PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG TH ƯƠNG ĐÀ NẴNG.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của lạm phát và việc gia tăng hoạt động cho vay thiêu dùng: Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 26 - 45)

1. Cơ sở pháp lí và qui định về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương : 1.1 Cơ sở pháp lý:

Hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay tại các ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở các văn bản do Thống đốc NHNN ban hành: công văn số 34/CV-NHNN ngày 07/01/2000 về “Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác” và quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/ 2002 về” Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng”. Trên cơ sở này, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã ban hành Công văn

1192/CV-NHCT về cho vay đối với CBCNV và quyết định số 049/QĐ-NHCT- HĐQT “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam”. Đây là những văn bản pháp lý được áp dụng cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

1.2 Những qui định về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng: a. Đối tượng cho vay:

- Nhu cầu mua sắm phương tiện phục vụ công tác, học tập, đi lại. - Nhu cầu sữa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở.

- Nhu cầu đời sống khác. b. Nguyên tắc vay vốn:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

c. Điều kiện vay vốn:

- Cá nhân, hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

+ Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án vay vốn:

• Cho vay ngắn hạn: vốn chủ sở hữu 20% nhu cầu vốn thực hiện phương án. • Cho vay trung dài hạn: vốn chủ sở hữu 30% tổng mức vốn vay.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Cư trú thường xuyên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở.

- Có thu nhập về tiền lương, trợ cấp hoặc các hình thức khác do một cơ quan, tổ chức trả thường xuyên, ổn định trong một thời hạn nhất định để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo qui định. * Không cho vay đối với:

- Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc NHCT, Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh NHCT.

- Bố, Mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc NHCT, Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh NHCT.

- Cán bộ, nhân viên của NHCT thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay. d. Mức cho vay:

- Chỉ được vay tối đa 80% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay đối với cho vay ngắn hạn và 70% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay đối với cho vay trung, dài hạn. - Phần vốn vay ngân hàng nếu đảm bảo bằng tài sản thì tối đa là 70% giá trị tài sản thế chấp, nếu đảm bảo bằng cầm cố chứng từ có giá thì số tiền cho vay phụ thuộc vào giá trị của chứng từ cầm cố trên nguyên tắc: giá trị tài sản cầm cố vào thời điểm nợ vay đến hạn ( kể cả trường hợp rút trước hạn ) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác ( nếu có).

- Cho vay cán bộ công nhân viên không có bảo đảm bằng tài sản và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác :

+ mức cho vay tối đa là 20 triệu đồng đối với : cán bộ công nhân viên làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí; hoặc cán bộ công nhân viên trong biên chế, hợp đồng lao động có thời hạn 5 năm trở lên, hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể, doanh nghiệp khác . Thời hạn trả nợ vay tối đa là 3 năm. đ. Biện pháp bảo đảm tiền vay:

- Cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí cam kết trừ lương tháng để trả nợ và phải thông qua ý kiến của cơ quan quản lí lao động hoặc cơ quan quản lí thu nhập.

- Nếu khoản tiền vay vượt quá mức cho vay tối đa thì cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo qui định.

- Đối với cá nhân, hộ gia đình vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba và phải có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định để trả nợ vay.

e. Thu nợ và lãi vay:

- Nợ gốc chia đều cho các kì hạn trả hàng tháng .

- Lãi cho vay tiêu dùng được tính trên số nợ gốc còn lại theo phương pháp số dư giảm dần.

- Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận số tiền vay phải trả trong mỗi kì hạn của thời hạn cho vay phù hợp với khả năng của người đi vay .

- Nếu người vay là CBCNV, cán bộ hưu trí ngân hàng có thể thoả thuận với người vay vốn và cơ quan, tổ chức quản lý CBCNV hoặc quản lý, chi trả thu nhập về việc

CBCNV uỷ quyền cho các cơ quan nói trên trả nợ theo cam kết cho ngân hàng từ nguồn thu nhập của mình.

g. Lãi suất cho vay tiêu dùng :

- Lãi suất cho vay được thoả thuận và ghi vào Hợp đồng tín dụng : gồm lãi suất trong hạn và lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn. Hiện nay, lãi suất cho vay tiêu dùng ngắn hạn là :0,85% /tháng, trung hạn là 0,875% /tháng. Lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.

h. Hồ sơ vay vốn gồm có: - Giấy đề nghị vay vốn.

- Giấy CMND, hộ khẩu thường trú.

