Việc Tây Sơn ra Bắc, các chi tiết còn ở quyển 30, Liệt truyện, chuyện Nguyễn Huệ, tờ 18a trở đi,

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 8 pptx (Trang 32 - 34)

Cương mc quyn 46, 22a trởđi.

NỒI DA XÁO THỊT

Nguyên nhân * Chiến tranh * Kết qu: “ngư ông” Nguyn Ánh.

Vào đầu năm 1787, trong khi người ta tưởng những lực lượng thống nhất có cơ

tập thành thì một biến chuyển lớn lao làm tan vỡ viễn tượng đó: anh em Tây Sơn, hay nói đúng hơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệđánh nhau. Tại sao có thể xảy ra như vậy?

Sách Hoàng Lê cho chúng ta biết sự rạn nứt có từ lúc Nguyễn Huệ nghe lời Nguyễn Hữu Chỉnh “tự chuyên” kéo quân ra Bắc. Chúa Tây Sơn vốn biết Huệ “khôn ngoan”, “giảo quyệt” sợ Huệ lấy Bắc Hà trở về hợm hĩnh, khó mà kìm chế. Khi tiếp

được thư báo Bắc Hà lấy được rồi, Nhạc lại sợ Huệ cầm đại quân ở xa, có tướng tài trong tay sinh biến, nên lật đật ngày đêm dẫn bộ binh ra lôi về. Mối rắc rối quyền bính này tưởng có thể dẹp yên được khi Huệ ra tận ngoài cửa ô Thăng Long đón tiếp Nhạc, dâng binh phù, tạ tội, dẫn về nhà giới thiệu vợ mới cưới, anh em đối đáp “y như anh em các nhà thường dân”.

Nhưng chúng ta thấy mối nứt rạn vẫn còn: Nguyễn Nhạc nắm quyền thấy rằng cơ ngũ đã được đổi mới dưới quyền Huệ mà vẫn phải để nguyên. Xung đột nổ bùng khi quân Tây Sơn về đến Huế. Sách Hoàng Lê mượn lời Nguyễn Hữu Chỉnh tâu với Chiêu Thống mà nói rõ mối biến loạn này:

“Vua Tây từ khi về Nam thì kéo về luôn quốc thành, còn Thượng công thì ở Phú Xuân, nghỉ quân mua vui, hoặc là ban bố mệnh lệnh, sửa sang thành lũy. Bao nhiêu quân tướng, khí giới, các vật quý báu lấy được ở Bắc đem về, Thượng công đều chứa vào một chỗ, vua Tây cho người ra vời, Thượng công cũng không chịu vào chầu. Rồi thì phong quan ban chức, Thượng công đều tự quyết định, không hỏi gì đến vua Tây. Vua Tây cho người đem ấn ra phong Thượng công là Bắc Bình vương và hỏi những thứ của báu bắt được ở phủ Chúa Trịnh, Thượng công cũng không chịu trả lời. Vua Tây giận lắm, vì thế anh em mới gây ra cuộc binh đao”.

Sử quan nhà Nguyễn khi bàn về chỗ này quy tội thực nhiều cho Nguyễn Nhạc. Họ cho rằng từ lúc đánh Bắc Hà thắng, Nhạc đắc chí, ngày càng buông thả dâm loạn, giết Nguyễn Thung, người cộng sự lúc đầu, lại hiếp vợ Huệ, “người người đều ghê tởm”. Trong chuyến Bắc xâm, vàng bạc quý giá của Trịnh phủ Nguyễn Huệ lấy, Nhạc đòi không cho Huệ và ông lại còn tranh chiếm đất Quảng Nam nữa1. Do đó, chiến tranh mới nổ bùng.

Một nhân chứng đương thời tại chỗ viết thư nói về việc xảy ra sau ngày Tây Sơn

288

Quy phủ và ngay sau đó bắt dân chúng tôn lên làm Đức Chúa; Nhạc biết tin không bằng lòng nên nhiều lần đe doạ em...”2.

