Starbucks rất nổi tiếng về việc sử dụng công nghệ, không chỉ cho các quy trình liên quan đến cà phê (để đảm bảo sự thống nhất về hương vị và chất lượng cùng với tiết kiệm chi phí) mà còn trong việc kết nối với khách hàng của mình. Nhiều khách hàng sử dụng các cửa hàng Starbucks làm văn phòng tạm thời hoặc nơi gặp gỡ vì WiFi miễn phí và không giới hạn. Trở lại năm 2008, công ty đã ra mắt một nền tảng nơi khách hàng có thể đặt câu hỏi, đưa ra đề xuất và bày tỏ ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm; công ty đã thực hiện một số đề xuất mà chương trình phần thưởng của là một trong số ấy, từ chínhdiễn đàn này. Starbucks cũng sử dụng hệ thống iBeacon của Apple, trong đó khách hàng có thể gọi đồ uống thông qua ứng dụng điện thoại Starbucks và nhận được thông báo khi đồ uống đã sẵn sàng khi họ đi bộ trong cửa hàng.
Câu 4 : phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Có khá nhiều mô hình dùng để đánh giá điểm mạnh điểm yếu của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình SWOT được xem là nổi tiếng và phổ biến nhất khi phân tích kinh doanh, đánh giá về một doanh nghiệp.
• Strengths (Điểm mạnh): Những yếu tố nội bộ, bên trong doanh nghiệp và
là lợi thế, doanh nghiệp có thể điều chỉnh được.
• Weaknesses (Điểm yếu): Những yếu tố nội bộ, bên trong doanh nghiệp và
là những điều doanh nghiệp làm chưa tốt, chưa làm được.
• Opportunities (Cơ hội): Những yếu tố môi trường bên ngoài, có tác động
thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
• Threats (Thách thức): Những yếu tố môi trường bên ngoài, có tác động cản
trở, gây khó khăn đến sự phát triển doanh nghiệp. Ví dụ :
* Điểm mạnh của TH True Milk
・Lợi thế về xuất phát điểm
Thị trường sữa là một trong những thị trường cạnh tranh nhất tại Việt nam .Con số thị phần 30% chính là bằng chứng cho những nỗ lực của TH True Milk.
Tập trung vào sản phẩm sữa tươi, TH True Milk hiện đã lọt vào top 3 nhà sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam với doanh thu và thị phần ngày càng tăng. Số liệu thống kê năm 2013 cho thấy TH True Milk chiếm 32% thị phần sữa lỏng của Việt nam, nhưng con số này đã tăng lên hơn 40% vào năm 2015. Công ty cũng có hơn 140.000 điểm bán lẻ và các kênh bán hàng truyền thống.
・Văn hoá tổ chức công ty thân thiện
TH True Milk có văn hoá tổ chức rất thân thiện với môi trường và xã hội. Điểm mạnh này góp phần nâng cao sự phát triển trong nội bộ công ty cũng như hình ảnh thương hiệu trước đại chúng.
TH True Milk đã có những bộ nguyên tắc và tầm nhìn trong kinh doanh như:
・Bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua nguồn sữa sạch・Nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên・Thân thiện với nền kinh tế nội địa・Chia sẻ lợi ích công cộng…
・Thương hiệu vì cộng đồng
TH True Milk đã tham gia vào rất nhiều dự án với ý nghĩa đóng góp vào lợi ích của cộng đồng như thành lập các trang trại và nhà máy công nghệ chế biến sữa giúp tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương và cải thiện hiệu quả đất nông nghiệp, quyên góp hàng triệu ly sữa hàng năm tài trợ cho các vùng nghèo, thành lập các đội tổ chức tuyên truyền nhấn mạnh việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam…
Ngoài ra, TH True Milk cũng là nhà tài trợ cho các dự án xã hội như dự án tài trợ hàng triệu cốc sữa cho những người hiến máu trong ngày Chủ Nhật đỏ, dự án đóng góp vào việc trùng tu các ngôi chùa cổ trên toàn quốc và các dự án lập trình thúc đẩy giá trị của phụ nữ, đạo đức xã hội, …
2. Điểm yếu của TH True Milk
・Giá thành
Kể từ khi gia nhập thị trường sữa, TH True Milk đã là thương hiệu có giá thành cao hơn hẳn so với sản phẩm của các thương hiệu sữa khác. Điều này tạo sự bất lợi lớn cho TH trong thị trường sữa nội địa đầy tính cạnh tranh, đặc biệt so với Vinamilk, nhà sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam. Đặc biệt giá thành cao cũng là một cản trở của TH True Milk khi tiếp cận tầng lớp thu nhập trung bình và thấp, tầng lớp chiếm đa phần trong tổng dân số tại Việt Nam
・Thị trường sữa bão hoà tại Việt Nam
Không ai có thể phủ nhận được thị trường sữa đang phát triển mạnh ở Việt Nam, với một số lượng lớn các sản phẩm bày bán ở mọi cửa hàng hoặc các siêu thị từ nhỏ tới lớn. Điều này dẫn tới xu hướng người tiêu dùng không phân biệt được các loại sữa do thiếu hiểu biết về thông tin sản phẩm và thiết kế bao bì gây nhầm lẫn. TH True Milk cũng là một thương hiệu trong số muôn vàn các thương hiệu sữa nội địa. Vậy nên, điều này khiến cho TH True Milk luôn trong trạng thái phải tìm ra những cách tiếp cận Khách hàng mới hoặc các chiến dịch nhận diện thương hiệu trong quá trình kinh doanh của mình.
