCN của các NHTM bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn một cách cụ thể về các loại hình sản phẩm - dịch vụ của hoạt động CVTDKHCN, các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với hoạt động CVTDKHCN.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra kiểm soát các NHTM và các tổ chức tín dụng khác nhằm sớm phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phòng ngừa những tổn thất... Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với các Ngân hàng thực hiện tốt cũng như đối với những Ngân hàng vi phạm luật.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động CVTDKHCN của các NHTM. Ngân hàng Nhà nước có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM khi cung cấp dịch vụ CVTDKHCN, có thể tạo ra mối quan hệ ràng buộc các NHTM cùng thúc đẩy hoạt động CVTDKHCN phát triển. Ngân hàng Nhà nước cần quản
95
lý thông tin về mạng lưới Ngân hàng chặt chẽ hơn, lập và yêu cầu các NHTM tham gia vào hệ thống thông tin này.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước còn có thể nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng trong lĩnh vực CVTDKHCN bằng các chương trình đào tạo cụ thể, những buổi hội thảo, trau dồi kinh nghiệm về lĩnh vực này giữa các NHTM với nhau hay có thể bằng nhiều hình thức khác như cử đi học tập nghiên cứu ở các nước có hoạt động CVTDKHCN phát triển.
Thứ năm, để có thể thuận lợi cho hoạt động chấm điểm cá nhân, Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu và thực hiện việc có số nhận diện cá nhân cho tất cả mọi người để mọi giao dịch cá nhân đều được tổng hợp qua số nhận diện đó, bên cạnh đó, thúc đẩy khuyến khích người dân sử dụng tài khoản Ngân hàng.
Thứ sáu, đối với các Ngân hàng có đủ điều kiện, NHNN có thể xem xét cho phép phát triển quy mô mạng lưới thông qua việc tăng số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch.
96
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, với nhiều cơ hội và thách thức đang chờ đón các doanh nghiệp ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau và ngành Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Bên cạnh các cơ hội phát triển thì các Ngân hàng cũng phải đối đầu với những thách thức lớn khi tham gia thị trường, buộc phải không ngừng hoàn thiện và đổi mới để phù hợp với sự phát triển. Phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và CVTDKHCN nói riêng chính là lĩnh vực tiềm năng mà các NHTM đã và đang khai thác triệt để. Với mục tiêu đặt ra là phát triển CVTDKHCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và đặc biệt thành phố Bắc Ninh nói riêng, luận văn đã đạt được những kết quả sau.
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đềlý luận cơ bản về CVTDKHCN, quy trình cho vay, các nhân tố đánh giá mức độ CVTDKHCN tại NHTM. Đồng thời chỉ ra các nhân tố tác động đến hoạt động CVTDKHCN tạo tiền đề nêu ra các giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra kinh nghiệm CVTDKHCN tại các CTTC ở Việt Nam cũng như một số Ngân hàng trên thế giới.
Thứ hai, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá thực trạng phát triển CVTDKHCN của Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh từ năm 2018- 2020, từ đó nêu ra những kết quả đạt được và tồn tại những hạn chế đồng thời tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục.
Thứ ba, đề ra các giải pháp có tính thực tiễn, bám sát vào tồn tại hiện có của Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh trong phát triển hoạt động CVTDKHCN, nhằm góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động này trong thời gian tới. Đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Agribank nhằm góp phần phát triển CVTDKHCN một cách an toàn, hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.
97
Em đã xây dựng một góc nhìn tổng quan, toàn diện về thực trạng và đánh giá mức độ CVTDKHCN của Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với hi vọng sẽ khắc phục được phần nào được tồn tại, góp phần hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển CVTDKHCN của chi nhánh trong thời gian tới.
Em xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn thầy giáo TS Vũ Xuân Dũng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định hướng trong quá trình hoàn thành Luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã cố gắng thu thập số liệu, đánh giá, phân tích và nêu ra các đề xuất tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh (2018, 2019, 2020), Báo cáo thường niên.
2. Agribank (2015), Quy chế cấp tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân.
3. Agribank (2014), Quyết định ban hành sản phẩm cho vay chứng minh tài chính đối với khách hàng cá nhân trong hệ thốngAgribank.
4. Agribank (2014), Quy định về giao dịch đảm bảo cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
5. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
6. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2005), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
7. Nguyễn Trí Giang (2019), Quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại.
8. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
9. Vũ Thị Lan (2019), Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Thành, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại.
10. Chử Tùng Lâm (2018), Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì, Luận văn Thạc sỹ Tài chính – ngân hàng, Đại học Thương mại.
11. Nguyễn Thị Minh (2015), Cho vay tiêu dùng: Xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 (07/2015).
13. Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 về các tổ chức tín dụng.
14. Trần Thị Thanh Tâm (2015), Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 (02/2015).