Về nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025

Một phần của tài liệu Luan van một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử áp dụng tại PVcomBank (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn:

3.1.3 Về nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025

 Tăng cường công tác chỉ đạo tập trung, thống nhất việc xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình, các đề án, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin bảo đảm sự thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật cơng nghệ, lộ trình phát triển, đáp ứng u cầu liên kết hệ thống trong toàn ngành; phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chủ trì, bảo đảm tính đồng bộ giữa yêu cầu nghiệp vụ kỹ thuật nhằm đạt mục tiêu, chất lượng và hiệu quả của các dự án, đề án lĩnh vực cơng nghệ thơng tin.

 Tích cực triển khai mạnh các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin đối với tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng trong tồn ngành theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa để sớm mang lại hiệu quả, phục vụ nền kinh tế đang phát triển nhanh.

 Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý quy định trong các nghiệp vụ Ngân hàng, đặc biệt chú ý đến các nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến công nghệ thông tin sao cho phù hợp với Luật giao dịch điện tử, nghị định giao dịch Ngân hàng điện tử trong hoạt động Ngân hàng, để có đủ cơ sở pháp lý hồn chỉnh, làm nền tảng để ứng dụng nhanh công nghệ thông tin trong hoạt động Ngân hàng.  Phát huy tối đa nguồn lực còn người, lấy con ngưới làm trung tâm cho động lực phát triển hệ thống ngân hàng. Con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển hệ thống ngân hàng ổn định và bến vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống.Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên làm công nghệ thông tin Ngân hàng đủ năng lực thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, đủ khả năng, trình độ thiết kế sản xuất những gói phần mềm chuyên dụng cho hoạt động Ngân hàng, bảo đảm chất lượng và an toàn. Thường xuyên phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ Ngân hàng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

cơng nghệ mới từng bước chuẩn hóa về trình độ cơng nghệ thơng tin đối với cán bộ Ngân hàng.

 Phải coi trọng cơng tác tun truyền, quảng bá trong tồn xã hội hiểu biết và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng và ở tất cả các cấp của Ngân hàng và toàn xã hội.

 Ưu tiên đầu tư vốn cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là đối với các Ngân hàng nhỏ, đang cịn lạc hậu về cơng nghệ, có hệ thống qua các giải pháp; chủ động tìm nguồn vốn phát triển cơng nghệ cho chính mình, hoặc liên kết, hợp tác với các Ngân hàng có trình độ cơng nghệ cao hơn; tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án công nghệ thông tin từ các nguồn tài trợ trong nước và Quốc tế.

 Phát triển ổn định và bền vững hệ thống ngân hàng là yêu cầu xuyên suốt chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược ngân hàng

 Phát triển ổn định và bên vững của hệ thống ngân hàng là nền tảng quan trọng đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội, bởi hệ thống ngân hàng là huyết mạnh của nền kinh tế.

 Chiến lước phát triển ngân hàng được xây dựng và thực thi không tách rới chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội  Phát triển hệ thống ngân hàng phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế xã hội, với sự phát triển tổng thệ hệ tài chính ,thị trường tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Thời cơ và thách thức đối với PVcomBank trong việc phát triển dịch vụ NHĐT trong thời gian sắp tới.

Với tham vọng góp phần đưa PVcomBank trở thành thương hiệu ngân hàng lớn mạnh về độ phủ sóng thương hiệu và tăng trưởng kinh doanh việc xây dựng “Giải pháp phát triển Dịch vụ ngân hàng điện tử đến năm 2020.

Tầm nhìn: Đến năm 2020 phấn đầu trở thành một trong số bảy ngân hàng

thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam về quy mô tài sản

Mục tiêu chiến lược:

Về chất lượng dịch vụ, phấn đấu trở thành đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp

các dịch vụ tài chính và giải pháp ngân hàng.

Về mặt hình ảnh, PVcomBank sẽ là ngân hàng thân thiện và gần gũi với khách

hàng, đúng với slogan hiện nay là “Ngân hàng không khoảng cách”.

Sứ mệnh: Trở thành một ngân hàng có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có

đầy đủ năng lực để cung cấp dịch vụ chất lượng cao tới khách hàng, chung tay đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và gia tăng giá trị cho các Cổ đông.