Như vậy việc Huệ tự chuyên ở Huế, không muốn thuộc dưới quyền Nhạc nữa

được xác nhận ngay cả trong lặng yên (lạ kỳ, có vẻ thiên vịđối với Huệ) của sử quan bởi vì Nhạc đã lôi em từ Bắc Hà về mà phải chịu để Huệ ở lại Phú Xuân với vàng bạc cướp được chứ không kéo được về ngay Hoàng Đế thành như những lần Nam chinh. Sở dĩ Nhạc chịu về Quy Nhơn một mình vì mối lo của Nhạc đã thành sự thực: binh lính quen chịu sự điều khiển của Huệ phần lớn đã theo ông này. Hoàng Lê cho

ta thấy lúc Nhạc thu lại binh phù ở Bắc thấy có nhiều sự đổi thay, sắp đặt quân ngũ

khác đi nhưng giả vờ không hay biết gì hết. Ông không thể làm khác hơn ở đất địch, nhưng về tới Phú Xuân ông cũng không lấy lại được thực quyền: một phần rất lớn thuỷ quân đã theo Nguyễn Huệ3

. Do đó, ta thấy hành động “dâm, sát” ở Quy Nhơn của Nhạc có thể coi là vì phẫn chí, vì mối bận tâm thanh toán nội bộ hơn là vì đắc chí như lời sử quan.

Nhưng tại sao bỗng dưng lần này Huệ trở chứng với ông anh khi đã không có gì xảy ra hết trong những chuyến viễn chinh Gia Định? Đó chính là vì Tây Sơn đã tiến

đến một giai đoạn khác trong sự phát triển của họ. Một biến cố có căn cớ sâu xa bắt nguồn từ những chuyển biến lịch sử bên trong cũng như bên ngoài nước như biến cố

Tây Sơn, tất có những giai đoạn phát triển khác nhau, kế tiếp nhau mà từng cá nhân

đang đóng vai tuồng lịch sửđó không thể thấy được vì phải chịu giới hạn của cá tính, giáo dục, thành kiến thu nhận và khoảng thời gian sống nữa. Hãy trở về Nguyễn Nhạc. Như ta đã nói, ước vọng của Nhạc thổ lộ với Chapman là chiếm cả giang sơn Nam Hà, và chỉ chừng ấy đủ rồi. Ông vẫn tự nhận mình là vua Tây Sơn, “vua Trời” của binh dân đất Nam Hà. Đối với đất Bắc, ông trở lại thời kỳ thường dân xa xưa, mặc cảm tương tự xuất hiện như khi mới gặp Chapman ông đã vội vã thanh minh việc nổi loạn khiến người khách buôn này không khỏi ngạc nhiên. Trên đường lật đật ra Bắc, Nguyễn Nhạc gặp ở Nghệ An một đám dân quê khúm núm dâng lễ vật, gọi “quan lớn”, ông gạt đi:

“Tôi không phải là quan lớn. Tôi là họ ngoại của Chúa Nam Hà vẫn quen gọi là Biện Nhạc đấy... Các người hậu tình thấy tôi đi xa, lương khô ăn nhạt mà đem những món ăn ngon lành biếu tôi, cám ơn, cám ơn...”

Vì vậy khi Nguyễn Hữu Chỉnh mang mầm mống phá hoại Bắc Hà vào miền Nam ươm giống phát triển, ông đã không biết sử dụng để lật đổ chúa Trịnh. Ông đã lớn tuổi rồi, từ một tên Biện lại làm loạn (cho dù có ý thức) lên được vua Trời, thế là

đủ lắm rồi.

