Hồ Chí Minh quan niệm bộ máy nhà nước bao gồm nhiều bộ phận gắn chặt, liên kết ràng buộc và thúc đẩy lẫn nhau, nhưng mỗi bộ phận có những vị trí riêng có tính độc lập tương đối.
Nghiên cứu các tác phẩm của nhà khai sáng như Môngtetkiô, Rut Xô… đặc biệt là chủ nghĩa Mac – Lênin tiếp thu chọn lọc Hồ Chí Minh đã đưa ra những nguyên tắc chung cho bộ máy nhà nước như sau:
Thứ 1: Xây dựng quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Quốc hội giải quyết những vấn đề chung của toàn quốc, xây dựng hiến pháp, pháp luật, chuẩn y các hiệp ước mà chính phủ ký với nước ngoài, biểu quyết ngân sách, danh sách thủ tướng và các bộ trưởng.
Thứ 2: Xây dựng một chính phủ mạnh, hoạt động có hiệu quả, chính phủ là cơ quan cao nhất của nhà nước, hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật, là trung tâm đầu não điều chỉnh mọi hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước.
Thứ 3: Xây dựng một nền hành chính hiện đại từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Trong quan hệ của mình Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý mối quan hệ giữa chính quyền và các hiệu quả hoạt động của nhà nước tuỳ thuộc vào xử lý mối quan hệ đó. Những nguyên tắc về tính chất xây dựng bộ máy nhà nước đã được Hồ Chí Minh vận dụng linh hoạt, phù hợp với các điều kiện cụ thể của từng giai đoạn. Tránh sự cơ cứng trí tuệ, ráo điều dập khuôn, có thể xem là chuẩn mực, là kiểu mẫu để tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, nền hành chính quốc gia trong giai đoạn hiện tại.
Theo Hồ Chí Minh, trong bộ máy xây dựng nhà nước và nền hành chính quốc gia thì việc xây dựng đội ngữ cán bộ công chức là quan trọng. Theo Người cán bộ là nguồn vốn của nhà nước là cái gốc rễ của mọi công việc “công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế chất lượng, năng lượng hiệu lực của nhà nước phụ thuộc vào cán bộ công
chức. Bác có một quan điểm rất nhất quán, chuẩn xác và hiện đại về cán bộ công chức nhà nước. ngay trong kháng chiến vào những năm 1948, 1950 Hồ Chí Minh đã ký xác lệnh 188/SL và 76/SL quy định về thang lương và quy chế công chức, trong đó xác định rất rõ vị trí, nhiệm vụ của công chức nhà nước. Công chức nhà nước là công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo tối cao của chính phủ. Người công chức phải đem hết sức lực và tâm chí theo đúng đường lối của chính phủ nhằm lợi ích nhân dân mà thực hiện.
Theo Hồ Chí Minh cán bộ công chức phải vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên nhưng cán bộ phải là gốc. Người nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn trung thành và hăng hái liên hệ mật thiết với nhân dân. Phải là người dám phụ trách, giải quyết những vấn đề trong lúc, không thất bại khi hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo, khi thi hành nghị quyết thì gan góc kiên quyết. Các cán bộ công chức phải có đủ các đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có trí thức và có học thức, nắm vững lý luận sâu sát thực tế có lý trí vững chắc tình cảm trong sáng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và khoa học. Chấp hành đúng luật pháp, nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn pháp luật. Riêng đối với cán bộ lãnh đạo thì cần phải biết dùng người, tạo điều kiện cho nhân dân phát huy tài năng và phẩm chất của mình.
Hồ Chí Minh đã xây dựng được quy chế thi tuyển cán bộ công chức nhà nước. Bác có yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa. Để đạt được tiêu chuẩn đó Người đã xây dựng chế độ thi tuyển công chức vào các ngạch, bậc của ngành hành chính. Chế độ thi tuyển này rất chặt chẽ về cách làm, hình thức và nội dung. Các môn thi bao gồm: chính trị, kinh tế, lịch sử, địa lý, pháp luật, ngoại ngữ. Nội dung từng môn thi phải căn cứ vào yêu cầu và thực tiễn cụ thể, như thế cán bộ công chức sẽ có một nền tảng tri thức ổn định, đủ sâu rộng, giải quyết các vấn đề liên quan đến đất nước, xã hội. Kết quả thi tuyển sẽ phản ánh năng lực, trình độ chuyên môn của từng người, đó là căn cứ quan trọng để tuyển chọn, bổ nhiệm.
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY