Hoàn thiện đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong (Trang 99 - 101)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2. Hoàn thiện đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Agribank Chi nhánh Yên Phong phải xây dựng phương pháp quản lý RRTD trong cho vay KHCN, tính toán đưa ra thông số (lượng hóa) một cách chính xác, phù hợp và thay thế cho phương pháp cảm tính như hiện nay. Để đạt được mục tiêu thì phương pháp tốt luôn là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành công, cũng như đem lại hiệu quả tốt. Phương pháp quản lý RRTD trong cho vay KHCN là cách thức, biện pháp để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản trị rủi ro của nhà quản lý. Phương pháp quản lý ở đây bao gồm các kỹ năng định giá, đánh giá, đo lường trong điều kiện môi trường có sự biến động liên tục của công nghệ, pháp luật và các yếu tố vĩ mô. Phương pháp quản trị rủi ro trong cho vay KHCN phải đáp ứng được những yêu cầu sau: Đa dạng và thích hợp (do tính đa dạng của rủi ro, đòi hỏi cách thức quản trị rủi ro phải thay đổi thích ứng với từng loại rủi ro khác nhau); khả thi (có khả năng áp dụng vào thực tế); đem lại hiệu quả cao (có tính đến yếu tố phát triển, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí thấp nhất), mền dẻo, linh hoạt (phù hợp với những thời điểm hoàn cảnh khác nhau).

Cần xây dựng mô hình lượng hóa mức độ rủi ro. Agribank đã và đang hoàn thiện Hệ thống xếp hạng nội bộ để xếp loại khách hàng theo từng quý, tuy nhiên Hệ thống này chỉ nhằm đánh giá khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng chứ chưa thực hiện đánh giá mức độ rủi ro trước khi cấp tín dụng.

Hiện nay, Agribank Chi nhánh Yên Phong đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đây là một trong những hệ thống đo lường RRTD hàng đầu mà Ủy ban Basel khuyến cáo sử dụng, tuy nhiên việc ứng dụng thêm nhiều công cụ đo lường mới giúp cho Chi nhánh có cái nhìn toàn diện hơn về RRTD từ mỗi khách hàng, mỗi khoản vay, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực.

90

Để làm được điều này, chi nhánh cần:

Hoàn thiện khâu tổ chức thu thập dữ liệu đầu vào với những thông tin có độ tin cậy cao, cập nhật thường xuyên;

Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng bằng cách chuyên môn hóa cán bộ thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN theo ngành nghề kinh doanh;

Hoàn thiện khâu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng: cần sử dụng kết quả cho việc xác định lãi suất, mạnh dạn áp dụng vào việc xác định các điều khoản hạn chế trong hợp đồng tín dụng.

Xây dựng được một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN hoàn thiện không những phục vụ cho công tác thẩm định được tốt mà còn đưa ra được hệ thống dữ liệu thông tin tổng hợp khá đầy đủ và cập nhật, điều này góp phần không nhỏ trong việc quản trị RRTD được tốt hơn.

3.2.3. Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng

- Phòng ngừa rủi ro tín dụng

Chi nhánh cần sử dụng thêm biện pháp bảo hiểm tín dụng để phòng ngừa rủi ro. Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Việc sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro tín dụng Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm cho chính người vay… Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra hay người vay ốm đau, bệnh tật, tai nạn giao thông đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.

- Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tín dụng

Agribank Chi nhánh Yên Phong cần có biện pháp tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tín dụng thực chất, hiệu quả để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa cũng như trích lập và sử dụng hiệu quả dự phòng RRTD.

Cán bộ ngân hàng thường xuyên thực hiện giám sát các hành vi của người vay, mục đích sử dụng tiền vay, quá trình hoạt động kinh doanh, quá trình trả nợ và

91

giám sát tài sản đảm bảo tín dụng nhằm tránh tình trạng người vay vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề, những khoản vay có nhiều khả năng không thu hồi được là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Công tác giám sát nên tiến hành dưới nhiều hình thức như:

- Tùy đặc điểm của từng khoản vay, việc kiểm tra sử dụng vốn vay có thể thực hiện ngay sau khi giải ngân hoặc định kỳ 1tháng/lần, 1quí/lần nhưng tối đa không quá 6 tháng/lần.

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc rủi ro, đề xuất kiểm tra đột xuất.

- Kiểm tra thường xuyên tại cơ sở của khách hàng; Theo dõi tình hình ngành sản xuất của khách hàng.

- Kiểm tra thông qua các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau. - Kiểm tra những khoản vay rút tiền mặt chậm nhất là một tuần sau khi giải ngân.

- Kiểm tra việc đánh giá tài sản thế chấp theo giá và hiện vật ở thời điểm hiện tại

- Kiểm tra thông qua các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau. Việc theo dõi nợ của khách hàng phải được tiến hành thống nhất và có hệ thống theo nội dung đã được quy định trong chế độ, thể lệ cho vay. Việc cho vay, các khoản nợ có vấn đề cũng như kết quả kiểm tra nợ cần được thông báo kịp thời cho các cấp lãnh đạo có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được phân tích.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)