3. Cơ hội của TH True Milk
・Chú trọng sức khoẻ người tiêu dùng
Một trong những cơ hội lớn nhất của TH True Milk nằm ở việc chú trọng vào sức khoẻ của người tiêu dùng trong những năm gần đây. Theo xu hướng đó, một trong những sản phẩm cực kỳ được ưa chuộng của True Milk là dòng sản phẩm sữa hữu cơ của thương hiệu.
Sữa hữu cơ có ước tính doanh thu toàn cầu tăng 200% vào năm 2025. Và tại Việt Nam thì các sản phẩm sữa hữu cơ phần lớn vẫn được nhập khẩu từ các trang trại hữu cơ chi nhánh ở nước ngoài. Vậy nên, có một nhu cầu đầy tiềm năng về thị trường sữa hữu cơ tại Việt Nam và TH True Milk đang đẩy mũi tiến chiến lược vào thị trường mới nổi này và đã giành được nhiều bước tiến quan trọng.
・Sự phát triển hướng tới thị trường quốc tế
Sự công nhận về mặt thương hiệu và chất lượng ngày càng tăng của TH True Milk đã mang tới cho công ty cơ hội phát triển tại các thị trường trong nước và toàn cầu. Ví dụ, thương hiệu đã nhiều năm được chính quyền Việt Nam công nhận hoạt động trong thị trường nội địa hay rất nhiều giải thưởng về tính an toàn cho người sử dụng giúp chứng minh được tính lành mạnh và an toàn của sản phẩm cho mọi tầng lớp người tiêu dùng.
Đặc biệt năm 2016, TH True Milk được Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vinh danh vì những đóng góp vào việc phát triển các sản phẩm hữu cơ. Những giải thưởng cao quý trên tạo đà phát triển cho TH True Milk, không chỉ trong thị trường nội địa mà còn vươn tầm ra các thị trường quốc tế như Nga, Trung quốc, Nhật Bản.
4. Thách thức của TH True Milk
・ Sự cạnh tranh không ngừng
Như đã đề cập ở trên thì sự cạnh tranh trong thị trường sữa của Việt Nam là một trong những yếu tố mang đầy tính thách thức trong tương lai của TH True Milk. Đặc biệt, mọi sản phẩm hay ý tưởng của thương hiệu đều có thể bị bắt chước và bày bán với mức giá rẻ hơn.
Xét về giá thành, TH True Milk cũng gặp bất lợi hơn khi giá thành của TH True Milk đặt ra cao hơn so với đối thủ của mình. Một hộp 500ml sữa hữu cơ của TH True Milk có giá 31,000VND so với một hộp 1L của Vinamilk có giá 55,000VND. Vậy nên, với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu bên ngoài khiến cho TH True Milk phải cực kỳ cân nhắc trong mọi bước tiến của thương hiệu trong tương lai.
・ Các cam kết trong tương lai
Một mối đe dọa đáng kể khác đối với TH True Milk là cam kết đi theo các nguyên tắc của Doanh nghiệp trong tương lai. Hiện tại, TH True Milk vẫn đang không ngừng phát triển và mở rộng quy mô của mình. Với quy trình sản xuất mang tính quy mô lớn cùng một kế hoạch đầu tư lớn như vậy, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều điều không chắc chắn về những cam kết của Doanh nghiệp với cộng đồng.
Câu 5: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và các giải pháp nâng cao cạnh tranh ?
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác, là sức sản xuất ra thị thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, nó không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp... một
cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh vì các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường
Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:
Các công cụ cạnh tranh cơ bản mà doanh nghiệp thường áp dụng bao gồm sản phẩm/dịch vụ, giá cả, kênh phân phối, thời cơ kinh doanh,....
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Để nâng cao cạnh tranh bằng các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cần có chiến lược đúng đắn, tạo ra những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt nhất.
- Khi các sản phẩm có chất lượng ngang nhau, thì yếu tố giá cả sẽ là động lực thúc đẩy quyết định mua của khách hàng. Do vậy, Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường cũng như xu hướng tiêu dùng và tâm lý của khách hàng. Đồng thời hải xem xét nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ và uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó đưa ra mức giá phù hợp để có thể cạnh tranh vs các doanh nghiệp khác.
- Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và bán hàng, Việc lựa chọn kênh phân phối có thể là động lực để đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa. Doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đúng đắn và đưa ra quyết định sáng suốt để có một hệ thống phân phối vận hành tốt để nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
- Cạnh tranh về thời cơ thị trường. Doanh nghiệp cần phát hiện ra thị trường mới để tiến hành khai thác thì doanh nghiệp còn dự báo được các thay đổi để đưa ra các chính sách hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác trên thị trường. - Cạnh tranh về không gian và thời gian, Để thúc đẩy cho quá trình kinh doanh diễn ra một cách thuận tiện và nhanh nhất thì phải sử dụng các biện pháp sau: Ký
kết hợp đồng, điều kiện bán hàng nhanh và thuận tiện, thủ tục bán hàng nhanh, các hoạt động sau bán phong phú. Doanh nghiệp luôn phải tạo uy tín với khách hàng, từ đó làm tiền đề vững chắc cho công tác tiêu thụ
- Áp dụng các dịch vụ sau bán hàng:
+ Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hàng hoặc đổi lại hàng nếusản phẩm không đúng theo yêu cầu ban đầu của khách hàng.
+ Cam kết bảo hành, bảo dưỡng trong thời gian quy định
Thông qua các dịch vụ sau bán hàng doanh nghiệp sẽ nắm bắt rõ sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không? Đồng thời tiếp nhận các ý kiến phản hồi về sản phẩm một cách chính xác và khách quan nhất.Từ đó kịp thời giải quyết các vấn đề của khách hàng,tạo niềm tin cho khách hàng.