Dự báo về thị trường Liên bang Nga trong thời gian tới

Một phần của tài liệu 1. FTU-Tran Huy Duc-KTQT-Luan an tien si (Trang 107 - 110)

3.1. Triển vọng về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường

3.1.1. Dự báo về thị trường Liên bang Nga trong thời gian tới

3.1.1.1. Dự báo về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga

a) Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế của Liên bang Nga trong thời gian tới

Do tính chất chính trị tương đối đặc thù của mình mà mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây luôn ở trạng thái căng thẳng và gần như đối lập nhau. Trong những năm qua, mặc dù vị thế và tầm ảnh hưởng trở nên ngày càng mạnh mẽ của mình trên trường quốc tế tuy nhiên, trong ngắn hạn, Liên bang Nga sẽ tiếp tục có những xung đột chính trị và chịu ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận từ Hoa Kỳ, các nước đồng minh và Liên minh châu Âu. Song song với đó, Liên bang Nga sẽ tìm cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Trong dài hạn, dự kiến quan hệ giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ sẽ có những chuyển biến tích cực hơn, tạo điều kiện để phục hồi kinh tế, thương mại.

b) Sự phát triển của nền kinh tế Liên bang Nga: Năm 2020 là một năm đầy

biến động của nền kinh tế thế giới do những tác động từ dịch bệnh Covid-19. Kim ngạch xuất nhập khẩu của hầu hết quốc gia đều có sự giảm mạnh do những biện pháp đóng cửa tạm thời nền kinh tế để chống dịch. Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng bị đứt gãy và hàng loạt các cơng ty, tập đồn thua lỗ hay đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, trong năm 2020, kinh tế Nga vẫn có sự phát triển đáng kể khi Nga đã vươn từ vị trí thứ bảy lên thứ hai trong bảng xếp hạng các nền kinh tế mới nổi của tờ tạp chí Bloomberg. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga cũng đã được các chuyên gia Ngân hàng Thế giới lưu ý: Trong bảng xếp hạng Doing Business, Nga đã vươn từ vị trí thứ 35 lên 31 trong một năm. Năm 2012, vị trí của Nga trong bảng xếp hạng này là đứng thứ 120. Cũng theo tính tốn của WB, nếu xét về quy mô GDP, Nga đã tiến gần hơn tới nhóm 10 quốc gia hàng đầu thế giới, vượt qua Hàn Quốc và đứng thứ 11. Sự phát

triển của nền kinh tế Liên bang thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

c) Chính sách kinh tế, thương mại của Liên bang Nga thời gian tới: Trên cơ

sở phân tích thực trạng quan hệ kinh tế giữa Liên bang Nga và một số quốc gia khu vực Biển Đông cũng như với ASEAN, đồng thời xem xét những xu hướng trong quan hệ kinh tế giữa Nga và khu vực này, dưới đây là một số nhận định về chính sách kinh tế của Liên bang Nga ở khu vực Biển Đơng.

Thứ nhất, chính sách kinh tế của Liên bang Nga ở khu vực Biển Đơng gắn liền với chính sách hướng Đông của quốc gia này và dần coi quan hệ thương mại, đầu tư với các quốc gia khu vực Biển Đông và ASEAN là đối tác thương mại quan trọng, nhất là những hợp tác trong lĩnh vực Nga là thế mạnh như hợp tác về dầu khí, năng lượng, các ngành cơng nghiệp khai khống, cơng nghiệp quốc phịng. Bên cạnh đó, quan hệ trong lĩnh vực nơng nghiệp và thực phẩm chế biến cũng dần được phát triển do những khan hiếm về thực phẩm ở thị trường Liên bang Nga;

Thứ hai, Liên bang Nga vẫn tập trung vào quan hệ kinh tế với với Trung Quốc và Việt Nam như là hai thị trường chủ chốt trong khu vực. Chính sách kinh tế của Nga ở khu vực này có sự phân chia khá rõ nét khi vẫn coi Trung Quốc là đối tác chủ yếu do nhu cầu nguồn vốn, công nghệ rất lớn của Nga cũng như việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của cả hai nước. Đối với Việt Nam, chính sách kinh tế của Nga coi Việt Nam là bạn hàng truyền thống trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng và cơng nghiệp quốc phịng. Bên cạnh đó, Nga coi Việt Nam là cửa ngõ để tham gia vào thị trường Đơng Nam Á. Chính vì thế, trong tương lai, chính sách kinh tế của Nga với Việt Nam sẽ mở rộng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu hội nhập này.

