Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã xác định, nghiên cứu sinh tập trung giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Một là, về lý luận pháp lý, luận án cần tập trung giải đáp các câu hỏi sau: - Nguồn nước liên quốc gia là gì? Tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục
đích phi giao thông thủy là gì? Đặc điểm của tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy?
- Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy là gì? Đặc điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy?
- Các nguyên tắc cơ bản và các biện pháp giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy theo quy định của pháp luật quốc tế là gì?
Hai là, về thực tiễn, luận án cần đi sâu giải đáp các câu hỏi:
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy trên thế giới như thế nào? Các biện pháp được áp dụng phổ biến và kết quả giải quyết tranh chấp? Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quốc tế có thể tham khảo, vận dụng vào trường hợp sông Mê Công?
- Có hay không tồn tại tranh chấp nguồn nước sông Mê Công? Thực trạng và những đặc điểm nổi bật của vấn đề tranh chấp nguồn nước sông Mê Công là gì? Thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công hiện nay, nhất là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp đã đầy đủ, cụ thể hay còn có những điểm bất cập, vướng mắc làm hạn chế khả năng giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công?
Ba là, về các đề xuất, kiến nghị: Từ kết quả nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy, thực trạng tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công cần đưa ra những đề xuất, kiến nghị gì về giải pháp
chung và giải pháp cụ thể để giải quyết hiệu quả vấn đề tranh chấp nguồn nước sông Mê Công nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia?