Lý luận về xây dựng văn hoá nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện ia pa, tỉnh gia lai (Trang 29)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về xây dựng văn hoá nhà trƣờng

1.3.1. Vai trò và tầm quan trọng của văn hoá nhà trường

VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các CBQL, GV, NV trong tập thể sƣ phạm, giữa GV và HS; đồng thời tạo ra một môi trƣờng làm việc vui vẻ, thoải mái. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, điều kiện vô cùng quan trọng đối với hoạt động lao động và học tập của GV và HS. Do vậy, xây dựng văn hóa ứng xử có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt.

Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, nhà trƣờng không những phải coi trọng hình thành cho ngƣời học trình độ học vấn, năng lực mà còn phải chú ý rèn luyện nâng cao trình độ văn hóa, phẩm chất cho họ. Nhƣ vậy nhà trƣờng là một tổ chức văn hóa, là một môi trƣờng học tập tích cực cho tất cả GV và HS học tập và rèn luyện bản thân trong quá trình chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện nhân cách. VHNT đóng vai trò chiều sâu (bên cạnh chất lƣợng giáo dục là cốt lõi) để hình thành nên thƣơng hiệu nhà trƣờng.

VHNT có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nhà trƣờng THCS. VHNT thể hiện ở mọi cấp độ hoạt động của nhà trƣờng, bao gồm từ tác phong, ngôn phong của CBQL, GV và HS, cảnh quan sƣ phạm, cách bố trí lớp học... cũng nhƣ thái độ quan tâm của họ đối với nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục; VHNT có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện sứ mệnh của nhà trƣờng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định ảnh hƣởng của VHNT đến chất lƣợng, hiệu quả dạy học và giáo dục HS. VHNT tốt sẽ có tác động tích cực, ngƣợc lại sẽ cản trở sự phát triển của nhà trƣờng.

1.3.2. Mục tiêu xây dựng văn hoá nhà trường ở trường THCS

Xây dựng VHNT ở trƣờng THCS, mục tiêu cần hƣớng đến của nhà trƣờng chính là tạo lập những giá trị cốt lõi cho nhà trƣờng và phát triển các hành vi có văn hoá trong nhà trƣờng.

Các giá trị, chuẩn mực cốt lõi của VHNT: Là những quan niệm, chuẩn mực quy định trong cách xử sự, giao tiếp giữa HS với HS, HS với GV, GV với GV và ngƣợc lại; là cách học và tiếp thu kiến thức; là triết lí giáo dục; là hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trƣờng; là môi trƣờng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con ngƣời sống có hoài bão, có lí tƣởng tốt; là sự kết nối giữa nhà trƣờng, GV và gia đình.

Các giá trị cốt lõi và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải đƣợc thể hiện thành hành vi có văn hoá thông qua các thành tố: Nhà trƣờng - vai trò chỉ đƣờng (coi trọng giáo dục đạo đức, giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch); GV - vai trò dẫn lối (lồng ghép, hƣớng dẫn, làm gƣơng cho HS …); hiệu trƣởng - quản lí toàn diện (xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, kế hoạch; nâng cao nhận thức; tổ chức, chỉ đạo, giám sát; tập trung bảo vệ các chuẩn mực, hệ giá trị cốt lõi của truyền thống và hiện đại, nhƣ luôn học hỏi, cảm nhận tốt, chăm chỉ…); và gia đình (phối hợp, gìn giữ và phát triển).

1.3.3. Cấu trúc của văn hoá nhà trường ở trường THCS

Các nhà nghiên cứu khi bàn về cấu trúc VHNT đều nhất trí với một trong hai mô hình cấu trúc của Frank Gonzales và Clive Dimmock, VHNT có những phần nổi và phần chìm của nó. Trong một tổ chức nói chung, các giá trị văn hóa có những biểu hiện rõ ràng, dễ quan sát đƣợc và dễ thay đổi (văn hóa chung của tổ chức) nhƣng cũng có những giá trị văn hóa ẩn chìm trong mỗi cá nhân (các giá trị, niềm tin và ý nghĩ của con ngƣời…) khó quan sát đƣợc hoặc khó thay đổi, tạo nên sự khác biệt về văn hóa của các thành viên.

Mô hình mà nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu trúc của VHNT là mô hình tảng băng (Sơ đồ 1.1).

Sơ đồ 1.1. Mô hình tảng băng về văn hóa nhà trƣờng

Phần nổi của tảng băng là phần có thể nhìn thấy, bao gồm:

Sứ mệnh của nhà trƣờng: Thể hiện những giá trị mong muốn của nhà trƣờng; sứ mệnh đƣa ra các thông điệp cốt yếu cho nhận thức và hành động của mọi thành viên trong nhà trƣờng.

Tầm nhìn của nhà trƣờng: Thể hiện rõ ràng trong bản kế hoạch chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống đã giúp cho nhà trƣờng tồn tại và phát triển.

Mục tiêu hoạt động của nhà trƣờng: Hƣớng vào mục tiêu giáo dục quốc gia trong từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử, đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đất nƣớc.

Phần nổi

- Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu - Logo, khẩu hiệu, biểu tƣợng

- Khung cảnh, cách bài trí lớp học - Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ

- Các hoạt động văn hoá, học tập của trƣờng…

Phần chìm

- Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân - Quyền lực và cách thức ảnh hƣởng. - Thƣơng hiệu

Những thực thể hữu hình nhƣ: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; cách bố trí cảnh quan, khuôn viên của trƣờng, cách bố trí lớp học; khẩu hiệu, lôgo, bảng hiệu; trang phục, đồng phục, nghi thức, nghi lễ; các hoạt động giáo dục.

Phần chìm của tảng băng chính là những giá trị, chuẩn mực: - Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân.

- Các ý tƣởng khác biệt về vai trò, sứ mệnh.

- Quyền lực và cách thức ảnh hƣởng; sự cạnh tranh và hợp tác. - Quan điểm về mối quan hệ và tầm nhìn trong công việc. - Cảm giác về sự chân thật và tin tƣởng.

- Kỹ năng, năng lực và các giá trị cá nhân.

- Quan điểm, mối quan hệ và tầm quan trọng của công việc,…

Văn hóa lành mạnh, hài hòa, phong phú, đa dạng là chiếc “nôi” nuôi dƣỡng con ngƣời về mọi mặt. Có không ít ngƣời đã khẳng định: văn hóa quyết định trƣờng tồn của một tổ chức. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hoá. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà trƣờng, đặc biệt là trƣờng THCS; bởi lẽ, văn hoá là một tính chất đặc thù của nhà trƣờng, hơn bất kỳ một tổ chức nào. Điều này đƣợc xác định dựa trên những căn cứ sau:

- Nhà trƣờng là nơi đào luyện những lớp ngƣời mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hoá cho tƣơng lai.

- Nhà trƣờng là nơi bảo tồn vào lƣu truyền các giá trị văn hoá nhân loại. - Nhà trƣờng là nơi con ngƣời với con ngƣời (ngƣời dạy với ngƣời học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá.

Động lực sƣ phạm đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một động lực vô hình có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế, cụ thể:

- VHNT giúp các thành viên trong trƣờng thấy rõ mục tiêu, định hƣớng và bản chất công việc mình làm.

- VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các CBQL, GV, NV trong tập thể sƣ phạm, giữa GV và HS; đồng thời tạo ra một môi trƣờng làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.

có cảm giác tự hào, hãnh diện vì đƣợc là thành viên của nhà trƣờng.

- Tóm lại, các yếu tố kể ra trong phần nổi và phần chìm của tảng băng tại Sơ đồ 1.1. chính là nội dung mà các trƣờng THCS cần hình thành khi xây dựng VHNT.

1.3.4. Phương thức tổ chức xây dựng văn hoá nhà trường

Phƣơng thức 1: Xây dựng các quy tắc giao tiếp ứng xử; từ đó hình thành các hệ giá trị, chuẩn mực của nhà trƣờng.

a. Quy tắc giao tiếp, ứng xử với mọi người trong nhà trường:

Hiệu trƣởng trao đổi với GV, HS… thảo luận, hình thành các quy định, quy tắc ứng xử: HS-HS, HS-GV, GV-GV, GV-CBQL, CBQL-HS. Các quy định, quy tắc này có thể bao gồm: Tôn trọng ngƣời khác; tôn trọng lời hứa/sự cam kết, hợp đồng; trung thực; tránh cách nói mỉa mai, chỉ trích,…làm tổn thƣơng ngƣời khác; luôn tìm ƣu điểm ở ngƣời khác; đặt vị trí mình vào vị trí ngƣời khác.

b. Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường, như: Bảo vệ sức khỏe; giữ gìn vệ sinh trƣờng, lớp; bảo vệ môi trƣờng sống; tiết kiệm năng lƣợng; giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trƣờng,…

Phƣơng thức 2: Cụ thể hoá các quy tắc, giao tiếp ứng xử đã đƣợc xây dựng vào hoạt động của nhà trƣờng và hiện thực hoá thành niềm tin, hành vi giao tiếp của CBQL, GV, NV, HS trên một số nội dung cơ bản nhƣ:

- Xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi ngƣời đều đƣợc tôn trọng, luôn đƣợc coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình.

- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thƣởng hợp lý thúc đẩy mọi ngƣời nỗ lực làm việc; mỗi CBQL, GV, NV trong trƣờng đều có bản mô tả công việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ; hiệu trƣởng tăng cƣờng dự giờ, trao đổi chuyên môn với GV đứng lớp về cách dạy và học.

- Tạo môi trƣờng học tập để HS biết là đƣợc yêu thƣơng, đƣợc quan tâm chăm sóc; bảo đảm cho HS có một tƣơng lai xứng đáng với sự đầu tƣ của cha mẹ.

- Hiệu trƣởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV trong đó đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của GV và nên có mặt thƣờng xuyên

trong trƣờng và trong lớp học, tham dự càng nhiều hoạt động càng tốt.

- Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục, hoạt đông trải nghiệm của nhà trƣờng làm cho họ hiểu rõ vai trò của mình.

Phƣơng thức 3: Phát động phong trào nêu gƣơng, tạo dƣ luận để chống lại hoặc loại trừ những biểu hiện phi văn hoá, nhƣ: Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau; sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; quan liêu, nguyên tắc máy móc; trách mắng HS vì các em không có sự tiến bộ; thiếu sự động viên khuyến khích; thiếu sự cởi mở, tin cậy; thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; mâu thuẫn, xung đột nội bộ không đƣợc giải quyết kịp thời.

Phƣơng thức 4: Gìn giữ, phát triển các yếu tố bề nổi, nhƣ: Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh nhà trƣờng; phát triển CSVC, cảnh quan; xây dựng phòng truyền thống-Đội, phòng sinh hoạt GV; tạo dựng khung cảnh, cách bài trí lớp học, không khí lớp học; logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tƣợng; đồng phục, các nghi thức, nghi lễ; các hoạt động văn hoá, học tập của trƣờng; kỉ luật, nền nếp của GV, HS,…

Phƣơng thức 5: Nâng cao chất lƣợng các hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, xem đạo đức là một hệ giá trị cơ bản, cốt lõi của VHNT, cụ thể:

Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch chung của nhà trƣờng ngay từ đầu năm học trong đó xác định nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng của toàn trƣờng. Nhiệm vụ đó đƣợc đặt ra trong kế hoạch của nhà trƣờng, của tổ chuyên môn cũng nhƣ của từng GV chuyên trách.

Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ chuyên môn làm tốt công tác bồi dƣỡng GV, đánh giá GV và quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV, tăng cƣờng nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng; tăng cƣờng kiểm tra chuyên môn đối với GV nhà trƣờng; tổ chức tốt Hội nghị Viên chức hàng năm nhằm động viên GV, NV đăng ký các danh hiệu thi đua, khen thƣởng các cấp.

Hiệu trƣởng xây dựng các biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục, trong đó hƣớng vào sự hình thành và phát triển nhân cách HS: Trung thực trong học tập, trong các quan hệ, có động cơ trong sáng; ý chí khắc phục khó khăn, ham học hỏi, quyết tâm tự học cao, rèn luyện tƣ duy sáng tạo; có thái độ đúng đắn, có niềm tin đạo đức trong sáng, có thói quen chấp hành tốt nền nếp, kỉ cƣơng của nhà trƣờng,

nỗ lực học tập rèn luyện để trở thành những hạt nhân có ích cho xã hội, cống hiến cho quê hƣơng.

1.3.5. Điều kiện hỗ trợ cho xây dựng văn hoá nhà trường

1.3.5.1. Nhân lực nhà trường và các lực lượng phối hợp.

- CBQL, GV và NV phải là những ngƣời đóng vai trò chủ chốt, chủ động, tích cực liên hệ với chính quyền, ban ngành, đoàn thể để xây dựng nội dung tổng thể và chƣơng trình hành động phù hợp với điều kiện thực tế.

- Đội ngũ CBQL, GV và NV phải có nhận thức rõ về xây dựng VHNT, về các nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức để tham vấn, tƣ vấn và phối hợp với các tổ chức ban, ngành, đoàn thể, thƣờng xuyên cập nhật những nội dung mới kiến thức khoa học về VHNT .

- Khuyến khích mối quan hệ chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau giữa các GV; sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; tích cực trao đổi phƣơng pháp và kỹ năng giảng dạy; quan tâm đến công việc của nhau; GV cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

- Trong quá trình thực hiện, chính quyền địa phƣơng, các ban ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và ngƣời dân cần nhiệt tình phối hợp, tạo mọi điều kiện cho nhà trƣờng triển khai chƣơng trình hành động.

1.3.5.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật

- Hình thành các yếu tố VHNT thể hiện trong bố trí quy hoạch của trƣờng: Sơ đồ bố trí các phòng phải hợp lý, trang trí trong từng phòng phù hợp, hệ thống các phòng đều phải có nội quy cụ thể.

- Tạo khuôn viên, cảnh quan trong nhà trƣờng, trang trí khẩu hiệu, pa nô, tăng cƣờng trồng cây xanh, cây kiểng, có quy hoạch lâu dài; xây dựng văn hóa trong sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, văn hoá đọc.

- Đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng và các phƣơng tiện kỹ thuật khác cho việc triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng VHNT trong giai đoạn mới.

1.3.5.3. Tài chính

- Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần dự trù kinh phí dựa trên số lƣợng tổ chức các buổi tập huấn bồi dƣỡng cho GV, NV, cha mẹ HS trong các hoạt động xây dựng

VHNT hợp lí, rõ ràng. Lên kế hoạch dự báo đủ nguồn tài chính theo quy định để đảm bảo phát triển các hoạt động xây dựng tổ chức VHNTcho GV ở trƣờng THCS.

- Nguồn kinh phí chi cho xây dựng VHNT phải phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tiễn trong việc thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động tổ chức các hoạt động VHNT ở trƣờng THCS một phần sử dụng từ ngân sách nhà nƣớc. Bên cạnh đó, Hiệu trƣởng cần tham mƣu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phƣơng, Ban đại diện cha mẹ HS, các tổ chức để kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ các mạnh thƣờng quân, phụ huynh HS góp phần vào công tác xã hội hóa cho nhà trƣờng, trong đó có bồi dƣỡng tổ chức các hoạt động VHNT.

1.4. Lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THCS 1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lý xây dựng VHNT tại các trường THCS 1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lý xây dựng VHNT tại các trường THCS

Nói đến con ngƣời là nói đến văn hóa, vì toàn bộ những văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con ngƣời. Đối với nhà trƣờng là nơi bảo tồn và lƣu truyền các giá trị văn hóa nhân loại; nhà trƣờng là nơi đào luyện những

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện ia pa, tỉnh gia lai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)