Giảm thiệt hại từ các thảmhọa tự nhiên

Một phần của tài liệu wmo_1126_vn (Trang 25 - 26)

C nếu các hoạt động công nghiệp “diễn ra như bình thường”.

Giảm thiệt hại từ các thảmhọa tự nhiên

Mối nguy hiểm tự nhiên bao gồm bão nhiệt đới, bão mạnh, vòi rồng, lũ, hạn hán, nước biển dâng, sạt lở đất, lũ bùn, tuyết lở, cháy và bão cát.

Hàng năm, các thảm họa do các mối nguy hiểm về thời tiết, khí hậu và nước gây thiệt hại đáng kể về người và kéo lùi sự phát triển kinh tế và xã hội nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỉ. Từ năm 1970 đến 2009, đã có 7870 thảm họa, 1.86 triệu người chết và thiệt hại kinh tế 1.9 nghìn tỉ đô la Mỹ.

Thiệt hại về người và vật chất do thảm họa thiên nhiên là cản trở chính đối với phát triển bền vững của các quốc gia đang phát triển, nơi những tác động kinh tế thường rất nặng nề. Sự phá hủy hạ tầng giao thông và nông nghiệp có tác động ghê ghớm đối với nền kinh tế địa phương và quốc gia. Trong thập kỉ vừa qua, các nước đang phát triển đã gánh chịu các tác động kinh tế của thảm họa thiên nhiên nhiều hơn so với các nước phát triển. Hậu quả của những thảm họa này còn kéo dài sau khi chúng xuất hiện.

Hệ thống cảnh bảo sớm các mối nguy hiểm, điều phối bởi WMO, cung cấp những thông tin thời tiết và khí hậu thiết yếu với các công nghệ hiện đại nhất. Các quan trắc và dự báo từ thủy văn cũng góp phần cho tính hiệu quả của hệ thống này.

Dự báo viên xác định mối nguy hiểm tự nhiên từ giai đoạn sớm và giám sát quá trình diễn biến của chúng. Sử dụng số liệu bề mặt và vệ tinh, các mô hình máy tính và kiến thức về điều kiện khí hậu, thời tiết địa phương, họ sẽ dự báo được sự phát triển của chúng. Thông tin này sau đó được chia sẻ với các nhà cơn quan chức năng về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai quốc gia cũng như địa phương và các phương tiện truyền thông. Cảnh báo do các cơ quan chức năng đưa đến cho những đối tượng chịu ảnh hưởng sẽ giúp họ lưu ý đến an toàn tính mạng và tài sản.

Nhờ có ngày càng nhiều những dữ liệu thời gian thực, sự truyền phát những bản tin dự báo chính xác và nhận thức của các chính phủ và giới truyền thông về tầm quan trọng của các bản tin dự báo mà rất nhiều tính mạng đã được an toàn, giảm phá huỷ và thiệt hại mỗi năm.

PET T E R M IE S S E N /M U N IC H R E | S U P R IS U P R I/ R E U T E R S

Những thông tin lịch sử của từng vùng về số người chết và thiệt hại có thể được dùng để ước lượng những mối nguy hiểm trước khi thảm họa thiên nhiên tiếp theo diễn ra. Nó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhằm giảm những tác động tiềm ẩn, ví dụ, đầu tư vào các hệ thống cảnh báo sớm, trang bị thêm những hạ tầng thiết yếu hay tăng cường các tiêu chuẩn xây dựng cho các công trình mới. Những thông tin về những tác động trong quá khứ có thể được dùng để đánh giá khả năng phục hồi của một cộng đồng dân cư.

Dự báo viên cung cấp những dự báo và cảnh báo về cường độ và quỹ đạo bão để các hoạt động ứng phó nhằm giảm thiểu sự phá hủy và thiệt hại về người.

Trên toàn thế giới, lũ lụt là mối nguy hiểm liên quan đến thời tiết có sức phá hủy lớn nhất.

Một phần ba dân số thế giới bị đe dọa bởi tác động của xa mạc hóa.

Trong siêu bão, tốc độ gió bề mặt có thể hơn 200 km/giờ.

Bề mặt biển gần bão nhiệt đới có thể dâng cao 3 – 4 mét.

Không quốc gia nào tránh đƣợc thảm họa thiên nhiên. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu wmo_1126_vn (Trang 25 - 26)