Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng điện tử điện lạnh kỹ thuật số của công ty cổ phần pico trên thị trường hà nội (Trang 35 - 72)

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu gốc chưa qua xử lý, do chúng ta tự tìm kiếm nhằm phục vụ những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Để thu thập những dữ liệu này, chúng ta sử dụng những phương pháp sau:

a)Phương pháp điều tra, khảo sát:

Đây là phương pháp được xây dựng nhằm mục đích thu thập thông tin thông qua xây dựng một danh mục các câu hỏi đã có sẵn câu trả lời liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số của công ty. Bước thứ hai là phát phiếu điều tra cho các đối tượng là nhân viên của Công ty và khách hàng của Công ty. Bước thứ ba là thu lại phiếu điều tra, các thông tin sẽ được tổng hợp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực trạng tiêu thụ của Công ty Cổ phần Pico trên thị trường Hà Nội.

Tuy nhiên, những thông tin thu thập được từ phương pháp này còn cứng nhắc chưa đầy đủ, vì thế để có thêm thông tin cần thiết, em đã sử dụng phương pháp:

b) Phương pháp phỏng vấn

Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn nội dung nghiên cứu. Thông tin thu được từ phương pháp này sẽ bổ sung và giải thích thêm những thông tin mà phương pháp điều tra trắc nghiệm thu được.

Là phương pháp xây dựng các câu hỏi phỏng vấn cho các đối tượng liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Qua quá trình phỏng vấn sẽ thu được những dữ liệu cần

đạo của doanh nghiệp. Các câu hỏi phỏng vấn phải hướng tới giải pháp đề xuất của Công ty trong tương lai về vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số của Công ty Pico trên thị trường Hà Nội.

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu nhằm đưa ra những ý kiến nhận xét đúng đắn về hoạt động kinh doanh của Công ty, không những thế có thể so sánh các kết quả đạt được của Công ty trong những năm qua, từ đó có hướng phát triển toàn diện hơn.

* Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Luận văn tiến hành thu thập thông tin qua các phiếu điều tra trắc nghiệm, sau đó tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu về tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. Bên cạnh đó, tiến hành thu thập các thông tin liên quan qua phiếu phỏng vấn để có thêm thông tin cụ thể hơn về tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty.Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số của công ty Cổ phần Pico trên thị trường Hà Nội.

* Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng ba phương pháp:

+ Phương pháp thống kê: Lập bảng thống kê số liệu về kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty với các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, chi phí… Qua đó thống kê và xử lý số liệu kết quả về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong 3 năm gần đây 2008-2010.

+ Phương pháp so sánh: Lập bảng so sánh số tương đối và số tuyệt đối các chỉ tiêu

liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong 3 năm 2008-2010. Từ đó phân tích mức độ tăng hay giảm giữa các năm, và chỉ ra nguyên nhân của sự tăng hay giảm đó.

+ Phương pháp quan sát tổng hợp

Đây là phương pháp dựa trên những quan sát tổng hợp của người điều tra. Những quan sát này có được trong quá trình tham gia vào công việc thực tế của công ty.

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến tiêu thụ mặt hàng điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số của Công ty Cổ phần Pico trên thị trường Hà Nội.

3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình tiêu thụ mặt hàng điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số của Công ty Cổ phần Pico trên thị trường Hà Nội.

3.2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Pico Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN PICO

Địa chỉ công ty: 229 Tây Sơn, ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội

Fax: 04.35575827

Wesite: http://www.pico.com.vn/ pico.vn

Khai trương ngày 01/07/2007, trung tâm mua sắm điện máy NaNo là một trong những siêu thị điện máy có quy mô hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Với tổng diện tích hơn 10.000m2 cùng hàng chục nghìn sản phẩm chính hãng được bày bán, Pico tại địa chỉ 76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội được đánh giá là một trong những trung tâm mua sắm chuyên nghành hàng điện tử lớn nhất không chỉ tại Việt Nam mà của cả khu vực Đông Nam Á.

Năm 2008 đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của pico khi siêu thị thứ 2 tại 35 Hai Bà Trưng- Hà Nội được khai trương, chính thức đưa Pico thành chuỗi hệ thống siêu thị điện máy quy mô hàng đầu tại Việt Nam.

