Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch xã tại xã lùng phình, huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 54)

- Chủ tịch UBND xã cần tham gia vào các khóa học, các buổi tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý nhà nước, chuyên môn về ngành kinh tế nông nghiệp.

- Cán bộ công chức trong đơn vị cần đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Cần có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn từ cấp trên như HĐND, UBND huyện, HĐND xã.

- Cần đi học thêm các khóa học để nâng cao trình độ lý luận chính trị. - Cần được đi học để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cũng như kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

- Cần hạn chế sử dụng bia rượu để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng công việc không đạt được kết quả như mong muốn.

- Dầu tư kinh phí để cải thiện cơ sở vật chất của cơ quan để đáp ứng nhu cầu của cán bộ.

Thời gian qua với đội ngũ các cán bộ tại xã đã có chuyển biến tích cực; các khâu của công tác cán bộ thực hiện chặt chẽ. Công tác luân chuyển cán bộ được quan tâm, cán bộ đã phát huy được vị trí công tác nơi luân chuyển đến và sau khi về nhận nhiệm vụ mới, công tác điều động, bổ nhiệm giới thiệu nhân sự ứng cử, bố trí và sử dụng cán bộ được thực hiện đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng cả về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn một số nơi còn hẫng hụt; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI nhấn mạnh: "Quan tâm xây dựng đội

ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, vững về chuyên môn nghiệp vụ. Chú trọng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ nhằm đảm bảo tính kế thừa", cụ thể là: Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ. Bố trí cán bộ đúng theo năng lực, sở trường; mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, có triển vọng; đồng thời, thay thế kịp thời cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng được yêu cầu công việc; xử lý nghiêm những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, không chịu tu dưỡng rèn luyện, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với luân chuyển cán bộ. Thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ. Do đó, trách nhiệm của cấp ủy Đảng các cấp phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bố trí, sử dụng sao cho hiệu quả, phát huy hết được năng lực của cán bộ.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, cần tiếp tục quán triệt một cách sâu sắc và vận dụng hiệu quả, tôi xin nêu ra những giải pháp cơ bản sau

+ Tích cực học hỏi trau dồi kinh nghiệm bản thân

Bản thân người cán bộ phải có tính tự giác học hỏi tìm tòi trau dồi thêm các kinh nghiệm từ đồng đội tại xã mình và các xã bộ khác, nâng cao năng lực của bản thân và có thể truyền thụ lại cho đội ngũ cán bộ trẻ theo sau’

+ Tích cực tham dự hội nghị, hội thảo, các cuộc họp của các xã, các huyện khác để tham khảo kinh nghiệm và tạo mối quan hệ tiền đề tốt.

+ Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, phải là sự kết hợp đúng đắn chế độ tập thể lãnh đạo với phát huy trách nhiệm cá nhân, thực hiện dân chủ với tập trung. Để thực hiện được điều này, tập thể cấp uỷ từ huyện đến cơ sở phải quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ công tác cán bộ của cấp trên; quyết nghị các chủ trương, biện pháp xây

dựng đội ngũ cán bộ, quyết định về nhân sự cán bộ đúng quy trình và theo phạm vi quyền hạn được phân công phân cấp. Kiên quyết khắc phục tình trạng chuyên quyền, lấy danh nghĩa quyết nghị của tập thể để quyết định về công tác cán bộ.

+ Đổi mới phương pháp đánh giá, nhận xét cán bộ.

Đánh giá, nhận xét cán bộ là vấn đề quan trọng, đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng cán bộ. Nhận xét, đánh giá cán bộ phải công tâm, khách quan, tạo đoàn kết nhất trí cao trong tổ chức. Việc đánh giá phải toàn diện cả đức và tài, chú trọng về phẩm chất chính trị và năng lực thực tiễn; lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ một cách cụ thể, khoa học, chính xác. Coi trọng việc dựa vào tập thể và quần chúng nhân dân, đồng thời đặt cán bộ trong môi trường, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong mối quan hệ giữa tổ chức, cơ chế chính sách và cá nhân cán bộ để đánh giá. Khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực.

+ Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Quy hoạch tốt sẽ tạo ra sự chủ động, bảo đảm tính kế thừa, phát triển, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ. Công tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, từ thực trạng đội ngũ cán bộ để xây dựng, đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa liên tục và vững chắc.

Quy hoạch phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ.

Luân chuyển cán bộ là để đào tạo cán bộ tại cơ sở, nguồn luân chuyển phải nằm trong nguồn quy hoạch, có hướng phát triển, triển vọng; thường

xuyên đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ luân chuyển, mạnh dạn bố trí cán bộ đã được luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ vào các chức danh chủ chốt của huyện.

+ Đổi mới trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ.

Bố trí, sử dụng phải đúng người, đúng việc, đúng sở trường nhằm phát huy hết tài năng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình của cán bộ. Tránh quan niệm coi đây là công việc bí mật và chỉ lấy ý kiến của một vài người trong phạm vi hẹp làm quyết định của tập thể. Cần phải lắng nghe ý kiến của đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị và của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cán bộ sinh sống.

+ Thực hiện tốt chính sách cán bộ.

Chính sách cán bộ giữ một vị trí quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm phát huy nhân tố con người trong thực hiện nhiệm vụ. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đòi hỏi phải thực hiện có hiệu quả về chính sách cán bộ như: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; chính sách tiền lương... để cán bộ yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Phần 4 KẾT LUẬN 4.1 Kết luận

Sau quá trình thực tập tại địa phương tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất: Đối với bản thân tôi đã học được các kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích công việc, kỹ năng quản lý thời gian làm việc, kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động hội họp...để hoàn thành tốt thời gian thực tập tại cơ sở.

Thứ hai: Đối với Chủ tịch tìm hiểu được vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Chủ tịch xã Lùng Phình, Chủ tịch xã giư vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền cấp xã, là lực lượng nòng cốt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động để đưa bộ máy Nhà nước đi lên. Là người chịu trách nhiệm chính trước UBND xã, HĐND xã và chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng ủy xã về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực của xã theo nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn được giao. Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND đến các thành viên UBND và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – chính trị – văn hóa xã hội tại đia phương. Trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, đột xuất do huyện ủy, UBND huyện giao, xây dựng kế hoạch, quy hoạch, đầu tư, tài chính, tổ chức, thi đua khen thưởng. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Thứ ba: Những thuận lợi và khó khăn của Chủ tịch UBND xã gặp phải là:

Thuận lợi: - Có kinh nghiệm trong quản lý nhân sự và điều hành bộ máy

quản lý ở xã, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và thống nhất của anh, em, cán bộ, công chức trong UBND. Có được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, tỉnh ủy,HĐND và UBND tỉnh Lào Cai. Tình hình chính trị – xã hội của xã được duy trì ổn định, đời sồng nhân dân càng ngày càng được nâng cao.

- Các anh em cán bộ trong đơn vị luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong đời sống thường ngày.

Khó khăn: - Công việc nhiều nhưng năng lực còn hạn chế mà còn phải

kiêm nhiệm thêm nhiều chức danh khác. Trình độ ngoại ngữ, tin học cũng như tri thức về khoa hoc kỹ thuật, công nghệ hiện đại còn thiếu sót.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ xã chưa đồng đều.

- Trình độ ngoại ngữ tin học cũng như kiến thức về KHKT, công nghệ hiện đại

còn nhiều thiếu sót.

- Một số trang thiết bị máy móc tại các văn phòng ở xã chưa hiện đại, phục vụ nhu cầu làm việc của cán bộ.

- Một số cán bộ làm việc lâu năm sức khỏe không đảm bảo để xử lí khối lượng công việc quá lớn.

- Tình hình dịch bệnh diễn bất thường ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. - Trong lĩnh vực kinh tế do kiến thức của người dân còn hạn chế, canh tác nhỏ lẻ, nên chủ yếu sản xuất theo truyền thống.

Thứ tư: Đề tài đã đề xuất được 4 giải pháp: Trong đó giải pháp tăng cường tập huấn, công tác để học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác và tạo diều kiện để cán bộ trung niên được tiếp xúc với ngoại ngữ và tin học, đặc biệt là tin học văn phòng, giúp họ xử lý công việc khoa học và hiệu quả hơn là giải pháp trọng tâm nhất.

