Trích từ nhật ký của ông Letondal (A Launay, III, t 154, chú số l).

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 8 pptx (Trang 29 - 31)

10. Thư Labartette, G.M Veren, cho Boiret, 15-7-1786 (RI, XIV, 1910, t. 43); thư ca Doussain, tp chí trên, t. 47. C hai đều B Chính trong chiến tranh. chí trên, t. 47. C hai đều B Chính trong chiến tranh.

11. Thư Labartette cho Le Blandin. 23-6-1786 (BEFEO, 1912, t. 13, 14). 12. Thư Le Roy cho Le Blandin 6-12-1786 k trước. 12. Thư Le Roy cho Le Blandin 6-12-1786 k trước.

13. Thư Labartette, 23-6-1786 k trước. Cũng thy A. Launay, III, t. 122. 14. Thư Longer gi cho Juilhard (A. Launay, III, t. 122). 14. Thư Longer gi cho Juilhard (A. Launay, III, t. 122).

15. Thư Labartette gi cho Boiret. 15-7-1786 (A. Launay, III, t. 123). 16. Thư La Mothe, 3-12-1786 (RI, XII, 1910, t. 532. 16. Thư La Mothe, 3-12-1786 (RI, XII, 1910, t. 532.

17. BEFEO, 1912. t. 7.

Tướng tá Kinh đô lo chạy vợ con, cất giấu của cải, không một người nào dám

đánh giặc. Tham tụng Bùi Huy Bích bị công kích rồi bị Tông bãi chức, bắt ra trận

đốc chiến. Trần Công Xán hiến mưu Chúa, gọi Hoàng Phùng Cơ, bộ tướng Hoàng Ngũ Phúc trước kia, từ Sơn Tây về góp 300 bản bộ binh với 1.000 người vội vã chiêu mộ bằng 5.000 lạng bạc quân phí, tất cả đem ra đóng ở hồ Vạn Xuân. Thuỷ quân của Kinh kỳ cũng đến đóng ở bến Thuý Ái chờ giặc.

Nếp sống thái bình, lừđừ đã quen thói, quân Trịnh không lường được sức đánh hoả tốc của Tây Sơn. Giặc đến mà lính tráng không kịp lên thuyền để viên Thiên

285

tướng Ngô Cảnh Hoàn một mình đầu thuyền cự chiến, bị súng lớn bắn chết lôi theo cái chết thảm thương hơn của người vợ bé Phan Thị Thuấn. Quân Tây Sơn đã ùa lên bộ mà quân Phùng Cơ còn ăn cơm thì cái thế thua thật đã rõ rệt nghiêng về phía nào rồi.

Tây Sơn chém giết cho chán rồi tiến quân lên bến Tây Long. Đám lính hộ vệ

kinh thành bây giờ mới cho người ta thấy xấu hổ với danh vịưu binh. Nghe súng hoả

mai của giặc họ “sợ mất vía, bỏ cả khí giới, chạy thục mạng”. Cây cờ “Diệt Trịnh phù Lê” phất phới trên thành Thăng Long khiến cho “chỉ có Chúa Trịnh, bộ hạ cùng binh lính chạy trốn thôi” (21-7-1786)1.

“Giặc Quảng” tiến vào Trịnh phủ lấy vàng bạc, súng lớn, súng tay, đồ đạc, voi ngựa, chỉ để lại cái xác vôi gạch. Quân tướng Tây Sơn chui rúc ở các chùa, vứt chôn các pho tượng, không một mặc cảm nào hết2. Binh lính cũng mang tinh thần cương cường của chủ tướng. L.M Le Roy ở Kẻ Vĩnh thấy họ đi lính “không lương, không tiền”, mà “không lấy cái gì của người Bắc hết, hoặc ăn cơm không muối, uống nước lạnh và ngủ ngoài trời”3. Ở cửa Bạng, La Mothe thấy họ cướp bóc, đốt phá, nhưng giết người rất ít, vì có lệnh cấm của “bạo chúa”4. Họ trị tội bọn trộm cướp một cách giản dị đến thành thô kệch, tàn nhẫn: có ai cáo là không cần phải dông dài, họ chặt

đầu tức khắc 5. Hình phạt cũng không miễn trừ cho binh lính họ.

