Tính toán 2 xilanh kẹp giữ hàng:
3.4.1. Lựa chọn phương án điều khiển
Trong quá trình xem xét và bàn kế hoạch để thực hiện hệ thống nhóm đã đưa ra 2 phương án để điều khiển hệ thống tối ưu nhất.
Điều khiển bằng vi điều khiển: Đây là phương án đầu tiên được đề xuất với các ưu điểm như sửa đổi chương trình trên máy tính, chi phí lắp đặt rẻ, nhưng độ bền chưa ổn định kèm với tuổi thọ chưa được cao, cũng như chưa phù hợp trong môi trường công nghiệp.
Điều khiển bằng PLC: Khác với phương án điều khiển bằng vi xử lý, việc điều khiển bằng PLC cũng có thể kết nối được với màn hình máy tính, thuận tiện hơn cho việc sửa chữa, độ phổ biến cao, dễ tháo lắp thay thế, sửa chữa trong môi trường công nghiệp. Đứng trước một dự án hay một kế hoạch, đầu tiên đó là vấn đề về giá thành, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm. Điều đó đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải lựa chọn ra phương án có tính khả thi nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Từ những ưu, nhược điểm trên đồng thời để đáp ứng được yêu cầu của hệ thống nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn phương án điều khiển bằng PLC.
PLC mà nhóm dùng làm bộ điều khiển cho máy cắt chỉ thừa tự động là PLC Mitsubishi FX2N - 32MT.
Bảng 3. 4 Bảng thông số kỹ thuật PLC FX3U-64MT/ES.
Hình 3. 13 PLC FX2N-32MT.
Thông số kỹ thuật
- Tên sản phẩm: FX2N-32MT
- Dòng sản phẩm: FX2N Series
- Số đầu I/O: 32
- Dải điện áp: 100 → 240 VAC
- Kiểu đầu ra: Transistor
- Số đầu ra: 16
- Số đầu vào: 16
- Kiểu đầu vào: Sink/Source
- Tín hiệu điện áp đầu vào: 24 VDC ±10%
- Thời gian đáp ứng: 0.065 μs
- Giao diện lập trình: Computer, HMI
- Kiểu kết nối: USB, RS232C, RS485
- Cáp kết nối: FX-USB-AW, USB- SC09, USB-SC09-FX
- Điện năng tiêu thụ: 40 W/45 VA