Thứ ba, trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, chính sách kinh tế của Nga ln nỗ lực tách bạch kinh tế và an ninh, chính trị. Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế với Việt Nam, Nga ln có chính sách lựa chọn những lĩnh vực hợp tác kinh tế được coi là nhạy cảm hơn để qua đó có thể phần nào giúp Việt Nam củng cố tiềm lực quốc phòng, giảm lệ thuộc vào năng lượng, tác động an ninh từ Trung Quốc cũng như khẳng định chủ quyền trong những tranh chấp ở Biển Đông dù rằng trong mọi tuyên

bố Nga luôn khẳng định Nga chỉ quan tâm đến các lợi ích kinh tế và việc thỏa thuận khai tác mỏ khí tại hai lơ 05.2 và 05.3 trên Biển Đơng là một ví dụ.

d) Mức độ cạnh tranh quốc tế: Ở thời điểm hiện tại, Liên minh kinh tế Á-Âu

đang tích cực đẩy mạnh, mở rộng đàm phán, ký kết FTA với các quốc gia khác, trong đó ngồi Việt Nam đã ký kết FTA với các quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Iran, Cu Ba và đang tiếp tục đàm phán FTA với 14 quốc gia khác. Trong thời gian tới, sức ép từ các quốc gia là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong các hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào Liên bang Nga sẽ liên tục gia tăng, đặt ra những thách thức không nhỏ cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

3.1.1.2. Dự báo nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của thị trường Liên bang Nga

Nga vốn là thị trường truyền thống của hàng hóa Việt Nam và “dễ tính” trong khâu tuyển chọn mẫu mã, chất lượng so với nhiều nước châu Âu và các doanh nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ ưu thế này. Trong bối cảnh tình hình Mỹ và Liên minh Châu Âu áp dụng các lệnh cấm vận toàn phần đối với Liên bang Nga, thị trường này đang rất cần các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thủy hải sản, bánh kẹo, cà phê, rau củ quả và các mặt hàng như dụng cụ y tế, quần áo, giày dép, chăn màn, đồ gỗ… Mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga hàng năm không ngừng tăng nhưng nhu cầu từ phía Nga đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn rất lớn.

Với thị trường tiêu dùng và bán lẻ rộng lớn, đa dạng hàng hóa nhập khẩu, các chuyên gia vẫn đánh giá thị trường Liên bang Nga là “mảnh đất” đầy tiềm năng cho các mặt hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam.

Năm 2019, Nga nhập khẩu trên 5 tỷ USD trái cây tươi; từ 1,3-1,5 tỷ USD sản phẩm chế biến từ rau, quả, hạt các loại; trên 2 tỷ USD thịt các loại; trên 2,4 tỷ USD hàng thủy sản các loại. Nhiều hàng hóa của Việt Nam được người dân Nga ưa chuộng, đặc biệt là đồ gỗ, nơng sản (trái cây có múi và cà phê). Rau, quả là nhóm hàng khá tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nga do đây là xứ lạnh, có nhu cầu ngày càng tăng về rau, quả nhiệt đới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng rau, quả sang thị trường Nga đạt 8,2 triệu USD, tăng 246,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, rau, quả chế biến đạt 6,7 triệu USD, tăng 293,5% so với cùng kỳ năm 2019. Với vị trí địa lý xa, thời gian vận chuyển dài,

việc xuất khẩu rau, quả chế biến sang thị trường này là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp.

Việt Nam là nước cung cấp hàng đầu mặt hàng cà phê vào Nga năm 2019, đạt 154,3 triệu USD, giảm 15,9% so với năm 2018, chiếm 24,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Nga, so với 31% năm 2018. Với khoảng cách vị trí địa lý làm tăng chi phí xuất khẩu, cùng phương thức thanh tốn chưa thuận lợi, cà phê Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với cà phê của Braxin, Italia, Đức… do những nước này đang tăng cường xuất khẩu sang thị trường Nga.

Một phần của tài liệu 1. FTU-Tran Huy Duc-KTQT-Luan an tien si (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w