Nhưng chiến thắng không đủ, người ta còn phải hợp pháp hoá việc tiến quân đối với dân chúng. Thực ra, ở cửa miệng người mạnh việc gì không phải. Ở đây, như đã thấy, người ta có sẵn để lợi dụng một chiêu bài cũ kỹ: “Phò Lê diệt Trịnh” và một lời sấm truyền tụng từ lâu trong dân gian rằng Trịnh sẽ mất nghiệp Chúa. Lẽ Trời như

vậy, Tây Sơn chỉ là kẻđại Thiên hành đạo thôi. Cho nên, Lý Trần Quán dù có tự phụ

“đạo hiếu 3 năm đã trọn” có nhắc đến nghĩa vua tôi, tình thầy trò cũng không ngăn

được tên học trò Tuần huyện Trang bắt Đoan Nam vương Trịnh Tông đem nạp cho Tây Sơn với cái lẽ giản dị “sợ thầy không bằng sợ giặc, quý Chúa không bằng quý thân”.

Điều đó cho ta thấy sức phân ly của xã hội Bắc Hà đương thời. Những biến loạn trước xưng là diệt Trịnh phò Lê nhưng không có được những lực lượng kết tập to lớn. Đám nông dân trung châu đi theo Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương... chẳng hạn, vì nghèo đói, bất mãn quan lại mà vác bừa vác gậy làm giặc, mỗi nơi mỗi nhóm chứ thương gì Lê! Đám sĩ phu, võ tướng thấy ngồi ở phủ Chúa cũng không khác gì Điện Vua, làm Bồi tụng cũng giữ ngôi Tể

tướng thì có gì mà thắc mắc đổi thay? Còn Nguyễn chúa ở phương Nam muốn nói

đến nghĩa tôn phù - để giữđộc quyền tôn phù, thì cũng không đủ sức đem binh qua 7 huyện Nghệ An. Những lực lượng phân tán của xã hội Đại Việt chỉ vừa đủ để giữ

ngôi vua Lê chứ không đủđể trao lại thực quyền cho dòng họ này.

Rồi theo dần với thời gian, các vua Lê không dự vào chính sự trở nên vô tài, dung thường. Điển hình nhất là ông vua già, bệnh Lê Hiển Tông. Làm vua mà “khoanh tay rũ áo, tìm trò mua vui”, bị Trịnh Sâm đè nén mọi cách vẫn cười cợt mới có thể làm vua lâu dài. Nhưng lâu dần tính cầu an thành trầm trệđến nỗi không muốn Trịnh chúa mất nghiệp, sợ “mất kẻ gánh cái lo”, đến nỗi Kiêu binh xin tôn phò, chính ông doạ tố cáo với Đoan Nam vương, đến nỗi được Nguyễn Huệ trao quyền thì

286

không mấy vui, coi đó là “một gánh nặng”, gả Ngọc Hân cho người để họ chia sớt “lo lắng”.

Nhưng ông mai giảo hoạt Nguyễn Hữu Chỉnh chắc không ngờ mình vừa làm một việc thay đổi lớn lao con người của viên tân Nguyên suý Uy quốc công của triều Lê tàn tạ. Viên tướng thường thắng Nguyễn Huệ tuy cầm quân nhiều lần, tuy làm em vua một cõi, có lúc hãnh diện là “kẻ bố y”, nhưng không thoát khỏi mặc cảm làm kẻ

