8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định đặc điểm cá nhân của người học là một căn cứ cực kì quan trọng và cần thiết trong việc xác định ngành nghề và hướng đi cho tương lai (Chapman, 1981; Worthington Higgs, 2003; Nguyễn Phương Toàn, 2011…). Một số yếu tố thuộc về các đặc điểm của bản thân người học như: giới tính, khả năng tài chính, tích cách, tự tin vào năng lực của bản thân, sở thích, sở trường, thậm chí là cả kì vọng của người học về ngành học... Theo Bandura (1997) “tự tin vào năng lực bản thân là nhận định của một cá nhân về đặc điểm tâm – sinh lý của mình đáp ứng yêu cầu của một công việc nhất định và đảm bảo cho công việc đó đạt kết quả”. Theo ông, có bốn nguồn để tự tin vào năng lực của bản thân gồm: trải nghiệm của bản thân; sự học hỏi xã hội; sự khích lệ của xã hội; các trạng thái cảm xúc. Còn sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi. Sở thích là yếu tố quyết định quan trọng để học sinh chọn nghề kế toán (Jackling và Kenerley, 2000; Law và Yuen, 2012). Không chỉ vậy, Michael Borchert (2002) cho rằng trong ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là: môi trường, cơ hội và đặc điểm cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự chọn lựa nghề nghiệp của học sinh trung học.
Chính vì thế, mỗi khi đưa ra quyết định về việc chọn ngành học, chọn hướng đi nghề nghiệp cho tương lai thì yếu tổ cá nhân là một yếu tố quan trọng. Nhưng thực tế cho thấy, chỉ khi chọn được đúng thứ mình mong muốn, đúng thứ cần thiết cho nghề nghiệp, cho bản thân trong tương lai thì cá nhân họ mới làm tốt và cố gắng hơn nữa. Vậy nên, khi chọn học thêm các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán chắc hẳn rất nhiều người băn khoăn, họ có nhiều lí do để cho rằng học vì thích, học vì đam mê, vì muốn phát triển nghề nghiệp của bản thân, vì phù hợp với nhu cầu của họ, … Đối với ngành kế toán, trước đây có rất nhiều ý kiến cho rằng ngành này chỉ phù hợp với những người có khả năng tính toán giỏi, cẩn thận và đặc biệt rất khô khan. Một số ý kiến khác lại cho rằng, kế toán luôn là ngành “hot” thu hút số lượng nhiều theo học rất đông nhưng theo các thống kê mới đây thì kế toán lại là ngành đang bão
hòa do thừa nhiều nhân lực, lí do là các kế toán viên chưa đáp ứng được theo quy chuẩn quốc tế và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Vậy nên quyết định học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán có phải là một hướng đi mới và mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người học.
b. “Gia k nh là yeu to có ảnh hwớng ken quyet kịnh chon hoc các chúng chỉ nghề nghiệp quoc te trong lĩnh vực ke toán của sinh viên các trwờng kại hoc”
Gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định theo học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế này của sinh viên. Bởi mỗi sinh viên còn đang đi học và phụ thuộc rất nhiều vào gia đình, cả tài chính lẫn tinh thần. Nên mỗi một quyết định quan trọng, đặc biệt là liên quan đến phát triển nghề nghiệp đều xin ý kiến của gia đình vừa để lấy đó là sự tham khảo cũng như nhận được sự ủng hộ, đồng ý và chu cấp từ phía gia đình. Trong nghiên cứu của Myburgh (2005) khi nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trở thành kế toán đối với các sinh viên năm nhất” tại trường đại học Pretoria, bên cạnh năng khiếu thì những lời khuyên và hướng dẫn của cha mẹ, người thân có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn của sinh viên. Hay “lời khuyên của các thành viên trong gia đình, người thân, tác động đến ý định của học sinh lựa chọn ngành nghề kế toán của sinh viên” (Tan và Laswad, 2006). Tương tự, Auyeung và Sands (1997) đã cho thấy rằng cha mẹ, giáo viên, cựu sinh viên, bạn bè sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Châu Á vì họ chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, các quyết định của họ chủ yếu hướng về gia đình. Vậy nên với quyết định theo học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán của sinh viên trong phạm vi nghiên cứu của để tài không thể không bị ảnh hưởng từ yếu tố gia đình. Yếu tố này sẽ được phân tích và làm rõ trong phần tiếp theo của bài nghiên cứu.
c. “Lợi ích của các chúng chỉ này là yeu to có ảnh hwớng ken quyet kịnh chon hoc các chúng chỉ nghề nghiệp quoc te trong lĩnh vực ke toán của sinh viên các trwờng kại hoc”
Trong bối cảnh nhiều cử nhân không tìm được việc làm, sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp, kỹ năng quốc tế là hướng đi mới mở ra cơ hội sự nghiệp tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Đó là lý do ngày càng nhiều bạn sinh viên đặt mục tiêu đạt được những chứng chỉ, nghề nghiệp quốc tế. Ngoài việc bo sung thêm kỹ năng, kiến thức cần thiết, các khóa học này còn cung cấp sự uy tín, là căn cứ vững chắc khẳng định năng lực của người học với nhà tuyển dụng. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi, chìa khóa vàng cho sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp: cơ hội việc làm, thu nhập cao, công việc on định, môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp (Felton et al, 1994; Tan và Laswad, 2006 ).
