Bài học kiến thức

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Trang 39)

Quá trình thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cụ thể là trựcvàthuyết minh chokhách tham quantại nhà Tày đã đem lại cho em những kiến thức cơ bản và nhiều trải nghiệm bổ ích, những điều mà có lẽ nếu không thực sự được trải nghiệm trong quá trình thực tập của sinh viên thì sẽ vô cùng đáng tiếc.

Nhờ sự chỉ dạy của chị phụ trách cùng các anh chị trong Phòng Bảo tàng Ngoài trời cùng quá trình lắng nghe quan sát, đã giúp em có thêm những kiến thức căn bản về một người hướng dẫn viên cần có. Em nhận ra rằng, để trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, bên cạnh các kỹ năng, hiểu biết chuyên môn thì kiến thức về các ngành nghề khác cũng như kiến thức đời sống là thực sự cần thiết.

Được làm việc tại ngôi nhà Tày, em đã đượctiếp xúc với nhiều khách du lịch mỗi ngày, bên cạnh việc giới thiệu và giải đáp thông tin cho khách, em được trò chuyện, lắng nghe những câu chuyện và suy nghĩ của khách. Điều đó không chỉ giúp em hiểu sâu hơn về văn hóa của dân tộc Tày; mà phần nào giúp em hiểu về con người, văn hoá, lịch sử của một số dân tộc tại các đất nước khác nhau như Anh, Pháp, Hàn Quốc…

Thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, em có cơ hội tiếp cận và hiểu rõ hơn về văn hóa các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Tày thông qua sự hướng dẫn của chịTrần Thị Dung, các Anh(chị), phụ trách tại các ngôi nhà thuộc khu trưng bày Ngoài trời và các tư liệu trên thư viện của Bảo tàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)