mường mán trong hang hốc xa xôi. Làm rể một giòng vua có quá khứ 400 năm, có người vợ kinh sử làu thông, Nguyễn Huệ lớn lên trước chính mình sau mười mấy năm hiên ngang trước binh tướng. Can dự vào việc lập Tự Hoàng, lo lắng cho việc chôn cất Hiển Tông, ông đã không là khách trong nước An Nam này nữa. Mối dè dặt, e ngại can thiệp vào đất Lê cứ dần dà xoá tan trong đầu óc ông cho đến khi có những cuộc tiến quân sau. Nhưng hiện tại ông chưa dám bỏ ý tôn Lê. Tây Sơn còn lo đề

phòng loạn ở các trấn của các tướng mất chức biến thành cướp như Đinh Tích Nhưỡng chiếm Cẩm Giang ở Hải Dương, của viên văn quan trở thành tướng bất đắc dĩ, Dương Trọng Tế, chiếm huyện Gia Lâm ngay bên thành Thăng Long. Nguyễn Huệ lo tìm cách cải thiện, tăng cường chiến cụ bằng cách tìm thợ rèn, và chỉ chăm chú rút về. Việc Nguyễn Nhạc hối hả ra Thăng Long làm cho ý định thêm chắc chắn.

Họ hàng Tây Sơn bàn mật ngày rút quân về mà không cho Chỉnh dự vào. Ngô Thì Chí cho là Vũ Văn Nhậm ghét Chỉnh, xúi Huệ bỏ rơi cho người Bắc Hà giết, tiện cho việc chiếm đất sau này. Nguyên cớ hiềm khích nhỏ mọn, lễ vật dân chúng đưa cho Chỉnh nhiều hơn cho Nhậm - cho ta thấy một lý do là sự cô lập của Tây Sơn giữa dân Bắc Hà. Tây Sơn chưa hẳn thù ghét Chỉnh, nhưng trước sự đắc thế, quen thuộc, cá trong nước của Hữu quân họ, một người vốn tự nhận có tài, dễ muốn làm việc độc lập, họ phải nghi kỵ.

Thế rồi nửa đêm 31-8-1786 Tây Sơn lén lút đi, thình lình như khi họ tới, duy không có Chỉnh cùng về. Biết được tình hình Bắc Hà yếu ớt, họ không nề hà gì mà không chiếm lấy một ít đất. Đóng quân ở dinh Vĩnh mươi ngày, họ cho Nguyễn Văn Duệ giữ Nghệ An, Vũ Văn Dũng6 ở Hà Trung (Thanh Hoá) lui về châu Bố Chính, để

Vũ Văn Nhậm giữ Đồng Hới ứng tiếp nhau. Nhân dịp đó, họ vơ vét kho tàng phủ

Yên Trường chứa bảo vật của họ Trịnh ở xứ Thanh. Quân lính cũng thừa cơ trên

đường về mà “cướp đoạt hai bên sông, bắt cóc đàn bà, con nít, làm nhiều điều nhơ

uế”7.

Nguyễn Hữu Chỉnh ở Kinh đô vội vã cướp thuyền chạy theo kịp. Nguyễn Huệ

khôn khéo lấy cớ ngoài Bắc còn có Hoàng Phùng Cơ, Đinh Tích Nhưỡng chưa trừ được nên cho vàng bạc, lưu Chỉnh lại Nghệ An rồi rút binh về thành Phú Xuân trong khoảng tháng 9-17868.

Trong một chuyến phiêu lưu dài 3 tháng, quân Tây Sơn đã đem lại tan rã cho đất Trịnh từ Thuận Hoá ra Thăng Long. Bắc Hà như một ngôi nhà ọp ẹp, bị xô đổ không gượng dậy được, một cái “nước không” như lời Chiêu Thống nói, chỉ còn chờ Tây Sơn ra cướp lần nữa là xong. Nhưng chuyến phiêu lưu dài này không phải là không có kết quả dội lại trong nội bộ Tây Sơn. Phản ứng dội ngược lại tai hại đến mực không ngờ có ảnh hưởng to lớn đến vận mệnh của họ9

. _________________________________________

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 8 pptx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)