Tham gia những khóa học lấy chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán, người học sẽ thu được nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến khía cạnh nâng cao kỹ năng, trau dồi kiến thức. Theo đó, mỗi khóa học có thể trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết, bo sung những kiến thức chưa được trang bị ở bậc đại học. Chương trình học được xây dựng tập trung vào tính thực tiễn, dễ dàng áp dụng vào những tình huống nghề nghiệp cụ thể, thoát ly khỏi lối học lý thuyết thiếu tính ứng dụng. Hơn thế, tham gia mỗi khóa học lấy chứng chỉ, người học còn được tiếp cận với đội ngũ chuyên gia hàng đầu cũng như những đồng nghiệp, học viên cùng cấp trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Qua đó, bản thân người học được thúc đẩy kết nối, tương tác, học hỏi lẫn nhau, trao đoi những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình làm việc và hành nghề. Quan trọng hơn là cánh cửa mở ra những cơ hội nghề nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Những chứng chỉ này giống như tấm giấy thông hành giúp chủ nhân bước những bước vững chắc trên con đường sự nghiệp, là một chuẩn mực đo lường về kiến thức, năng lực, tâm huyết… của người học với từng lĩnh vực đặc thù. Đây cũng là minh chứng thuyết phục với nhà tuyển dụng về những giá trị tiềm năng của ứng viên. Chẳng hạn như, khi sở hữu chứng chỉ ICAEW CFAB, ứng viên đã có vị trí vượt trội và khác biệt với những ứng viên khác khi thi tuyển vào đối tác đào tạo của ICAEW là các công ty, to chức đa quốc gia như Big Four, BDO,
Standard Chartered Bank… Không chỉ chứng chỉ ICAEW mà các chứng chỉ khác như CPA, ACCA, CIMA, CMA …cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người học.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng đặc điểm nghề nghiệp, chẳng hạn như môi trường làm việc, cơ hội phát triển chuyên môn và thăng tiến, khả năng chuyển đoi sang những công việc khác … cũng là những yếu tố tác động mạnh đến sự lựa chọn này (Cabera & LaNasa, 2000; Brown và cộng sự, 2002; Nguyễn Phương Toàn, 2011…). Chính vì nhận thức được lợi ích to lớn của các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán mang lại (cả về thu nhập, về vị trí việc làm, cơ hội thăng tiến & phát triển trong sự nghiệp, viễn cảnh việc làm…) nên nhiều sinh viên đã quyết định theo học các chứng chỉ này từ rất sớm hoặc lấy đó là mục tiêu phấn đấu trong sự nghiệp của mình. Vậy nên yếu tố lợi ích với các lợi ích từ các chứng chỉ này mang lại là một yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn theo học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của sinh viên ngành kế toán.
d. “Thwơng hiệu và uy tín của các chúng chỉ này là yeu to có ảnh hwớng ken
quyet kịnh chon hoc các chúng chỉ nghề nghiệp quoc te trong lĩnh vực ke toán của sinh viên các trwờng kại hoc”
Hiện nay, có khoảng 6-7 chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán cho sinh viên lựa chọn theo học. Bên cạnh những điểm tương đồng, các chứng chỉ vẫn có những đặc điểm và lợi ích riêng. Thương hiệu và uy tín của các chứng chỉ là khác nhau, tùy theo lịch sử hình thành và phát triển; vị trí việc làm có thể đảm nhận, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn tay nghề… sau khi sở hữu chứng chỉ đó hoặc có thể là mối quan hệ hợp tác của to chức, hiệp hội cấp chứng chỉ với các nhà tuyển dụng…Tương tự như hành vi tiêu dùng của con người khi trao đoi và mua bán hàng hóa, thương hiệu và uy tín của các nhãn hàng là yếu tố họ đặc biệt quan tâm. Theo Niall Fitzegarald (2008), chủ tịch công ty Unilever phát biểu: “thwơng hiệu là chỗ
xây dựng thành công sẽ rat khó trớ nên lạc hậu” (Aaker, 1991). Cũng theo ý kiến này,
Kotler và Keller (2006) cho rằng “thwơng hiệu vô cùng quan trong v nó kại diện cho
trách nhiệm của nhà sản xuat với ngwời tiêu dùng”. Bởi vậy nên khi đưa ra quyết định
chọn lựa theo học chứng chỉ nào thì yếu tố thương hiệu và uy tín của chính chứng chỉ hoặc to chức, hiệp hội nghề nghiệp cấp chứng chỉ đó, đặc biệt là các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán- một trong những lĩnh vực hàng đầu và có vị trí đặc biệt quan trọng thì sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ không tránh khỏi những lăn tăn, trăn trở trước khi đưa ra quyết định. Sự tác động của yếu tố này sẽ được nhóm làm rõ và phân tích kĩ hơn qua việc khảo sát, kiểm định trong nghiên cứu.