4.2 Kiến nghị

4.2.1 Đối với tỉnh

- Tỉnh có cơ chế động viên, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động để xây dựng một bộ máy chính quyền cấp xã ngày càng vững mạnh hơn.

- HĐND, UBND tỉnh tăng cường kiểm tra, quản lý, giám sát hoạt động của UBND cấp xã, có những chỉ đạo kịp thời để hệ thống UBND cấp xã nói chung, cũng như Chủ tịch xã nói riêng hoạt động có hiệu quả hơn.

4.2.2 Đối với huyện

- HĐND, UBND huyện cần quan tâm tao điều kiện cho Chủ tịch UBND xã hoạt động, bố trí chỗ làm việc ổn định, tạo điều kiện về máy vi tính và các trang bị làm việc cho Chủ tịch xã,

- Đầu tư kinh phí để Chủ tịch xã có thể tham gia các lớp học bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Do biên chế ít, lại kiêm nhiệm nhiều việc khác với chuyên môn đã được đào tạo, do đó UBND huyện cần phải tạo điều kiện cho cán bộ UBND xã cũng như để chủ tịch UBND xã đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, trong thời gian tới cần được tập trung tháo gỡ khó khăn và thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

- Tăng cường cho cán bộ công chức được tập huấn, học tại chức thêm những nghiệp vụ mới.

- Tăng cường sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn xã để hoàn thành nhiệm vụ.

- Ở cấp xã cần quan tâm tới bố trí cán bộ nông nghiệp đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ.

- Quan tâm hơn nữa đến đời sống cán bộ công chức trên địa bàn xã. - Tăng cường máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc của các Phòng ban trong UBND xã.

4.2.3 Đối với Chủ tịch xã

- Cần nhận thức đúng dắn vai trò, chức năng, nhiệm vụ của một người lãnh đạo với nông dân, nông nghiệp và nông thôn, cần thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và tổ chức các hoạt động để phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân.

- Cần yêu nghề và có tâm huyết với công việc của mình.

* Đào tạo và đào tạo lại

- Tập huấn những tiến độ kỹ thuật mới, kiến thức liên quan đến kinh tế xã hội và phát triển nông thôn.

- Tham quan mô hình, tham gia các buổi hội thảo. - Chia sẻ kinh nghiệm.

* Tự nâng cao trình độ

- Thông qua tài liệu, sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng. - Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và nông dân.

- Tuyên truyền phổ biến cho nông dân các chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn.

- Báo cáo kết quả công việc hàng tuần, hàng tháng theo quy định. - Tham gia các chương trình đào tạo, hội thao, tập huấn khi được mời. - Đăng kí các lớp học để nâng cao trình độ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1 Nguyễn Thị Châu (2011), “Bài giảng kinh tế phát triển nông nghiệp”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2 Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015

3 Luật tổ chức HĐND-UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 4 Trần Việt Dũng (2016), “Bài giảng đánh giá nông thôn”, Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên.

5 Báo cáo thành tích của xã Lùng Phình 2016 II. Tài liệu internet

6 Cổng thông tin điện tử Huyện Hà Trung

http://hatrung.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2017-2-21/Nguoi-Bi-thu-Dang- uy-xa-guong-mau-het-long-voi-conw7rtuc.aspx

7 Báo Khánh Hòa. Người chủ tịch xã gương mẫu

http://www.baokhanhhoa.vn/tamguonghcm/201503/nguoi-chu-tich-xa-guong- mau-2373586/index.htm

8 Chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã

http://ttpholu.baothang.laocai.gov.vn/thitranpholu/1270/28886/39510/228916/ Chuc-nang-nhiem-vu/Chuc-nang-nhiem-vu-cua-UBND-cap-xa--phuong- -thi-tran.aspx

9 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của chủ tịch xã http://www.truongchinhtri.kontun.gov.vn/ 10 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn

http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=9822&pr int=true

Phụ lục 1

Tình hình xây dựng nông thôn mới xã Lùng Phình ST

T

Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu phải đạt Kết quả I. VỀ QUY HOẠCH 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hành hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Đạt Đạt

Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới.

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2 Giao thông

Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch xã tại xã lùng phình, huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)