- Bản thuyết trình khả năng tài chính đối với hộ gia đình, cá nhân. - Phương án sử dụng vốn vay và các tài liệu khác liên quan.

- Tài liệu chứng minh tính hợp pháp và trị giá các tài sản bảo đảm nợ vay: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở và các giấy tờ liên quan.

- Bản cam kết trả nợ từ thu nhập hàng tháng ( đối với CBCNV ).

* Nếu vay vốn bằng cầm cố chứng từ có giá ( sổ tiết kiệm, tín phiếu... do chính phủ, Bộ Tài chính và các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành hoặc có số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Công Thương ) , hồ sơ gồm có:

- Giấy đề nghị vay vốn, cầm cố chứng từ có giá kiêm hợp đồng tín dụng.

- Giấy tờ có giá kèm theo giấy xác nhận của nơi quản lí và phát hành giấy tờ có giá đó.

- Xuất trình CMND và các giấy tờ liên quan khác (nếu có). i. Hồ sơ tín dụng :

- Hồ sơ vay vốn.

- Tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay.

- Hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan đến xử lí nợ, điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ.

- Giấy nhận nợ.

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay ( đối với khoản cho vay thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản).

2. Tình hình chung về hoạt động cho vay tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng qua hai năm 2002 -2003

Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng năm 2002 là 3.250.000 triệu đồng, năm 2003 là 4.550.000 triệu đồng, tăng lên 1.300.000 triệu đồng với tốc độ

tăng là 40 %. Trong đó, doanh số cho vay tiêu dùng năm 2002 ở mức 29.317 triệu đồng và chiếm tỉ trọng 0,9 %. Sang năm 2003 đạt 39.375 triệu đồng, tăng lên 10.058 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 34,3 %. Do tốc độ gia tăng doanh số cho vay chung lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh số cho vay tiêu dùng nên tỉ trọng doanh số cho vay tiêu dùng vẫn ở mức thấp, tỉ trọng này năm 2003 là 0,87 %.

Nguyên nhân doanh số cho vay tăng trong năm qua là ngân hàng đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn vay của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh cho vay đối với thành phần kinh tế dân doanh, khai thác các dự án tiềm năng, chủ

động tìm kiếm khách hàng mới để cho vay bên cạnh việc lưu giữ những khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới cho vay trên địa bàn. Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng hiện nay ngân hàng có thể tăng doanh số cho vay lên nữa, trong đó khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng đối với một địa bàn đông dân cư, nhu cầu chi tiêu không ngừng tăng lên cùng với mức gia tăng thu nhập là rất lớn.

Về doanh số thu nợ, năm 2003 đạt 4.419.800 triệu đồng tăng 1.348.421 triệu đồng với tốc độ gia tăng là 43,9 %, trong đó doanh số thu nợ cho vay với mục đích tiêu dùng năm 2003 là 29.088 triệu đồng tăng lên 9.635 triệu đồng tương ứng với mức tăng 49,53 % so với năm 2002. Mức tăng doanh số thu nợ biểu hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả. Kết quả công tác thu nợ đạt được như vậy là nhờ sự chỉ đạo, đôn đốc kịp thời của ban giám đốc trong việc giao kế hoạch, chỉ tiêu đến từng phòng ban và cán bộ làm công tác tín dụng và xem đây là cơ sở cho việc đánh giá kết quả thi đua giữa các phòng ban. Vì doanh số thu nợ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nên ngân hàng cần tăng cường công tác thu nợ, góp phần giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Doanh số cho vay và doanh số thu nợ ảnh hưởng đến chỉ tiêu dư nợ. Tăng trưởng dư nợ phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và luôn được ngân hàng quan tâm. Dư nợ bình quân năm 2003 đạt 1.385.600 triệu đồng tăng lên 154.410 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 12,54 %. Mức tăng dư nợ trong điều kiện có nhiều ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn thể hiện sự cố gắng trong công tác tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế, chú trọng cho vay thành phần kinh tế

dân doanh làm ăn có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn vay đi đôi với tăng trưởng tín dụng. Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng góp phần vào trong việc gia tăng dư nợ. Dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng năm 2003 là 37.292,5 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 37,02 %. Kết quả này là do ngân hàng đã tìm kiếm khách hàng mới để cho vay song với đời sống người dân hiện nay nhìn chung được nâng lên thì dư nợ có thể gia tăng hơn nữa nếu ngân hàng có một chính sách thu hút khách hàng phù hợp.

