GẢI PHÁP BẢO TỒN KIẾN TRÚC LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Một phần của tài liệu Tuổi trẻ thanh niên với việc bảo tồn và phát huy những giá trị kiến trúc tại làng cổ Đường Lâm (Trang 28 - 32)

3.1. Giải pháp bảo tồn, khai thác, quản lý ngôi làng cổ

Trước hết, phải có biện pháp bảo vệ kiến trúc ngôi làng khỏi những yếu tố

tác động làm xâm hại đến vẻ cổ kính của nó. Kinh nghiệm bảo tồn của Nhật Bản rất đáng trân trọng và cần phải học tập. Từ năm 1975 công tác bảo tồn ở nước này đã được văn bản hóa và thực sự là mối quan tâm của cả chính quyền và nhân dân tại vùng có di sản. Thông thường trước khi xác định một quần thể kiến trúc nào đó có thể trở thành tài sản văn hóa quốc gia hay không, chính phủ sẽ hỗ trợ việc khảo sát, nghiên cứu và sau đó xác lập phương án trùng tu để bảo tồn di sản. Ý kiến của người dân địa phương có tầm quan trọng đặc biệt. Sự đồng thuận mà họ bày tỏ là yếu tố quyết định chất lượng bảo tồn trong tương lai.

Cần phải có những văn bản cụ thể từ phía Nhà nước trong việc bảo tồn kiến trúc làng cổ Đường Lâm như một di sản văn hóa quốc gia để làm hành lang pháp lý cho người dân cũng như các cấp chính quyền thực hiện.

Lớp lớp thanh niên đặc biệt là thế hệ trẻ phải tuyên truyền, giáo dục và khơi dậy lòng tự hào về quê hương của người dân Đường Lâm để nâng cao hơn nữa ý thức trân trọng bảo vệ vốn di sản quý giá mà cha ông ta đã tạo dựng. Cụ thể hơn sở văn hóa thẻ thaio và du lịch hà nội và chính quyền xã, bộ phận quản lý di tích có thể sưu tập nhiều sách,báo, truyền thuyết huyền thoại nói về mảnh đất hai vua, về cảnh đẹp về truyền thống lịch sử anh hùng, truyền thống hiếu học ở đây… sau đó phát thanh trên loa đài các phương tiện thông tin đại chúng trên truyền hình thường xuyên để đông đảo thế hệ tuổi trẻ thanh niên nghe được. Tổ chức những buổi nói chuyện, buổi học ngoại khóa cho học sinh ,sinh viên về những nội dung trên. Phổ biến cho thế hệ trẻ chủ nhân của đất nước , nhân dân hiểu được tầm quan trọng của những di sản văn hóa quý giá mà ngôi làng họ đang sở hữu, và triển vọng của Đường Lâm trở thành ngôi làng cổ đầu

29

tiên ở Việt Nam là di sản văn hóa quốc gia. Từ đó họ sẽ thấy trách nhiệm cần phải bảo vệ ngôi làng cổ của chính mình chứ không phải chỉ riêng Nhà nước. Việc bảo tồn làng cổ Đường Lâm việc quan trọng hơn cả là phải bảo vệ được kiến trúc những ngôi nhà cổ đá ong, những đình chùa. Ngoài ra cũng cần bảo tồn một phức thể những thành tố văn hóa xã hội, môi trường cảnh quan địa lý.

Vì vậy với những công trình kiến trúc đang có nguy cở xuống cấp, Nhà nước cần hỗ trợ vốn và nhân lực có kỹ thuật am hiểu về làng cổ để cùng với nhân dân Đường Lâm sửa chữa tu bổ. tránh tình trạng, một số hộ tự phát trong việc sửa chữa xây mới thêm vào, phá vỡ đi dáng dấp cổ xưa và ảnh hưởng đến cảnh quan chung.

Để bảo vệ tốt các công trình kiến trúc tại làng cổ Đường Lâm cần phải hình thành ban quản lý di tích của địa phương. Họ là những người trực tiếp quản lý, đón tiếp các đoàn khách tham quan làng cổ. tại từng điểm di tích cần phải có người thường xuyên túc trực ở đó để hướng dẫn khách tham quan và dọn dẹp vệ sinh.

3.2. Quy hoạch kiến trúc làng cổ Đường Lâm

Để bảo tồn, phát huy tốt các giá trị của nhà cổ ở Đường Lâm Nhà nước cần sớm có quỹ đất để đáp ứng nhu cầu tái định cư cho người dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà mới bằng các loại vật liệu, không hạn chế chiều cao. Cần xác định nhà cổ sẽ là nơi được chính quyền, cơ quan quản lý, người dân phối hợp giữ gìn bảo tồn, khai thác , và vẫn là nơi sinh sống cho các nhân khẩu (đối tượng người cao tuổi), nơi thờ phụng tổ tiên, tổ chức các sự kiện của gia tộc, dòng họ ngày lễ Tết. Vì vậy, cần thực hiện tốt phương án xã hội hóa kết hợp bảo tồn nhà cổ bằng nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân tự nguyện đóng góp. Đề nghị các đơn vị, cơ quan chuyên môn nghiên cứu giúp Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm thiết kế mẫu nhà truyền thống cho phù hợp để triển khai vận động người dân áp dụng xây dựng những ngôi nhà mới mang nét truyền thống, phù hợp với cảnh quan, đồng thời làm tăng giá trị không gian làng cổ.

