2. Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
2.4. Phân tích các chỉ số thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một điều không chỉ nội bộ doanh nghiệp quan tâm mà các đối tượng bên ngoài của doanh nghiệp cũng phân tích các khả năng thanh toán này để đánh giá được khả năng của doanh nghiệp đến đâu, có đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho các khoản công nợ không, có thể giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tiết kiệm chi phí hay không? Để phân tích khả năng thanh toán của Công ty Hải Hà, nhóm lập bảng:
Bảng 13: Phân tích các chỉ số thanh toán:
Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2018 so với năm
2016 2017 2018 2016 2017
1. Hệ số thanh toán tổng
quát (lần) 2.84 3.23 1.94 -0.90 -31.74% -1.29 -39.99%
2. Hệ số thanh toán nợ
ngắn hạn (lần) 2.04 1.47 1.88 -0.16 -8.05% 0.40 27.50%
3. Hệ số thanh toán nhanh
(lần) 1.46 0.82 1.49 0.02 1.64% 0.67 81.46%
4. Hệ số thanh toán tức thời
(lần) 0.65 0.49 0.11 -0.54 -82.96% -0.38 -77.44%
Bảng 14: So sánh chỉ số thanh toán của các năm với Công ty cổ phần Bibica:
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Hải Hà Bibica Hải Hà Bibica Hải Hà Bibica
1. Hệ số thanh toán tổng quát (lần) 2,84 2,64 3,23 3,73 1,94 3,72 2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 2,04 2,06 1,47 2,93 1,88 2,34
3. Hệ số thanh toán nhanh (lần) 1,46 1,71 0,82 2,55 1,49 2,02 4. Hệ số thanh toán tức thời (lần) 0,65 0,55 0,49 1,41 0,11 0,94
Từ hai bảng trên , có thể thấy:
Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty Hải Hà qua các năm đều lớn hơn 1; chứng tỏ với tổng tài sản hiện có, Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ và không chịu nhiều sức ép từ phía chủ nợ. Toàn bộ các khoản nợ đều được đảm bảo bằng tài sản trang trải được các khoản nợ phải trả. Hệ số thanh toán tổng quát của năm 2018 giảm so với năm 2016 và 2017. So với Công ty cổ phần Bibica, hệ số này tăng đều qua các năm và lớn hơn của Hải Hà. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán của Bibica tốt hơn của Hải Hà.
Về hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, năm 2018 so với năm 2017 là cao hơn tuy nhiên thấp hơn năm 2016. Hệ số này trong năm 2018 tăng lên so với năm 2017 tuy nhiên vẫn ở dưới mức chấp nhận được, điều này có thể lý giải bởi tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, tức là lượng tài sản lưu động công ty đang nắm giữ không đủ để thanh toán các khoản nợ đang ngày tăng lên. So sánh với Bibica, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của năm 2018 giảm so với 2017 nhưng tăng so với 2016. Có thể thấy, trong 3 năm hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Bibica cũng biến động không ổn định giống Hải Hà tuy nhiên hệ số này trong 3 năm đều lớn hơn 2 cho thấy công ty duy trì được mức thanh toán nợ tốt, ổn định hơn Hải Hà.
Hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2016 là 1,46 lần giảm xuống còn 0,82 lần vào năm 2017 nhưng tăng lên đến 1,49 lần vào năm 2018. Có thể thấy, trị số này vào năm 2016 và 2018 ở mức trung bình cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang ổn định, nhưng vào năm 2017, chỉ số này ở mức dưới 1 chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Nguyên nhân của sự giảm trong năm 2017 là do lượng tiền và tương đương tiền cùng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm, vòng quay các khoản phải thu giảm 13,6 vòng tương ứng với thời gian 1 vòng quay phải thu tăng 166,32 ngày chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu của Công ty đang giảm, bên cạnh đó các khoản nợ ngắn hạn giảm với tốc độ chậm hơn các khoản tài sản ngắn hạn. Sang đến năm 2018, hệ số thanh toán tăng lên cao nhất trong 3 năm bởi khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng mạnh (210,94%), tốc độ tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (77,83%).
So sánh với Bibica, hệ số thanh toán nhanh trong năm 2017 tăng so với năm 2016 trong khi đối với Hải Hà, hệ số này giảm xuống dưới mức chấp nhận được. Đến năm 2018, hệ số này của Bibica giảm 0,59 lần trong khi của Hải Hà tăng 1,49 lần, nhưng trị số của Bibica trong hai năm 2017 và 2019 vẫn cao hơn Hải Hà chứng tỏ công ty Bibica có khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn nhanh hơn khi đã loại bỏ yếu tố hàng tồn kho.
Cuối cùng là hệ số thanh toán tức thời, chỉ tiêu phản ánh khả năng dùng tiền và các khoản tương đương tiền để chi trả các khoản nợ đến hạn của công ty. Ta thấy khả năng thanh toán tức thời trong 3 năm của công ty có biến động giảm dần xuống dưới 0,5; cụ thể cuối năm 2016 là 1,65 lần, cuối năm 2017 là 0,5 lần và cuối năm 2018 là 0,11 lần. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong năm 2017 (giảm 32,92% so với năm 2016) nhanh hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn (giảm 11,2% so với năm 2016); trong năm 2018, khoản tiền mặt và tương đương tiền giảm nhiều hơn so với năm 2017 và nợ ngắn hạn tăng lên nhiều (77,83%). Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ trong những tình huống cấp bách của công ty đang kém dần. Tuy nhiên, vì tiền và các khoản tương đương tiền thường được dùng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 3 tháng, mà hệ số thanh toán tức thời phản ánh khả năng năng thanh toán đối với tổng nợ ngắn hạn nên đối với việc trị số <1, công ty vẫn có thể đảm bảo khả năng thanh toán dù còn gặp một số khó khăn.
So sánh với Bibica, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền nhiều hơn Hải Hà, dù có biến động tăng giảm qua ba năm song hệ số đều trên mức chấp nhận được là 0,5.
Tóm lại, nhìn chung Công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn qua các năm, tuy nhiên với mức độ kém dần. Nguyên nhân bởi lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm dần, hàng tồn kho tăng nhưng chủ yếu là do khó bán dẫn đến ứ đọng hàng hóa và công ty lâu thu lại những khoản phải thu.Hệ số thanh toán tức thời của Công ty Hải Hà ở 2 năm gần nhất đều ở mức thấp dưới 0.5 và ở năm 2018 thấp hơn trung bình ngành, có sự biến động giảm dần qua thời gian. Điều này chứng tỏ công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Trong những thời điểm cấp bách, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khó có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để đáp ứng kịp những khoản nợ đến hạn. Công ty cần quan tâm hơn công việc thu hồi các khoản nợ phải thu ngắn hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn khác để đáp cho nhu cầu thanh toán.