với tinh thần kế thừa có chọn lọc, có thể nói rằng nó vẫn để lại cho nhân loại những giá trị lịch sử nhất định. Mặc dù sống trong bối cảnh “đời suy, tạo hỏng”, nhưng Mạnh Tử vẫn nhìn thấy bản chất, sức mạnh trong chiều sâu ở tâm tính của mọi người, đó là tính thiện. Ông tin rằng ai cũng có thể trở thành thánh thiện. Trên cơ sở đó, Mạnh Tử không ngừng củng cố, truyền bá, giáo hoá những tư tưởng của mình về tính thiện con người.
Là người đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy những giá trị và hạn chế trong học thuyết tư tưởng của nhân loại nói chung và học thuyết Khổng – Mạnh nói riêng. Người luôn nhắc nhở chúng ta rằng, cần phải biết tiếp thu những điều hay trong học thuyết ấy, và chính Người là hiện thân, tiêu biểu cho tinh thần đó. Tiếp thu
học tập tinh thần tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện hay, Đảng ta luôn kế thừa sáng tạo những tinh hoa văn hoá đạo đức của nhân loại, của cha ông vào việc giáo dục đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đã góp phần làm phong phú, sinh động và sâu sắc nền văn hoá đạo đức ở nước ta. Đó cũng là lý do giải thích tại sao trước những thách thức của sự nghiệp đổi mới, mặt tích cực đạo đức giữ vai trò chủ đạo chi phối đời sống đạo đức của xã hội. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng suy thoái đạo đức và lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân vẫn diễn ra nghiêm trọng, đã trở thành lực cản không nhỏ đến tiến trình đổi mới toàn diện của đất nước. Thực trạng đạo đức này là do tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, của sự hội nhập quốc tế và những bất cập của hệ thống thể chế, pháp luật… Đặc biệt là do chúng ta trong khi tập trung phát triển kinh tế, nhưng lại chưa thật sự chú ý đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong đó việc giáo dục đạo đức truyền thống của cha ông chưa được thường xuyên, phong phú và sâu sắc. Các quy định về đạo đức, lối sống trong nhà trường, trong các tổ chức, các ngành chưa cụ thể và chưa được thực hiện nghiêm túc.
Trước thực trạng đạo đức ở nước ta hiện nay, nghiên cứu học thuyết tính thiện của Mạnh Tử trên tinh thần kế thừa biện chứng, chúng ta thấy có thể rút ra những bài học bổ ích đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam. Trước hết, đó là muốn xã hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất phải luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức trong các tầng lớp nhân dân. Thứ hai, phải không ngừng củng cố và phát huy tinh thần nhân nghĩa ở con người. Thứ ba, giáo dục đạo đức cần phải xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới cụ thể, sinh động, phù hợp và có cơ chế thực hiện nó. Thứ tư,
giáo dục đạo đức phải là một quá trình giáo dục kiên trì, lâu dài đối với tất cả mọi người, với sự tham gia tích cực, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức và cả cộng đồng xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư tinh tuý văn học cổ điển Trung Quốc: Mạnh Tử, linh hồn của nhà Nho, NXB. Đồng Nai, 1995.
2. Đàm Gia Kiện (Chủ biên): Lịch sử văn hoá Trung Quốc, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
3. Hà Thúc Minh: Lịch sử triết học Trung Quốc, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, t.1.
4. Hà Thúc Minh: Lịch sử triết học Trung Quốc, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, t.2.
5. Mạnh Tử, Quyển hạ (Đoàn Trung Còn dịch), Trí Đức Tòng thơ, Sài Gòn, 1950.
6. Mạnh Tử, Quyển thượng (Đoàn Trung Còn dịch), Trí Đức Tòng thơ, Sài Gòn, 1950.
7. Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
8. Nguyễn Tài Thư: Nho học và Nho học ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận thực tiễn, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
9. Nguyễn Văn Tĩnh: Triết học chính trị về con người, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
10. Nguyễn Tài Thư: Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.
11. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên): Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
12. Tào Nghiêu Đức: Mạnh Tử truyện (Nguyễn Bá Thích dịch), NXB. Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
13. Trần Trọng Kim: Nho giáo, NXB. Văn học, Hà Nội, 2003.
14. Trường Lưu: Văn hoá đạo đức và tiến bộ xã hội, NXB. Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 1998.
15. Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, 1997.