Giá trị cốt lõi: Để thực hiện thành cơng chiến lược, hồn thành sứ mệnh và

đạt được các mục tiêu đề ra, PVcomBank chú trọng duy trì các giá trị cốt lõi:  Khách hàng là trung tâm;

Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất;

Tính trung thực được đặt lên hàng đầu;

Xác định công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng để mang lại lợi thế cạnh tranh cho các hoạt động dịch vụ mà Chiến lược kinh doanh hướng tới, căn cứ trên Chiến lược Công nghệ thông tin giai đoạn 2013-2015 PVcomBank đã cho triển khai một cách bài bản và đồng bộ hàng loạt các chương trình hành động cụ thể để hợp nhất an tồn hai hệ thống Cơng nghệ nhằm đảm bảo Hạ tầng đủ mạnh, từ đó có được một nền tảng cho phép Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tốt nhất, hiện đại nhất với những trải nghiệm mới mẻ nhất tới Khách hàng. Theo đó PVcomBank đã thực hiện hàng loạt biện pháp đồng bộ sau:

 Tiến hành chuẩn hoá hoạt động cung cấp dịch vụ Công nghệ dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về khung quản trị/quản lý dịch vụ Công nghệ và bước đầu đã cải thiện được chất lượng hoạt động hiện tại, cụ thể bao gồm :

+ Đưa mơ hình cung cấp dịch vụ Công nghệ Thông tin một cửa với sự hỗ trợ của hệ thống Services Desk cũng như hệ thống các quy trình tiếp nhận xử lý yêu cầu theo tiêu chuẩn ITIL vào hoạt động và đem lại hiệu quả cao trong việc đáp ứng yêu cầu của các đơn vị nghiệp vụ;

+ Tiến hành chuẩn hoá lại các hệ thống An tồn an ninh thơng tin theo tiêu chuẩn ISO 27001 qua đó góp phần đưa PVcomBank trở thành thành viên của Hiệp hội An tồn thơng tin Việt Nam VNISA...

 Hồn thiện các chương trình trọng điểm nằm trong Chiến lược Cơng nghệ Thơng tin góp phần tăng cường năng lục cũng như nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ của Ngân hàng, cụ thể bao gồm:

+ Hoàn tất cơng tác hiện đại hố hệ thống Cơng nghệ nền tảng Ngân hàng giai đoạn cơ sở, theo đó: bước đầu hợp nhất hệ thống Ngân hàng lõi thông qua việc lựa chọn thành công và đang đẩy mạnh triển khai giải pháp Ngân hàng lõi mới T24;

+ Nâng cao tính năng cũng như chất lượng hoạt động các kênh Ngân hàng điện tử bao gồm Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking với nhiều tiện ích mới như Topup/Billing/E-com ...;

+ Ra mắt hệ thống Website mới với tính tương tác và hướng người dùng cao, đem lại một trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách hàng trong q trình tìm hiểu và tiếp cận thơng tin về Ngân hàng;

+ Mở rộng mạng lưới ATM phục vụ khách hàng tại các điạ bàn trọng điểm của Ngân hàng với nhiều cải tiến mới như nâng cao hạn mức giao dịch, các dịch vụ chuyển tiền phù hợp.

3.2.1. Thời cơ

Kể từ khi Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP tháng 2 năm 2016), mặc dù không phải là tổ chức lớn nhất thế giới (Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã là thành viên từ 11/01/2007), nhưng TPP cịn có tác động mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam hơn cả WTO. Là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa tồn cầu từ các quốc gia thành viên, TPP đã tỏ ra ưu việt hơn hẳn WTO do thiết lập được các luật quốc tế với phạm vi can thiệp sâu hơn như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm sốt các cơng ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động… Một lợi thế mà WTO với quy mơ q lớn (161 thành viên) khó có thể có được do ln mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn để có thể đạt được tới một sự đồng thuận chung.

Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp hệ thống tài chính-ngân hàng Việt Nam cũng như PVcomBank đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Những khó khăn, thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nhất là TPP, đặt ra yêu cầu đối với NHNN là phải sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đồng thời điều chỉnh các vấn đề, nội dung cam kết mới phù hợp với cam kết quốc tế; có lộ trình

trong việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản lý giám sát, hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Hiện nay, có khơng ít NHTM và các tổ chức tín dụng cịn hạn chế về năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, công nghệ hạ tầng… Điều này sẽ gây khó khăn trong đầu tư, mở rộng quy mơ phát triển, trong khi áp lực cạnh tranh từ phía các tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngồi ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ của các NHTM trong nước còn chưa đa dạng. Với cam kết cho phép các tổ chức tín dụng được cung cấp dịch vụ tài chính mới, sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài, nhất là các ngân hàng lớn ngày càng hiện hữu.

Bên cạnh những thách thức, các chuyên gia cho rằng, việc tham gia TPP cũng sẽ là cơ hội rất lớn giúp cho hệ thống tài chính-ngân hàng của Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.

Theo đó, TPP sẽ tạo triển vọng cho ngành thương mại Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ; mở ra cơ hội cho các dịch vụ tài chính-ngân hàng đồng hành, hỗ trợ vốn, cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu trong tương lai.