Và với quy mô kinh doanh liên tục được mở rộng, Pico tiếp tục khai trương siêu thị thứ 3 tại địa chỉ 173 Xuân Thủy- Cầu Giấy- Hà Nội, nâng tổng diện tích sử dụng của cả 3 siêu thị lên đến 25.000m2, đồng thời giai đoạn này đánh dấu sự kiện Pico thay đổi logo mới và chính thức công bố hoạt động của Pico đã mở rộng thêm sang các lĩnh vực như: Nội thất du lịch, trung tâm thương mại…Trong đó, Trung Tâm Thương Mại Pico Mall tại 229 Tây Sơn( nằm trong tổ hợp văn phòng cao cấp và Trung Tâm Thương Mại MiPec) đã khai trương vào ngày 02/04/2011 với quy mô là 30.000m2 sàn và tổ hợp Trung Tâm Thương Mại và văn phòng cao cấp tại đường Cộng Hòa, TP.HCM với quy mô tổng diện tích xây dựng lên tới hơn 50.000m2 sàn…là những minh chứng cho sự vươn lên không ngừng của Pico.

Hệ thống siêu thị:

+ Siêu thị Pico 1: 76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội + Siêu thị Pico 2: 35 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội + Siêu thị Pico 3: 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Trung tâm chăm sóc khách hàng:

+ Địa chỉ: 76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội + Điện thoại: (04) 3557 5822/23 hoặc 19006699

Lĩnh vực kinh doanh:

Pico là nhà bán lẻ chuyên nghiệp các sản phẩm Điện tử- Điện lạnh- Viễn thông- IT- Kỹ thuật số- Gia dụng của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như Sony, Samsung, Panasonic, LG, JVC, Philips, Sharp, Sanyo, Electrolux, Fagor, Nokia, Motorola, Lenovo, HP, Acer…

Ngoài ra Pico còn mở rộng sang lĩnh vực khác như: Nội thất, du lịch, trung tâm thương mại…

Pico mong muốn xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, thân thiện và năng động hơn, hướng đến mục tiêu đáp ứng tốt những nhu cầu khác biệt của nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau trong xã hội với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty Cổ phần Pico CT HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC PTGĐ KINH DOANH PTGĐ HC PTGĐ TC CÁC TRUNG TÂM P. Marketing P. Kinh doanh Các quầy P. HC TTCSKH GDV KT bảo hành P. Điều phối Điều Phối Kho P. Kế toán P. chính sách P. IT P nhân sự

Theo cơ cấu này, Tổng giám đốc được sự giúp đỡ của phó tổng giám đốc kinh doanh, phó tổng giám đốc hành chính, phó tổng giám đốc tài chính và các trung tâm trong việc nghiên cứu, bàn bạc tìm giải pháp tối ưu cho hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời Tổng giám đốc phụ trách hoạt động của phòng IT và p hòng nhân sự. Tổ chức theo cơ cấu này vừa đảm bảo được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo được quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến từ trên xuống.

Cụ thể:

Phó tổng giám đốc kinh doanh quản lý hoạt động của phòng Marketing và phòng kinh doanh. Trong đó, phòng kinh doanh có trách nhiệm quản lý hoạt động bán hàng của các quầy.

Phó tổng giám đốc hành chính quản lý hoạt động của phòng hành chính,, trung tâm chăm sóc khách hàng và phòng điều phối.

Phó tổng giám đốc tài chính quản lý hoạt động của phòng kế toán và phòng chính sách

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Chủ tịch HĐQT: Là người có quyền quyết định cao nhất các vấn đề liên quan đến công ty.

- Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trước HĐQT về các vấn đề của công ty.

- Phó tổng giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trước tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của công ty.

- Phó tổng giám đốc hành chính: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trước tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến công việc hành chính của công ty.

- Phó tổng giám đốc tài chính: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trước tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến công việc tài chính của công ty.

- Phòng Marketing: Phụ trách về các vấn đề Marketing của công ty như: Truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, chương trình…

- Phòng kinh doanh: Phụ trách các vấn đề kinh doanh của công ty như: Nhập hàng, thúc đẩy bán hàng, thực hiện các kế hoạch kinh doanh mà công ty đã đề ra.

- Phòng hành chính: Phụ trách các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công ty.

- Phòng nhân sự: Phụ trách, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề như: Tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, cũng như các chế độ chính sách.

- Trung tâm chăm sóc khách hàng: Phụ trách các vấn đề hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trước, trong và sau quá trình mua hàng, các dịch vụ hậu mãi…

- Phòng điều phối: Phụ trách các vấn đề kho hàng và vận chuyển hàng hóa. - Phòng kế toán: Phụ trách các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty. - Phòng chính sách: Phụ trách các vấn đề liên quan đến chính sách bán hàng, mua hàng của các hãng đối với công ty và ngược lại, thông qua các phòng kinh doanh và phòng kế toán.

- Phòng IT: Phụ trách các vấn đề đảm bảo an toàn thông tin trong công ty như phần mềm và mạng

Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008-2010

Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cần phải xem xét đánh giá trên nhiều chỉ tiêu, song có một số chỉ tiêu quan trọng như: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy rõ sự thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm từ 2008 - 2010. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đều có xu hướng tăng lên trong mấy năm gần đây.