Bên cạnh chỉ tiêu dư nợ bình quân thì chỉ tiêu nợ quá hạn bình quân trong dư nợ cũng cần phải được xem xét. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng đối với từng nghiệp vụ, từng món vay và ảnh hưởng đến lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay. Nợ quá hạn bình quân năm 2003 là 11.901,5 triệu đồng giảm so với năm 2002 là 7.872,5 triệu đồng với mức giảm tương ứng là 39,81 %. Như vậy, chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng lên qua việc tỷ lệ nợ quá hạn bình quân giảm từ 1,6 % năm 2002 xuống 0,86 % năm 2003. Riêng hoạt động cho vay tiêu dùng thì nợ quá hạn bình quân có xu hướng tăng lên, năm 2003 nợ quá hạn bình quân là 1156,5 triệu đồng, tăng 39,5 triệu đồng so với năm 2002 với mức tăng tương ứng là 3,5 % , nhưng tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ lại giảm từ 4,1 % xuống 3,1 %. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì tỉ lệ này vẫn còn cao nên ngân hàng cần phải có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

3. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng qua hai năm 2002-2003:

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng bắt đầu thực hiện vào năm 2000 với việc cho vay cán bộ công nhân viên, không có tài sản

đảm bảo, thu nợ từ tiền lương hàng tháng nhằm thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và thúc đẩy sản xuất phát triển. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này tại ngân hàng thời gian qua ta tiến hành phân tích lần lượt theo các chỉ tiêu: theo thời hạn vay, theo mục đích, theo hình thức bảo đảm. Trong đó, cho vay không có tài sản đảm bảo chỉ áp dụng với đối tượng là cán bộ công nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lương vũ trang, còn những cá nhân khác thì phải có tài sản đảm bảo. 3.1 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay :

a. Về doanh số cho vay :

Tình hình biến động doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn thể hiện qua bảng sau :

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay tiêu dùng năm 2003 đạt 39.375 triệu đồng, tăng 10.058 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 34,3 % so với năm 2002. Trong đó, cho vay tiêu dùng ngắn hạn chỉ tăng 12 % ứng với số tiền là 60 triệu đồng so với năm 2002, còn cho vay trung hạn thì tăng lên 9.998 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 34,69 % so với năm 2002. Nghiệp vụ cho vay này tại ngân hàng hầu hết là cho vay trung hạn do hiện nay khách hàng phần lớn là cán bộ công chức, người lao động, trả nợ từ nguồn thu nhập hàng tháng của mình. Cho vay ngắn hạn hiện nay chủ yếu để đáp ứng những nhu cầu đột xuất của người vay và đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá : trái phiếu, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Công thương...do xuất hiện nhu cầu chi tiêu trước khi các khoản tiết kiệm này đến hạn. Doanh số cho vay với kì hạn này phụ thuộc nhiều vào nhu

cầu và khả năng tài chính của khách hàng nên doanh số cho vay thời gian qua tương đối nhỏ. Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh và cho vay trung hạn chiếm một tỉ trọng lớn hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn.

Một khó khăn đối với ngân hàng hiện nay là nhu cầu vốn vay trung hạn tăng nhanh trong khi đó nguồn vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn dẫn đến thiếu vốn để cho vay. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng cần phải có biện pháp cân đối nguồn vốn với nhu cầu vốn vay của khách hàng.

b. Về doanh số thu nợ :

Tiến hành song song với hoạt động cho vay là hoạt động thu nợ, ngân hàng phải thu nợ sao cho đầy đủ và đúng hạn . Để làm được điều này thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương trong công tác thu nợ, tình trạng việc làm và thu nhập của người vay vốn, việc nhắc nhở thu nợ của khách hàng của cán bộ tín dụng... Trong năm 2003, doanh số thu nợ đạt 29.088 triệu đồng tăng 9.635 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 49,53 % so với năm 2002 , chủ yếu do tăng doanh số thu nợ trung hạn. Năm 2002, doanh số thu nợ trung hạn là 18.993 triệu đồng sang năm 2003 đạt 28.558 triệu đồng, tăng 9.565 triệu đồng ứng với mức tăng là 50,36 % và chiếm 98,18 % tổng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của lạm phát và việc gia tăng hoạt động cho vay thiêu dùng: Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 26 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)