Xây dựng và hoàn thiện nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới (Trang 28 - 32)

2.1. Phương hướng.

Trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước đã được Đảng và chính Người vận dụng vào xây dựng đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (từ 1945 đến 1960) và sau đó tư tưởng này tiếp tục được Đảng và nhân dân vận dụng vào nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.

Ngày nay, quán trển tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, trước những điều kiện mới, tại Đại Hội Đảng VIII (1996), Đảng ta đã xác định phương hướng đổi mới gồm 5 điểm sau:

- Thứ nhất, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân mà nền tảng là liên minh công – nông và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng;

- Thứ hai, quyền lực nhà nước là thống nhất không phân chia nhưng có sự phân công phối hợp với nhau trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;

- Thứ ba, trong quá trình tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Thứ tư, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo xã hội có pháp luật đầy đủ và sự tuân thủ;

- Thứ năm, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước.

2.2. Nội dung cụ thể.

Phương hướng chung của sự đổi mới này được cụ thể hoá thành các nội dung chính sau:

- Thứ 1: Tiến hành cải cách hành chính hơn nữa, cải cách thể chế, hoạt động của nhà nước một cách đồng bộ bao gồm ở cả ba cơ quan lập pháp (quốc hội), hành chính (chính phủ) mà cụ thể là các bộ, ban ngành, tư pháp.

- Thứ 2: Tăng cường phát huy hơn nữa dân chủ, thực hiện dân rộng rãi, xây dựng và hoàn thiện nhà nước dân chủ để phục vụ quyền lợi của nhân dân, do dân và vì dân tộc một cách thực sự. Như vậy mới giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ được bản chất giai cấp công nhân, giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của nhà nước.

- Thứ 3: Quốc hội phải tiến hành xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính phủ phải đảm bảo cho pháp luật được áp dụng trong thực tiễn. Tức là phải tăng cường vai trò của pháp luật trong quản lý điều hành đất nước, phải tiếp tục đổi mới nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã quyền chủ nghĩa.

- Thứ 4: Kiên quyết chống tệ nạn tham ô, tham nhũng lãng phí, cán bộ phải gần gũi nhân dân hơn nữa, tránh việc cán bộ xa dân mà rơi vào tình trạng quan liêu; phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có đủ đạo đức và năng lực, đặc biệt là những người ở cương vị lãnh đạo cao…

C. KẾT LUẬN

Tư tưởng về nhà nước kiểu mới là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đó là những quan điểm cụ thể và sâu sắc về xây dựng một chuyên chính vô sản phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước Việt Nam.

Vấn đề xây dựng nhà nước kiểu mới đã được Hồ Chí Minh kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong suốt thời gian trên cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (1945 - 1969). Hồ Chí Minh đã lạnh đạo nhân dân ta xây dựng được một nhà nước kiểu mới đảm bảo dân chủ, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân do giai cấp công nhân lãnh đạo; cũng qua thực tiễn mà Hồ Chí Minh đã rút ra được những bài học nghiệm, những quan điểm mới và tự làm hoàn thiện hơn hệ thống quan điểm về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam của mình.

Công cuộc đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) là cuộc đổi mới được diễn ra toàn diện và sâu sắc đến nay đã được hơn 20 năm và đã đạt được những thành tựu, thành công rất to lớn. Trong cuộc đổi mới này, đổi mới về chính trị mà trung tâm là nhà nước được xác định là một trong những nội dung lớn nhất. Phương hướng đổi mới nhà nước ta đã được Đảng xác định theo hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với những nội dung mà cơ bản là lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới làm nền tảng.

Đến nay đã trải qua mấy thập kỷ, tình hình cụ thể của đất nước đã có nhiều thay đổi nhưng những giá trị tư tưởng về nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh vẫn còn thể hiện rất tiến bộ, phù hợp. Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển của nhà nước ta trong suốt mấy thập kỷ qua mà đặc biệt là từ năm 1986 đến nay đã kiểm nghiệm và chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam là hệ thống những quan điểm tiến bộ, sâu sắc và toàn diện về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đúng đắn khoa học và phù hợp, có giá trị to lớn đối với công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Ngọc Anh, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân do dân và vì dân, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN, 2004.

2. Phan Ngọc Anh – Bùi Đình Phong, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động, HN, 2003.

3. Phan Thanh Diện, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN, 2001.

4. Vũ Đình Hoè, Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, HN, 2007. 5. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN, 1995. 6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN, 1995. 7. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN, 1995. 8. Nguyễn Linh Khiếu, tư tưởng Hồ Chí Minh nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Tạp chí Cộng sản số 22/2005.

9. Nguyễn Đình Lộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân do dân và vì dân, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN, 1998.

10. Lê Hữu Nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng đối với nước XHCN, Tạp chí Cộng sản số 15/2004.

11. Lê Minh Quân, xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng nhu cầu của đất nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN, 2003.

12. Tô Huy Rứa, quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân, Tạp chí Cộng sản số 20/2005.

13. Nguyễn Văn Yểu, Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Cộng sản số 20/2005.

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w