30

Các doanh nghiệp hãy tham gia đầu tư tu bổ phục chế các loại hình di tích, văn hóa phi vật thể để đưa vào khai thác có hiệu quả trên cơ sở người dân cũng có lợi từ dịch vụ này như: các trò chơi, lễ hội, chợ phiên, các nhà cổ, điếm, quán, đặc biệt là những đoạn ngõ lát gạch đỏ nghiêng, xây tường đá ong (có thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng để phục vụ du khách tham quan vào buổi tối).

3.3. Gắn việc bảo tồn kiến trúc làng cổ với việc phát triển du lịch

Việc quy hoạch làng cổ Đường lâm thành một điểm du lịch là việc làm hết sức cần thiết. Đây là một giải pháp quan trọng để phát huy tiềm năng du lịch tại làng cổ Đường lâm. Sau quy hoạch Đường Lâm sẽ là điểm đến háp dẫn của khách tham quan, khu vực làng cỏ sẽ không còn những ngôi nhà cao tầng mang dáng dấp hiện đại, khách đến đây sẽ như được trở về với những giá trị thân quen mang hồn quê Việt Nam.

Để thực hiện được quy hoạch làng cổ Đường Lâm cần phải có nhiều yếu tố liên quan như: vốn đầu tư, cơ chế chính sách hợp lý, nguồn nhân lực có trình độ cao….

Về vốn đầu tư có thể huy động các nguồn vốn từ ODA của các tổ chức quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp, hoặc liên doanh, vốn từ các công ty đóng trên địa bàn,vốn ngân sách nhà nước.

Về cơ chế chính sách bao gồm các chính sách thuế và chính sách đầu tư. Cần có sự ưu tiên, miễn giảm thuế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước được trực tiếp hoặc cùng phối hợp khai thác đầu tư, kinh doanh du lịch.

Với tiềm năng du lịch dồi dào của một vùng đát cổ có bề dày lịch sử và văn hóa lại năm giữa một vùng du lịch sôi động, giáp với thủ đô Hà Nội, làng cổ Đường Lâm cần thiết được quy hoạch để trở thành trung tâm văn hóa lịch sử, du lịch vừa để giũ gìn bản sắc văn hóa vừa hấp dẫn khách tham quan trong nước và quốc tế.

31

KẾT LUẬN

Kiến trúc nông thôn nói chung và kiến trúc làng cổ Đường Lâm nói riêng đang đứng trước những vấn đề về mô hình, quy hoạch, thiết kế, kiến trúc, tổ chức cuộc sống cộng đồng, duy trì môi trường cảnh quan, bảo vệ môi trường v.v... Những vấn đề gay gắt không kém các đô thị. Không ai có thể đòi giữ lại làng với phần lớn các công trình nhà ở kiến trúc đơn giản, tạm bợ. Không gian làng Việt phải giữ lại nét đẹp trong cảnh quan, công trình kiến trúc cổ. Nhưng không vì thế mà quy hoạch chắp vá, tuỳ tiện, để đến một ngày làng quê trở nên ngột ngạt, quá tải và làm mất đi những kiến trúc truyền thống, những nét đẹp trong văn hóa của làng Việt.Trong trào lưu hiện đại, làng cổ Đường Lâm cũng bị mai một dấu tích của một ngôi làng cổ đá ong mà vì nó, làng mới trở nên nổi tiếng. Người dân ở đây giờ xây nhà bằng gạch nung, với đủ kiểu tây, tàu xen kẽ. Làng Mông Phụ dường như chả còn ai theo nghề đào đá ong nữa. Cũng không còn những khóm tre, hay con ngõ đất sỏi đá ong lóng lánh, từng là một phần lịch sử của ngôi làng cổ.Để làng cổ Đường Lâm được bảo tồn như một thực thể sống động với các giá trị kiến trúc, mỹ thuật, thì trước hết phải tạo điều kiện giúp người dân có thêm thu nhập, yên tâm sống. Nhà nước cùng với các cấp chính quyền cần phải có quy hoạch tổng thể làng cổ Đường Lâm với những quy định cụ thể việc quản lý, thực hiện việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển du lịch… là cơ sở để việc bảo tồn đi vào thực tế cuộc sống.

Mặc dù đã rất cố gắng tìm tòi nghiên cứu tư liệu, qua thực tế, với sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, song đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,tôi rất mong được các thầy cô, bạn bè quan tâm đến đề tài này góp ý kiến để em có điều kiện tích lũy nâng lên cao trong những đề tài chuyên sâu.

32

Một phần của tài liệu Tuổi trẻ thanh niên với việc bảo tồn và phát huy những giá trị kiến trúc tại làng cổ Đường Lâm (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)