Đất bị xói mòn là hậu quả của một loạt các quá trình sinh hóa và kinh tế - xã hội, vì vậy, rất khó để đánh giá mức độ suy thoái đất nếu chỉ dựa vào một vài biện pháp đo lường đơn giản. Do đó, khi đánh giá lương đất bị mất đi do xói mòn cần phải dựa trên các yếu tố sau:
- Thời gian có ý nghĩa nhất đói với đất sử dụng (ví dụ: nên xác định xói mòn trong các mùa vụ đặc thù ).
- Lợi ích của người sử dụng đất (Ví dụ: xói mòn ảnh hưởng đến năng xuất mùa vụ ).
- Chỉ số và chỉ thị dùng để xác đinh phải đơn giản
- Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tùy theo từng loại đất và hình thức canh tác mà có thể xác định được các loại xói mòn thường xảy ra.
KẾT LUẬN
Vấn đề suy thoái tài nguyên đất đang là một vấn đề rất cấp bách có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và các sinh vật. Đứng trước những thách thức suy thoái đất làm giảm diện tích canh tác, Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích cải tạo và sử dụng tài nguyên đất hợp lý sao cho bền vững, lâu dài.Vì vậy, chúng ta phải quản lý và sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm bền vững để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai của nhân loại.
Chúng ta cần thường xuyên thẩm định, đánh giá và thống kê hiện trạng tài nguyên đất để biết được những ảnh hưởng của chúng ta đến môi trường đất như thế nào từ đó tìm ra những biện pháp thiết thực để sử dụng hợp lý, hạn chế suy thoái đất và cải tạo những vùng đất đã và đang bị thoái hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ môn khoa học đất - trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2006. Giáo trình thổ nhưỡng học, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
2. Hoàng Hữu Cải, năm 2008. Quản lý nước chảy mặt và kiểm soát xói mòn, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Thái Long, 2007. Giáo trình Hóa học Môi trường, NXB Huế. 4. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000. Sinh thái môi trường ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
5. Nguyễn Mười, Trần Văn Chính, Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa, Phạm Thanh Nga, Đào Châu Thu, 2000, Thổ nhưỡng học, NXB Nông Nghiệp. 6. PGS. TS. Đào Châu Thu, 2006. Bài giảng Thoái hóa và phục hồi đất. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Bền vững, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. PGS.TS.Thái Thành Lượm, GS TSKH Lê Huy Bá, Ths.Nguyễn Thị Kiều Diễm, 2011. Xử lý, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường đất. NXB Đại Học Công Nghiệp TPHCM.
8. PGS. TS. Võ Đại Hải (1996), Xử dụng mô hình Wischmeier W.H-Smith D.D trong nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam. Thông tin khoa học kỷ thuật lâm nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam số 1/1996, 13-15.
9. Phạm Hùng, Võ Lê Phú, Lê Văn Trung, 2017. Thành lập bản đồ xói mòn đất tại lưu vực sông Đa Dâng – tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ - tập 20, số M2 – 2017.
10. TCVN 5299:2009, Chất lượng đất – Phương pháp xác định mức độ xói mòn do mưa.
Tài liệu Tiếng Anh
1. On IAEA, 2015. Viet Nam Tackles Soil Erosion with nuclear Techniques,
https://bit.ly/2Q1LRkQ.
2. Queenland Governmant, 2015. Preventing and managing erosion. Online at https://bit.ly/2PzD10M