* Về doanh thu: Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2009 doanh thu thuần đạt 401570,4 trđ tăng 49226,4 trđ, tương ứng tăng 13,97% so với năm 2008. Năm 2010 doanh thu thuần đạt 479607,6 trđ tăng 78037,2 trđ, tương ứng tăng 19,43% so với năm 2009. Để đạt được kết quả kinh doanh này Công ty đã có những biện pháp hợp lý để khắc phục những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008.

Giá vốn hàng bán năm 2009 là 311251,2 trđ tăng 38575,2 trđ, tương ứng tăng 14,15% so với năm 2008. Năm 2010 giá vốn hàng bán là 372344,4 trđ tăng 61093,2 trđ, tương ứng tăng 19,63% so với năm 2009. Nguyên nhân chính của việc giá vốn hàng bán tăng là do doanh thu tăng, hàng bán ra nhiều đồng nghĩa với việc tăng chi phí nhập hàng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2008 là 204 trđ; năm 2009 là 223,2 trđ tăng 19,2 trđ, tương ứng tăng 9,41% so với năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 207,6 trđ giảm 15,6 trđ, tương ứng giảm 6,99% so với năm 2009.

Về chi phí: Kết quả kinh doanh không chỉ thể hiện ở doanh thu mà vấn đề quản lý chi phí cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chi phí của một Công ty bao gồm: chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập, chi phí khác. Nếu công tác quản lý chi phí tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí từ đó tăng lợi nhuận, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều đáng lưu ý là không phải trong trường hợp nào giảm chi phí cũng là tốt, mà có những trường hợp tăng chi phí lại là cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế Công ty cần có biện pháp giảm chi phí một cách phù hợp nhất. Nhìn chung chi phí bán hàng và chi phí hoạt động tài chính đều tăng trong 3 năm. Cụ thể: chi phí bán hàng năm 2009 là 12 724,8 trđ tăng 3577,2 trđ, tương ứng tăng 39,11% so với năm 2008; năm 2010 là 13923,6 trđ tăng 1198,8 trđ, tương ứng tăng 9,42% so với năm 2009. Do khủng hoảng kinh tế làm cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp nhiều khó khăn, vì vậy để hoạt động SXKD diễn ra bình thường Công ty đã tăng chi phí bán hàng và chi phí hoạt động tài chính. Chi phí bán hàng tăng là do Công ty tiến hành một loạt các hoạt động chào hàng, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, khuyến mại rất lớn nhằm kích cầu. Chi phí quản lý doanh nghiệp có

chút biến động: Năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4023,6 trđ, tương ứng tăng 78,43% so với năm 2008; năm 2010 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 729,6 trđ, tương ứng giảm 7,97%. Nguyên nhân chính là do năm 2009 Công ty phải đương đầu với cuộc hậu khủng hoảng nên đã đầu tư nhiều cho cán bộ làm ở công tác quản lý, vì những người chủ chốt trong Công ty có đứng vững thì doanh nghiệp mới hoạt động tốt được. Năm 2010 hoạt động kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định nên Công ty đã giảm chi phí quản lý doanh nghiệp không cần thiết.

* Về lợi nhuận: Lợi nhuận năm sau tăng so với năm trước, nhưng mức tăng còn chưa cao. Năm 2009 nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 32096,736 trđ tăng 1509,408 trđ, tương ứng tăng 4,93% so với năm 2008. Sang năm 2010 mức lợi nhuận tiếp tục tăng 1650,24 trđ so với năm 2009 tương ứng tăng 5,14%.

Qua phân tích trên có thể thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một phát triển, đây là một dấu hiệu tốt cho Công ty Cổ phần Pico. Công ty cần có những chiến lược kinh doanh đúng đắn trong những năm tới để hiệu quả kinh doanh được cao hơn.

3.2.1.2 Đánh giá tổng quan tình hình tiêu thụ mặt hàng điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số của Công ty Cổ phần Pico trên thị trường Hà Nội qua 3 năm 2008 – 2010.

Qua bảng đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Pico trong 3 năm 2008, 2009, 2010, ta thấy được doanh thu tiêu thụ của mặt hàng điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số trong tổng doanh thu của Công ty và thấy được sự tăng trưởng của mặt hàng điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số so với sự tăng trưởng của Công ty. Hiện nay, trên thị trường Hà Nội nhu cầu tiêu dùng của người dân về các sản phẩm điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số ngày càng tăng.

Xét về tỷ trọng ta thấy doanh thu của mặt hàng điện tử - điện lạnh - kỹ thuật số chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Doanh thu đều tăng qua các năm, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty năm sau hiệu quả hơn năm

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng điện tử điện lạnh kỹ thuật số của công ty cổ phần pico trên thị trường hà nội (Trang 35 - 72)