Các luồng vốn đầu tư quốc tế (FDI) vào Việt Nam sẽ tăng mạnh trong thời gian tới tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh.

Ngồi ra, hệ thống ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của Việt Nam sẽ được cải thiện nhiều sau khi gia nhập TPP.

Bên cạnh đó, lĩnh vực tài chính-ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết chung trong TPP. Việt Nam có cơ hội thu hút FDI vào ngành ngân hàng, một ngành cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành cao.

Việc tham gia sâu rộng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa. Đồng thời tham gia TPP sẽ tạo nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Việc mở cửa thị trường sẽ giúp thị trường tài chính phát triển và đa dạng hóa với các sản phẩm mới cung cấp cho khách hàng. Các NHTM có nhiều cơ hội để nâng cao năng lực tài chính thơng qua việc tìm kiếm đối tác chiến lược, tăng huy động nguồn vốn quốc tế. Để “đón đầu” các cơ hội đầu tư do TPP mang lại, gần đây, rất nhiều tổ chức và cá nhân nước ngồi đã đến Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh. Đây là cơ hội rất tốt cho các DN, tổ chức tài chính kinh doanh, DN trong nước có thể thu hút thêm được các nguồn vốn ngoại nhằm nâng cao năng lực tài chính và quản trị DN. Tận dụng được các cơ hội này, điều quan trọng nhất mà các DN Việt Nam cần cho các nhà đầu tư thấy đó là năng lực quản trị điều hành và tính minh bạch thơng tin của DN trên thị trường.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao rõ rệt,

các chỉ số kinh tế - xã hội - con người ngày càng được hồn thiện.

Hạ tầng cơng nghệ viễn thơng khơng ngừng được mở rộng, không ngừng nâng

cao, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển TMĐT nói chung và như Ngânhàng điện tử nói riêng.

Nhận thức của xã hội về TMĐT ngày càng được nâng cao.

Hành lang pháp lý cho TMĐT, giao dịch Ngân hàng điện tử đã được hình thành

và tiếp tục hoàn thiện.

Định hướng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ đãdần

dần xây dựng văn hóa thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nhân dân.

- Khách hàng tiềm năng của NH là nhóm KH giàu có, hiểu biết rộng và nhu cầu thanh tốn, chi tiêu qua dịch vụ eBanking lớn

- NHNN đang nới rộng các quy định đối với các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt;

- 2015, PVcomBank sẽ đổi sang sử dụng core T24 và nâng cấp hàng loạt hệ thống khác -> gia tăng hiệu suất giao dịch, tăng cường an ninh, bảo mật thông tin KH

3.2.2 Thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, khi gia nhập TPP, các THTM VN cịn gặp phải khơng ít các khó khăn, thách thức:

- Các điều kiện tiếp cận thị trường sẽ dần được xố bỏ. Đây có thể được coi như một thách thức của các nước đang phát triển nói chung và VN nói riêng.

- Thách thức đến từ hạn chế của hệ thống ngân hàng như việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng tuy đã tiến bộ nhưng vẫn còn ở mức thấp. Việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp. Tính đến hết năm 2013, hệ thống NHTM VN bao gồm 4 NHTM nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 NHTM cổ phần, chiếm 63,9% tổng số NHTM hoạt động tại VN; khoảng 62,5 triệu thẻ, hơn 15.265 ATM và gần 129.653 thiết bị chấp nhận thẻ. Nếu so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới nói chung thì khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại VN còn chưa cao, mức độ phân bố các chi nhánh và phòng giao dịch chưa đồng đều.

- Một hạn chế nữa là vấn đề quản trị rủi ro tại các ngân hàng trong nước còn nhiều bất cập và nợ xấu hệ thống ngân hàng đang có xu hướng gia tăng.

- Một số ngân hàng có năng lực quản trị yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro.

- Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ vốn tự có thấp, thậm chí có ngân hàng cịn thấp hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước là 9%. Theo ước tính, hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đứng ở mức 8,5%, con số khá thấp so

với các nước trong khu vực như Trung Quốc (11%), Thái Lan (15,7%), Philipinnes (15,2%).

- Việc mở “room” tuy giúp các ngân hàng nội địa có thể tiếp nhận luồng vốn từ nhà đầu tư nước ngồi nhiều hơn, nhưng sức ép bị thâu tóm hay chi phối cũng tăng cao. Viễn cảnh các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực sản xuất – thương mại đã từng bị nhà đầu tư nước ngồi chi phối, thao túng có thể lặp lại đối với lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên tham gia TPP, hệ thống NHTM VN cũng có những thời cơ thuận lợi để phát triển. Vì đây vẫn là cơ hội rất lớn để các

Một phần của tài liệu Luan van một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử áp dụng tại PVcomBank (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w