Thực trạng bảo vệ các giá trị về kiến trúc tại làng cổ Đường Lâm

Một phần của tài liệu Tuổi trẻ thanh niên với việc bảo tồn và phát huy những giá trị kiến trúc tại làng cổ Đường Lâm (Trang 25 - 28)

Là một làng thuần Việt có lịch sử cư trú trên dưới 500 năm, Đường Lâm

hiện còn gần 800 ngôi nhà cổ có niên đại từ 300 năm trở lên, được xây dựng bằng chất liệu đá ong trộn mật mía độc đáo. Tuổi của các công trình ấy nói nên ý thức giữ gìn di sản văn hóa mà cha ông để lại của người dân Đường Lâm rất cao. Họ tự hào vì được sinh ra trên mảnh đất của các bậc đế vương và khoa bảng. Vì thế nối tiếp truyền thống quê hương, các thế hệ người dân Đường Lâm luôn bảo nhau phải gìn giữ ngôi làng cổ của mình cho con cháu mai sau.

Tuy nhiên, do thời gian tồn tại của các công trình đã quá lâu, tác động của thiên nhiên môi trường tới những công trình này đã khiến chúng trở nên xuống cấp. Chỉ riêng kể nhà cổ Đường Lâm, ngôi nhà lâu đời nhất có niên đại hơn 400 năm, còn đại đa số là được làm cách đây khoảng 100 – 200 năm. Tất cả đều là nhà mái được lợp ngói vẩy hến, sườn mái kết cấu gỗ, tường xây đá ong, một vật liệu dễ khai thác ở địa phương. Đến nay tuổi sử dụng của gỗ đã hết, tình trạng báo động về việc mất an toàn trong sinh hoạt là nỗi lo lắng của nhiều gia đình. Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, vấn đề bảo tồn di sản văn hoá, di sản kiến trúc làng cổ ở Đường Lâm đang được khẩn thiết đề ra. Các vấn đề như không gian làng cổ và các công trình văn hoá... Đặc biệt là số lượng nhà

26

truyền thống đã bắt đầu có dấu hiệu biến đổi về kiến trúc và cảnh quan môi trường.

Qua khảo sát thực tế cho thấy: Mộng Phụ có khoảng 100/350 nhà cổ; Cam Thịnh 17/182 nhà cổ; Đoài Giáp có 8/214 nhà cổ. Nhà có niên đại lâu năm (trên 200 năm) có số lượng rất ít (khoảng 5%) chủ yếu là nhà có niên đại khoảng gần 100 năm. Nhà có giá trị nghệ thuật kiến trúc được coi là đặc sắc chiếm số lượng nhỏ ( khoảng 10 %). Nhà lâu năm giữ được nguyên vẹn tổng thể và các thành phần chức năng rất hiếm, đa số chỉ giữ lại được nhà chính.

Mặt khác, sau đổi mới đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Việc hoàn thiện nơi ăn chốn ở cho đàng hoàng hơn, khang trang hơn cũng đã làm biến mất hàng trăm ngôi nhà cổ. Thực trạng này không hề dừng lại mà có chiều gia tăng. Nguyên nhân do tính chất cũ kỹ, nhỏ bé của các ngôi nhà, do những nhược điểm như: ẩm thấp, không tiện lợi trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó cũng phải kể đến tính hấp dẫn của kiến trúc hiện đại…. tất cả đang từng ngày, từng giờ góp phần làm thay đổi diện mạo, ảnh hưởng đến vẻ cổ kính vốn có của ngôi làng này.

Trong khi đó lại chưa có một văn bản cụ thể từ phía cơ quan quản lý Nhà nước làm hành lang pháp lý cho những quy ước, quy định cần thiết để hướng dẫn cộng đồng dân cư này trong việc xây dựng mới, trùng tu, tôn tạo lại nhà ở tại khu vực làng cổ.

Hiện nay, trên trục đường chính vào làng đã có nhà cao tầng. Trên nóc nhà lại lênh khênh một cái bể nước như những lô cốt rất mất mỹ quan. Do thi công không đúng kỹ thuật, vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn, nước thải ra cống rãnh tạo nên không khí ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường sống của nhân dân làng cổ. Trong khi đó, việc tổ chức thu gom rác thải ở Đường Lâm hoàn toàn chưa có.

Ở từng di tích (trừ chùa Mía ) chưa có nhà quản lý, đón tiếp, vệ sinh và bãi để xe phục vụ lễ hội truyền thống, chưa có đội ngũ nhân viên làm công tác bảo vệ di tích. Từ năm 1995 sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Tây đã có dự án bảo tồn,

27

tôn tạo di tích lịch sử đền- lăng Ngô Quyền và đình Phùng Hưng xã Đường Lâm. Năm 1999 Bộ xây dựng, viện quy hoạch đô thị nông thôn đã xây dựng đề cương “ Quy hoạch bảo tồn và khai thác làng Việt cổ Đường Lâm”. Tháng 3/2003 Cục di sản văn hóa đã ký kết biên bản thỏa thuận về chương trình hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, quản lý làng cổ truyền thống Việt Nam.

Trong những năm qua, các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đã phối hợp điều tra khảo sát và làm tư liệu sơ bộ về 500 ngôi nhà cổ ở hai làng Mông Phụ và Cam Thịnh. Có thể nói đây là những bước đi rất cơ bản và khoa học cho việc xây dựng kế hoạch bảo tồn kiến trúc làng cổ Đường Lâm.Việc tiến hành bảo tồn kiến trúc làng cổ Đường Lâm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để du lịch di sản văn hóa làng cổ Đường Lâm thu hút khách du lịch tới tham quan tìm hiểu.

28

Chương 3

Một phần của tài liệu Tuổi trẻ thanh niên với việc bảo tồn và phát huy những giá trị kiến trúc tại làng cổ Đường Lâm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)