Trồng cây che phủ đất

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 25)

Trồng cây che phủ đất họ cỏ hay bộ đậu hai hay ba năm một lần có thể là kỹ thuật cần thiết cho sự quản lý bền vững tài nguyên đất và nước. Cây che phủ đất mang lại nhiều lợi ích cho việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên (ví dụ, phục hồi độ phì, kiểm soát cỏ dại, tránh gieo lại và di chuyễn trên đất canh tác, bảo tồn nước mưa, và giảm chi phí năng lượng). Ngoài ra, cây che phủ đất giúp kiểm soát dịch hại, cải thiện tính chất vật lý của đất và độ thấm nước của đất và giảm xói mòn đất.

Cây che phủ đất đã được sử dụng từ lâu trong vùng nhiệt đới cho việc bảo tồn đất và nước, đặc biệt là trong các đồn điền hoa màu trên đất dốc. Ngoài sự gia tăng độ phì của đất, cây che phủ đất cũng cải thiện cấu trúc của đất và gia tăng tỷ lệ khoảng trống lớn. Tuy nhiên, lợi ích chính của cây che phủ đất là kiểm soát xói mòn. Một phạm vi rộng của các loài cây che phủ đất có thể được sử dụng để bảo tồn đất và nước trong vùng nhiệt đới ẩm . Hiện có một phạm vi rộng các loài và giống cây trồng thích hợp có thể lựa chọn để làm cây che phủ đất. Sự lựa chọn một loài cây che phủ đất thích hợp cho các loại đất và các vùng sinh thái khác nhau phụ thuộc vào nhiều yéu tố, bao gồm:

 Sự dễ dàng và tính kinh tế của việc thiết lập, bao gồm sự có sẳn của nguồn hạt giống;

 Khả năng tạo một lớp che phủ và sinh trưởng nhanh trong mùa bất lợi;  Cố định N thay vì tiêu thụ N;

 Có hệ thống rễ sâu và tiêu thụ nước ít;  Có giá trị làm thức ăn gia súc;

 Ít có khả năng trở thành ký chủ thay thế cho dịch hại và bảo vệ động vật hoang dã;

 Chiều cao tán thấp;  Khả năng đàn áp cỏ dại

 Thời gian sinh trưởng (nghĩa là, đa niên đối chiếu với cây hằng năm);  Chịu bóng và dễ quản lý để trồng một hoa màu lương thực với phương

thức canh tác bảo tồn.

4.2. Ứng dụng kĩ thuật hạt nhân để chống xói mòn đất

Theo viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền nam thì kĩ thuật hạt nhân là phương pháp đo xói mòn để biết chính xác xói mòn của từng vùng và đề ra giải pháp thích hợp để giảm thiệt hại.

Thông qua đồng vị phóng xạ rơi lắng và phân tích các đồng vị phóng xạ bền chỉ báo phức hợp Đồng vị phóng xạ rơi lắng (Fallout radionuclides - FRNs) được khởi đầu từ các vụ thử vũ khí hạt nhân và bị phân tán trên diện rộng. Chúng lơ lửng trong khí quyển và bị lắng lại trên bề mặt đất sau các trận mưa. FRNs có thể giúp các nhà khoa học nhận diện được những thay đổi về tốc độ và kiểu phân bố lại đất ở các lưu vực lớn, qua đó đánh giá hiệu quả các biện pháp bảo tồn đất trong kiểm soát xói mòn đất. FRNs có thể được đo tương đối dễ dàng và không cần phá mẫu bằng cách sử dụng phổ kế gamma phân giải cao.

Kỹ thuật đồng vị bền chỉ báo phức hợp (Compound specific stable isotope - CSSI) thường được sử dụng để nhận biết nơi có đất bị xói mòn bởi CSSI là dành riêng cho những loại cây khác nhau. Bằng việc nghiên cứu bổ cập CSSI (make up CSSI) của đất bị xói mòn, các nhà khoa học có thể truy tìm lại nguyên gốc của nó.

Việc kết hợp cả hai cách tiếp cận này sẽ đem lại sự liên hệ giữa đất trầm tích trong lưu vực và nguồn xói mòn của nó. Phương pháp này đang được ứng

dụng rộng rãi ở Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Cải thiện chất lượng đất giảm diện tích đất trồng cà phê ở Việt Nam, khu vực Mỹ LaTinh,….

4.3. Đánh giá xói mòn đất

Đất bị xói mòn là hậu quả của một loạt các quá trình sinh hóa và kinh tế - xã hội, vì vậy, rất khó để đánh giá mức độ suy thoái đất nếu chỉ dựa vào một vài biện pháp đo lường đơn giản. Do đó, khi đánh giá lương đất bị mất đi do xói mòn cần phải dựa trên các yếu tố sau:

- Thời gian có ý nghĩa nhất đói với đất sử dụng (ví dụ: nên xác định xói mòn trong các mùa vụ đặc thù ).

- Lợi ích của người sử dụng đất (Ví dụ: xói mòn ảnh hưởng đến năng xuất mùa vụ ).

- Chỉ số và chỉ thị dùng để xác đinh phải đơn giản

- Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tùy theo từng loại đất và hình thức canh tác mà có thể xác định được các loại xói mòn thường xảy ra.

KẾT LUẬN

Vấn đề suy thoái tài nguyên đất đang là một vấn đề rất cấp bách có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và các sinh vật. Đứng trước những thách thức suy thoái đất làm giảm diện tích canh tác, Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích cải tạo và sử dụng tài nguyên đất hợp lý sao cho bền vững, lâu dài.Vì vậy, chúng ta phải quản lý và sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm bền vững để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai của nhân loại.

Chúng ta cần thường xuyên thẩm định, đánh giá và thống kê hiện trạng tài nguyên đất để biết được những ảnh hưởng của chúng ta đến môi trường đất như thế nào từ đó tìm ra những biện pháp thiết thực để sử dụng hợp lý, hạn chế suy thoái đất và cải tạo những vùng đất đã và đang bị thoái hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ môn khoa học đất - trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2006. Giáo trình thổ nhưỡng học, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

2. Hoàng Hữu Cải, năm 2008. Quản lý nước chảy mặt và kiểm soát xói mòn, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

3. Hoàng Thái Long, 2007. Giáo trình Hóa học Môi trường, NXB Huế. 4. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000. Sinh thái môi trường ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

5. Nguyễn Mười, Trần Văn Chính, Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa, Phạm Thanh Nga, Đào Châu Thu, 2000, Thổ nhưỡng học, NXB Nông Nghiệp. 6. PGS. TS. Đào Châu Thu, 2006. Bài giảng Thoái hóa và phục hồi đất. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Bền vững, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. PGS.TS.Thái Thành Lượm, GS TSKH Lê Huy Bá, Ths.Nguyễn Thị Kiều Diễm, 2011. Xử lý, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường đất. NXB Đại Học Công Nghiệp TPHCM.

8. PGS. TS. Võ Đại Hải (1996), Xử dụng mô hình Wischmeier W.H-Smith D.D trong nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam. Thông tin khoa học kỷ thuật lâm nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam số 1/1996, 13-15.

9. Phạm Hùng, Võ Lê Phú, Lê Văn Trung, 2017. Thành lập bản đồ xói mòn đất tại lưu vực sông Đa Dâng – tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ - tập 20, số M2 – 2017.

10. TCVN 5299:2009, Chất lượng đất – Phương pháp xác định mức độ xói mòn do mưa.

Tài liệu Tiếng Anh

1. On IAEA, 2015. Viet Nam Tackles Soil Erosion with nuclear Techniques,

https://bit.ly/2Q1LRkQ.

2. Queenland Governmant, 2015. Preventing and managing erosion. Online at https://bit.ly/2PzD10M

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 25)