Hoàn thiện xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong (Trang 101 - 103)

6. Kết cấu luận văn

3.2.4. Hoàn thiện xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá

nhân

- Đối với việc sử dụng công cụ tài sản đảm bảo tiền vay

Hoàn thiện về mặt pháp lý các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Qua xử lý một số tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản không rõ ràng, không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất khó khăn (cơ quan công chứng

92

không công chứng hợp đồng, người mua e ngại…). Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên không đăng ký sở hữu tài sản (đặc biệt là đối với nhà xưởng, công trình trên đất), ngân hàng không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp nhiều khó khăn về thủ tục, mất thời gian và tốn kém chi phí…nên khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất thế chấp tại Chi nhánh chưa có giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đó hồ sơ bảo đảm tiền vay không đầy đủ, gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Ðể giảm thiểu những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản” bảo đảm.

- Đa dạng hóa trong việc cấp tín dụng và cho vay đồng tài trợ với các “ngân hàng khác

Chi nhánh cần đa dạng hóa loại hình cấp tín dụng, đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm, thời hạn nhằm phân tán rủi ro tín dụng. Mặt khác, xu hướng của các ngân hàng hiện đại ngày nay là đa dạng hóa đầu tư vào cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, nên Chi nhánh cần phát triển các hoạt động kinh doanh khác như cung ứng các sản phẩm phi tín dụng: dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ cho thuê két sắt, quản lý dòng ngân lưu….

Ngoài ra, Chi nhánh có thể thực hiện cho vay đồng tài trợ. Vay đồng tài trợ là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của hai hay nhiều tổ chức tín dụng, trong đó Agribank làm đầu mối hoặc là thành viên cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống. Sử dụng hình thức này, Chi nhánh có thể khắc phục nhược điểm về năng lực cấp tín dụng bằng các đồng tài trợ với các NH khác. Đặc biệt, Chi nhánh còn có thể tiếp cận với năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng lớn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Việc nhiều ngân hàng cùng cho vay sẽ giúp chia sẻ tổn thất khi RRTD xảy ra.

93

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)