Có thể nói trong các quan điểm, học thuyết bàn về bản tính và phương pháp giáo hoá con người thời Xuân thu – Chiến quốc, học thuyết tính

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị tính thiện của mạnh tử với việc giáo dục đạo đức ở nước ta (Trang 26 - 27)

phương pháp giáo hoá con người thời Xuân thu – Chiến quốc, học thuyết tính thiện của Mạnh Tử là một trong những học thuyết tiêu biểu và có tính hệ thống. Mạnh Tử đã phản đối tất cả các quan điểm đương thời và chỉ ra ba nguồn gốc căn bản của tính thiện con người với những lập luận khá sâu sắc, sinh động. Thứ nhất là, “tứ đoan”, bốn đầu mối của tính thiện, bẩm sinh vốn có trong con người, bao gồm: lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi. Bốn đầu mối này nếu ai biết nuôi dưỡng, khuếch sung thì sẽ nâng lên thành tứ đức dồi dào. Thứ hai là, do những quan năng của con người. Theo Mạnh Tử nhờ những quan năng thiên phú, bẩm sinh giống nhau nên ai cũng có thể nhận biết, phân biệt phải trái, tốt xấu như nhau. Do đó, ai cũng có thể trở thành thánh thiện. Thứ ba là, sinh ra ai cũng có cái tâm giống nhau, tâm vừa là cơ quan của tư duy, vừa là chủ thể của tính tình. Theo Mạnh Tử những đức tính của người quân tử, như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín vốn có trong tâm do trời phú sinh ra đã có.

Nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử được khái quát trong bốn phạm trù nhân, nghĩa, lễ, trí. Đó là bốn đức lớn biếu hiện tính thiện của con người, được Mạnh Tử xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển những tư tưởng về nhân, nghĩa, lễ, trí của Khổng Tử. Nhân trong tư tưởng của Mạnh Tử là lương tâm của con người và đạo làm người. Thực chất của đạo làm người là yêu người, thương người. Nhân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cho nên Mạnh Tử kịch liệt phê

phán kẻ bất nhân, bất hiếu, bất trung và những kẻ nói điều nhân mà không công phu thực hành nhân.

Trong tư tưởng của Mạnh Tử, giáo hoá là một trong những đặc trưng riêng có của con người. Đó cũng là điểm phân biệt con người với con vật. Nhà cầm quyền cai trị giỏi cần biết chăm lo giáo hoá dân, để họ tự giác noi theo điều thiện và biết làm điều thiện. Vì vậy, Mạnh Tử nêu hai phương pháp giáo hoá tính thiện con người, đó là phương pháp tồn tâm, dưỡng tính, dưỡng khí và pháp tiên vương. Tồn tâm, dưỡng tính và dưỡng khí là một tất yếu khách quan bởi lẽ tâm là cơ quan của tư duy, là nguồn gốc của tính thiện, những đức tính như nhân, lễ, nghĩa, trí vốn có nơi tâm.

Giáo dục tính thiện con người trong tư tưởng của Mạnh Tử ngoài phương pháp tồn tâm, dưỡng tính, dưỡng khí còn có pháp tiên vương. Theo Mạnh Tử, những phép tắc chuẩn mực, đạo lý của các bậc thánh hiền xưa là thành quả lao động chuyên tâm không biết mệt mỏi là sự kết tinh của những thánh nhân. Hơn nưa, những phép tắc, chuẩn mực, đạo lý ấy là khuôn vàng thước ngọc, là công cụ hữu hiệu của nhà cầm quyền để củng cố, duy trì chế độ. Đó là những lý do Mạnh Tử đề xuất pháp tiên vương. Theo phương pháp này, đối với người dạy, phải tuyệt đối giữ nghiêm và trung thành với các phép tắc, chuẩn mực, đạo lý của các bậc thánh hiền xưa; phải tự nghiêm khắc với mình, hướng tâm mình cho chính và phải thông tuệ về tri thức, linh hoạt mềm dẻo trong giáo hoá…

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị tính thiện của mạnh tử với việc giáo dục đạo đức ở nước ta (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w