31 Thiết kế kênh nước hở

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KHẢ NĂNG DI CHUYỂNCỦA TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) ÁP DỤNGCHO ĐƯỜNG DI CƯ QUA ĐẬP PHƯỚC HÒA (Trang 63 - 65)

- Cơ sở khoa học để thiết kế kênh nước hở: Để đánh giá khả năng di chuyển ngược dòng nước chủ động của TCX, hệ thống xả nước phòng thí nghiệm được mở ở các cấp lưu lượng xả xác định gần với điều kiện thực tế ở Phước Hòa: 0,3 m/s, 0,6 m/s hoặc 0,9 m/s, dòng chảy trong kênh là dòng chảy

đều hoặc gần đều không áp (lưu tốc nước không phụ thuộc thời gian và không đổi từ mặt cắt này sang mặt cắt khác) Vì vậy, quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành kênh nước hở phải đảm bảo các yêu cầu, điều kiện sau: (1) Lưu lượng nước không đổi theo thời gian và dọc theo dòng chảy, Q(t,l)kn = Const; (2) Hình dạng mặt cắt, chu vi và diện tích mặt cắt ướt không đổi dọc theo dòng chảy Nên độ sâu mực nước trong kênh không đổi: h(l)kn = const hay dh/dl = 0; (3) Độ dốc đáy không đổi, ikn = const; (4) Hệ số nhám cũng không đổi, nkn = const; (5) Sự phân bố lưu tốc nước trên các mặt cắt là không đổi dọc theo dòng chảy [7]

- Thiết kế kênh nước hở: Một kênh nước hở hình chữ nhật (chiều dài Lkn = 18 m, chiều rộng Bkn = 0,54 m, chiều cao Hkn = 1,04 m, độ dốc ikn = 1,45%, hệ số nhám nền đáy kênh (bê-tông - thô) nknđ = 0,8 mm và hệ số nhám hai bờ kênh (mica) nknb = 0,0015 mm) được xây dựng, sửa chữa và lắp ráp nhằm tạo dòng chảy đều hoặc gần đều không áp (Hình 2 12 và Hình 2 13)

Hệ thống máy đo lưu tốc nước Hệ thống máy bơm điện từ PEMS - E40

Kim đo lưu lượng

Máng lường Bẩy giữ tôm

Bể nước

Chiều cao kênh (1,04m) Lưới chắn giữ tôm

Cửa dưới kênh

Van điều chỉnh 3m 1m Thân kênh 18m 1m

Hình 2 12 Sơ đồ thiết kế (mặt cắt dọc) kênh nước hở

Bên cạnh đó, hai đầu kênh nước hở được bố trí lưới chắn và bẩy giữ tôm (trước khi bắt đầu thử nghiệm và sau khi tôm di chuyển ngược dòng nước thành công qua toàn bộ chiều dài kênh 18 m); cài đặt hệ thống đo lưu tốc nước điện từ và đo độ sâu mực nước tại 03 vị trí: đầu, giữa và cuối kênh (tương ứng với các vị

trí mét thứ 4,5, 9 và 13,5 trên kênh - tính từ hạ lưu lên thượng lưu kênh); bố trí các camera quan trắc, giám sát quá trình di chuyển của tôm tại đầu, giữa và cuối kênh - tương ứng với các vị trí mét thứ 0,5, 9 và 18 trên kênh, kết hợp camera di chuyển theo quá trình di chuyển của tôm trong kênh nước hở

Ngoài ra, nguồn nước cung cấp cho kênh nước hở được vận hành bởi hệ thống máy bơm công suất lớn, chảy qua máng lường với kim đo lưu lượng và được điều tiết bởi một van điều chỉnh lưu lượng nước phía thượng lưu và một cửa điều chỉnh lưu lượng nước phía hạ lưu kênh Đồng thời, kênh nước hở cũng được che chắn nhằm giảm thiểu tối đa sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài tới quá trình di chuyển của tôm trong các thử nghiệm

Hệ thống máy bơm

Bẩy giữ tôm Kim đo lưu lượng

Lưới chắn Cửa điều chỉnh lưu lượng Chiều rộng kênh (0,54 m)

4m

Bể nước Hệ thống máy đo lưu tốc nước điện từ PEMS - E40

Hình 2 13 Sơ đồ thiết kế (mặt cắt ngang) kênh nước hở

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KHẢ NĂNG DI CHUYỂNCỦA TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) ÁP DỤNGCHO ĐƯỜNG DI CƯ QUA ĐẬP PHƯỚC HÒA (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w