e. “Chi phí phải b ra khi theo hoc các chúng chỉ này là yeu to có ảnh hwớng ken quyet kịnh chon hoc các chúng chỉ nghề nghiệp quoc te trong lĩnh vực ke toán của sinh viên các trwờng kại hoc”
Các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế do các to chức, hiệp hội nghề nghiệp quốc tế cấp nên học phí theo học sẽ tính theo mệnh giá tiền tệ của các nước đó. Hơn nữa, do có tính quốc tế nên học phí thường phải nộp theo giá trị ngoại tệ tương đương, do vậy sẽ có sự chênh lệch tỷ giá, hối đoái về mặt tiền tệ giữa các nước. Bởi có nhiều lí do khác dẫn đến đồng tiền Việt Nam lại có mệnh giá thấp nên khi quy đoi học phí phải chi trả ra giá trị tiền Việt sẽ tương đối cao. Thực tế này dẫn đến sự băn khoăn do dự của người học khi đăng kí, lo sợ bản thân có thể không theo được dẫn đến hệ lụy là bỏ dở hoặc chưa học đã từ bỏ ý định, thậm chí sẽ có bạn nghĩ rằng bỏ nhiều tiền ra để học nhưng lại không tiếp nhận được hết nội dung kiến thức. Hoặc nhiều bạn thực sự đam mê và muốn theo học nhưng khả năng tài chính không cho phép nên quyết định từ bỏ tạm thời việc theo học. Do vậy, chi phí cũng là yếu tố có những sự ảnh hưởng nhất định đến quyết định theo học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế này của sinh viên ngành kế toán.
nghiệp quoc te trong lĩnh vực ke toán của sinh viên các trwờng kại hoc”
Bromley H. Kniveton (2004) cho rằng cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Nhà trường không chỉ là nơi đào tạo kiến thức chuyên ngành cho sinh viên mà còn là nơi có nhiều giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm, thâm niên … sẽ đưa ra những lời khuyên, định hướng thêm cho sinh viên. Ở đây còn có rất nhiều cơ hội cho sinh viên tìm hiểu về các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, góp phần nâng cao tay nghề cũng như kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, giúp ích cho phát triển sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Bằng chứng là các buoi họp báo, buoi tọa đàm định hướng và phát triển, các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ kĩ năng,... và quan trọng hơn là sự hợp tác của khoa, của nhà trường với các to chức nghề nghiệp quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định của theo học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế sau khi tốt nghiệp của sinh viên. Đồng thời các giảng viên của trường cũng luôn tạo cơ hội và cung cấp các thông tin cần thiết cho sinh viên. Do đó, khi xét đến các yếu to ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của sinh viên trong lĩnh vực kế toán thì không thể không nhắc đến yếu tố nhà trường.
Trên cơ sở các lý thuyết có liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mô hình“các yeu to ảnh hwớng ken quyet kịnh lựa chon theo hoc các chúng chỉ nghề nghiệp quoc te của sinh viên các trwờng kại hoc trên kịa bàn thành pho Hà N i”,
được thể hiện trong bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu về quyết định các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, chọn ngành, chọn trường của người học.
Các yếu tố Yếu tố thuộc về cá nh n Yếu tố gia đình
Yếu tố thuộc về c ng việc Yếu tố nhà trƣờng Yếu tố chi phí
Yếu tố khác
Sở Đặc Năng Đam Cơ Thu Cơ Sự Viễn Tính Đặc Thông Chất Sự tƣ Các
thích điểm lực mê hội nhập hội hài cảnh chất điểm tin sẵn lƣợng vấn, cá
Các nghiên cứu (1) bản thân (2) của bản thâ n (5) của bản thâ n (5) việc làm (1) (4) (5) (1) (2) thăn g tiến & phát triển trong công việc (2) lòng trong công việc (2) nghề nghiệp (3) nghề nghiệp (3) của trƣờng (3) (4) có về trƣờng (4) ngành kế toán của trƣờng (5) định hƣớng (5) nhân có ảnh hƣởn (4) 1.NC của tác giả Khaled, Jordan (2011) x x x 2.NC của nhóm tác giả Arleta Szadziewska, Jaroslaw Kujawski, x x x
(nguồn: nhóm tự tổng hợp tù các nghiên cúu liên quan) Ba lan (2015) 3.NC của nhóm tác giả Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017). x x x 4.NC của tác giả Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2010) x x x x 5.NC của tác giả Trần Thị Nhung (2019) x x x x x Tổng 5/5 2/5 5/5 3/5 1/5 2/5
Trong đó:
(1): yeu to này thu c nghiên cúu so 1 “NC của tác giả Khaled, Jordan (2011)”
(2): yeu to này thu c nghiên cúu so 2 “NC của nhóm tác giả Arleta Szadziewska, Jaroslaw Kujawski, Ba lan (2015)”
(3): yeu to này thu c nghiên cúu so 3 “NC của nhóm tác giả Nguyễn Thị Bích Vân và c ng sự (2017)”
(4): yeu to này thu c nghiên cúu so 4 “NC của tác giả Trần Vǎn Quí, Cao Hào Thi (2010)”