Nguyễn Nhạc dừng lại, nhưng những động lực vô ý thức của lịch sử vẫn thúc

đẩy con người tiến tới. Ta thấy Nguyễn Hữu Chỉnh xui được Tây Sơn ra Bắc xô nốt dấu vết của nền phân tranh cũ. Rồi trong chuyến đi đó, ta đã thấy Nguyễn Huệ lớn lên như thế nào. Tuổi còn trẻ, ước vọng còn lớn, chuyến ra Bắc với đất Bắc tan rã hé cho ông thấy có cả một xứ sở dưới dấu vết đổ nát vẫn chứng tỏ tràn trề sinh lực, của cải phong phú, xứ sở đó sớm muộn gì cũng vào tay anh em ông. Thế mà ông cứ cản lại, “sợ khó kìm chế” ông. Lời hịch lúc đánh nhau có chữ chê Nhạc “khinh suất, can không nghe”4. Khinh suất, can không chịu nghe chính vì Nhạc tự mãn trở nên coi thường những khuyến cáo đổi thay, trong lúc Huệ còn muốn tiến nữa5.

289

Thế là anh em chia lìa. Quân đi Bắc đã có cơ ngũ đổi thay, khác với lúc xuất phát, đã luyện thành nếp mới. Một phần nữa họ là dân Thuận Hoá, Bố Chính, có thể

có lính Bắc Hà, họ thích ở lại Huế hơn. Cho nên Nhạc về Nam mà Huệ còn giữ được quân.

Khi ra Bắc, Tây Sơn chiếm được kho tàng của Trịnh như các chứng nhân đã nói. Vàng bạc vốn không phải chỉ cần thiết cho bề ngoài một triều đình mà còn thiết yếu cho việc binh nhung nữa. Huệ phải giữ lại, và giữđược vì Nhạc cô thếở Phú Xuân.

Nhưng Nhạc tất nhiên cũng cần vàng bạc. Ta đã thấy Tây Sơn cần tiền như thế

nào. Chỉ cần thêm một chứng cớ nữa. Trước khi chiếm Thuận Hoá, vùng Tây Sơn có xẩy ra một vụ rối loạn phong tục do giáo điều Thiên Chúa gây ra, nên nảy sinh một vụ cấm đạo. Ấy thế mà những kẻ nào, nếu nghèo, nộp 10 cân đồng, nếu giàu, nộp từ

100-200 cân đồng thì khỏi phải chối đạo: Đến nỗi L.M Longer phải đưa ra nhận xét: “Có thể là bạo chúa chỉ làm như vậy vì keo cú bòn mót hơn là vì có ác cảm với đạo Thánh”6. Số chi của quốc gia vì phải trao đổi với bên ngoài trong một tình trạng kém thế nên lại càng gia tăng gấp bội.

Tây Sơn, cả Nhạc lẫn Huệ, đều cần rất nhiều tiền. Nhạc đòi vàng đất Bắc, Huệ

cố giữ và nhân đã có mâu thuẫn cũng muốn chiếm luôn kho vàng ở Quy Nhơn. Chiến tranh xảy ra.

Một bức thư viết ngày 12-5-1787 cho biết chiến tranh xẩy ra đã 3 tháng rồi7. Kẻ

nào mạnh thì ra tay trước lấn lướt cho nên Nguyễn Huệ mới kéo quân vào Quy Nhơn trong tuần lễ Tro (21-2-1787)8. Số lượng quân đi, kẻước lượng 60.000 người9, người tính đến 100.00010. chỉ biết rằng với lối hành quân của Nguyễn Huệ số quân không nhỏ được. “Ông bắt tất cả mọi người phải ra trận”, tất cả nghĩa là mọi người “từ 15

đến 60 tuổi”. Cho nên vùng Thuận Hoá, nhà thờ biến thành trại lính, tượng thần phật bị lấy ra đúc súng đại bác, đúc nồi11. Khi quân đi rồi không còn đàn ông, ở nhà chỉ có

đàn bà, kẻ mất cha, người mất con, kẻ lại mất chồng.

Họ, những lực lượng quyết định tình thế trên giải đất này họ đánh nhau rất dữ. Lại bộ Hồ Đồng bị bắt ở trận Đồng Tuyên trước làm cho Nguyễn Huệ một bài hịch, chửi bằng “sài lang, chó heo” để kể tội Nhạc “làm nhơ uế cả một triều”, “khinh suất, can không nghe” và cả quyết rằng “ngôi báu tất phải đổi dời”.

_______________________________________

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 8 pptx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)