Đặc điểm của cây đàn Tính

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Trang 30 - 31)

3.1.3 .Hoạt động kinh tế

3.2. Cây đàn Tính trong văn hóa người Tày ở Tuyên Quang

3.2.2. Đặc điểm của cây đàn Tính

Tính tẩu thuộc bộ dây, âm vực có thể đạt tới 3 quãng tám. Tuy nhiên người diễn chỉ sử dụng những âm trong vòng 2 quãng tám và một vài âm hơn nữa.

Tính tẩu có những bộ phận chính như sau:

 Bầu vang (bộ phận tăng âm): làm bằng nửa quả bầu khơ (cắt ngang). Kích

cỡ bầu vang có thể thay đổi tùy theo quả bầu lớn nhỏ, song đường kính thường tư 15 đến 25 cm. Để có độ vang, âm sắc chuẩn người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều để làm bầu vang. Mặt đàn thường làm bằng gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm. Trên mặt đàn có kht 2 lỗ hình hoa thị để thốt âm (trước kia 2 lỗ hoa thị được khoét ở phía sau bầu đàn). Ngựa đàn tương đối nhỏ nằm trên mặt đàn.

 Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mục, nhẹ và thẳng. Cần

đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn. Theo kinh nghiệm dân gian, "số đo" cỡ nào thì hợp với cỡ giọng hát của người có số đo ấy. Phần dưới của cần đàn xuyên qua bầu vang, còn phần trên cùng là đầu đàn uốn cong hình lưỡi liềm hoặc đầu rồng, đầu phượng … Mặt cần đàn trơn, khơng có phím như đàn tam. Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây.

31

 Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon. Tính tẩu có loại 2 dây và

loại 3 dây tùy theo từng vùng và từng chức năng âm nhạc. Loại mắc 2 dây phổ biến ở Thái, Tày, thường được chỉnh cách nhau 1 quãng bốn đúng hay quãng năm tùy theo hàng âm của giai điệu hoặc bài nhạc múa. Loại có 3 dây thường do người Tày sử dụng. Họ thêm 1 dây trầm giữa 2 dây kia. Âm thanh của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3 dây được gọi là tính then (đàn then) thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây là tinh tẩu dùng để đệm hát và múa.

Âm vực đàn Tính rộng hơn hai quãng 8, khoảng âm quãng 8 thứ nhất từ Đô1 đến Đô2, tiếng đàn vang thanh thốt giàu tình cảm, đây là khoảng âm được sử dụng nhiều thường đánh giai điệu. Khoảng âm quãng 8 thứ 2 từ Dô2 -Dô3, tiếng đàn hơi mờ, cộc ít khi sử dụng.

Tính tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thốt. Khi phát ra âm cao nó gần giống với tiếng đàn tam. Lúc sản xuất âm trầm nó cho người nghe cảm giác hơi mờ ảo. Theo cách đánh đàn xưa, người diễn không dùng que khảy mà chỉ khảy bằng ngón tay trỏ của tay phải. Ngón cái và giữa giữ cần đàn ở nơi gần sát bầu đàn. Ngón trỏ khảy xuống và hất lên luân phiên khi chơi giai điệu nhanh. Cịn nếu giai điệu chậm thì ngón trỏ chỉ khảy xuống.

Kỹ thuật tay phải gồm có ngón vê, ngón phi và đánh âm nền … Riêng về tay trái gồm có các thế bấm như ngón rung, ngón vuốt, ngón vê, ngón phi, ngón luyến và âm bội

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Trang 30 - 31)