địa phương
Chia sẻ về định hướng của Trường, thầy Trần Công Chánh cho biết, nâng cao chất lượng đào tạo là ưu tiên hàng đầu của Trường hiện nay. Trong năm 2021 Trường đã tổ chức tự đánh giá đảm bảo chất lượng nghề nghiệp và trong 2022 sẽ mời tổ chức đánh giá độc lập về đánh giá. Đồng thời, Trường đang xây dựng phương án để chuẩn bị đột phá cho giai đoạn phát triển mới: chuyển sang thực hiện kinh tế tự chủ vào năm 2025. Đồng thời, tới đây, mọi hoạt động từ dạy học, phục vụ học sinh cho đến quản lý tài chính, cơ sở vật chất… đều phải theo quy trình quản lý chất lượng.
Về hoạt động đào tạo, dựa trên 5 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh, Nhà trường đã thành lập thêm Khoa văn hoá du lịch (đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực ẩm thực, du lịch, nhà hàng khách sạn, lữ hành), xây dựng ngành trọng điểm quốc gia là ngành Nuôi trồng thuỷ sản và nâng cấp ngành kế toán lên thành ngành trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN. Ba ngành này cùng với các ngành khác sẽ góp phần đắc lực cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho tỉnh trong chiến lược 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội. n
Ông có thể cho biết tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của VNPt Bạc Liêu trong năm 2021 vừa qua?
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và Bạc Liêu nói riêng trong năm 2021 gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 bùng phát khó kiểm soát hơn nhiều lần so với năm 2020. Chính sách giãn cách xã hội được áp dụng trên diện rộng với thời gian dài (2-3 tháng) khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị đình trệ, ảnh hưởng đến nền kinh tế của tỉnh nói chung và VNPT Bạc Liêu nói
riêng. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn đó, toàn thể CBCNV của VNPT Bạc Liêu đã không ngừng nỗ lực, đoàn kết cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị do Tập đoàn giao cho. Cụ thể, lợi nhuận đạt 106,5% so với năm 2020; nộp ngân sách nhà nước hơn 30 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch; đảm bảo 100% việc làm và thu nhập ổn định ở mức khá cho người lao động trong mặt bằng chung các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đặc biệt, VNPT Bạc Liêu khẳng định vai trò trụ cột, tiên phong, dẫn dắt trong chuyển đổi số tại địa phương, tích cực tham gia các chương trình xây dựng Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số như triển khai dự án trục liên thông văn bản kết nối Bạc Liêu với cả nước, hệ thống báo cáo kinh tế xã hội liên thông 4 cấp từ cấp xã đến huyện, tỉnh và trung ương,...
trong hoàn cảnh địa phương căng mình chống dịch, là một doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, VNPt Bạc Liêu đã đồng hành như thế nào?
Dù gặp khó khăn, VNPT cũng nỗ lực và trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong đồng hành cùng chính quyền địa phương và người dân đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, quan tâm thực hiện công tác an sinh xã hội với tổng nguồn lực triển khai trên 2 tỷ đồng. Trong đó, góp 100 triệu đồng vào Quỹ vaccine phòng chống Covid- 19 tại tỉnh, các hoạt động hỗ trợ người lao động và ủng hộ phòng chống dịch tại các huyện, thị xã, thành phố; vận động cán bộ nhân viên đóng góp và tặng 2.000 máy tính bảng theo chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, cùng 12.000 sim điện thoại 4G giúp các em học sinh nghèo, khó khăn trong tỉnh có điều kiện học tập trực tuyến trong mùa dịch.
Xin ông cho biết những nỗ lực trong chuyển đổi số của VNPt Bạc Liêu và những kết quả tích cực đã mang lại?
VNPT Bạc Liêu là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Viễn thông (VT) - Công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu trong tỉnh, VNPT Bạc Liêu đóng vai trò chủ chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bằng việc tham gia công tác chuyển đổi và số hóa nền kinh tế của tỉnh nhà.