ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường EU
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm khôi phục và tái thiết châu Âu, một số quốc gia đã thống nhất thiết lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC). Trải qua nhiều lần đổi tên, đến năm 2013, EU đã trở thành một thị trường lớn nhất với 28 quốc gia thành viên. Phạm vi liên kết được mở rộng từ Cộng đồng than - thép châu Âu đến Thị trường chung châu Âu (EEC) và đỉnh cao là EU với sự thống nhất đạt đến liên minh kinh tế và chính trị. Năm 2016, Anh quốc tách ra, EU còn 27 nước vẫn tiếp tục là một trong những thị trường lớn nhất thế giới.
EU đã đạt được nhiều thành tựu trên một số lĩnh vực quan trọng như: cải cách thể chế và hoạch định chính sách, thống nhất chính sách an ninh và đối ngoại chung của toàn khối, tăng cường quyền hạn chung của khối. Hiện tại, EU được đánh giá là tổ chức liên kết thành công nhất thế giới với quá trình phát triển từ liên kết kinh tế chuyển thành liên kết về chính trị - xã hội dưới hình thức thể chế Nhà nước siêu quốc gia, trong đó vẫn giữ vững vai trò độc lập của các quốc gia thành viên.
EU là một thực thể kinh tế, chính trị lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. Có thể nói, với sự tham gia của nhiều nền kinh tế phát triển, EU là một thị trường tiêu thụ rộng lớn đầy tiềm năng. Các nước thành viên EU áp dụng thuế suất và chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá thống nhất. Tuy nhiên, mỗi nước lại có những đặc điểm riêng biệt nhất định về vị trí địa lý, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, thị hiếu, tốc độ tăng trưởng thương mại... trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của EU
Tính đến năm 2019, EU có 447 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người 34,843 USD/năm. EU là thị trường rộng lớn và tiềm năng nhất trong trao đổi thương mại với các quốc gia trên thế giới. Riêng mặt hàng thủy sản, EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu thủy sản năm 2019 từ các nước bên ngoài khối đạt 30.86 tỷ USD [115].
Tuy các nước EU chỉ chiếm 3% diện tích đất liền, dân số của liên minh này chiếm đến 7,3% dân số thế giới. Mật độ dân số cao, lên đến 115,9 người/km² [115] đã khiến cho các nước EU trở thành một trong những khu vực đông dân cư nhất trên thế giới. Khoảng cách thu nhập giữa các thành viên trong EU là tương đối lớn, GDP của các nước thuộc nhóm EU15 như Đức, Pháp rất cao, trong khi những nước mới gia nhập gần đây chủ yếu là các quốc gia Đông Âu có mức sống tương đối thấp. GDP nước cao nhất là Đức, cao gấp 401 lần nước thấp nhất Malta. Khoảng cách lớn về GDP giữa các quốc gia một phần là do sự khác biệt về dân số, dân số của nước đông dân nhất Đức cao gấp 190 lần nước có dân số thấp nhất Malta. Về mức sống của dân cư: Năm 2015, GDP bình quân đầu người của Liên minh đạt 31,857 nghìn USD/năm. Tương tự như GDP, thu nhập của người dân cũng có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia, nước có thu nhập người dân cao nhất Luxembourg cao gấp 14,12 lần nước thấp nhất Bulgaria. Với những lợi thế đã đạt được, EU hiện là liên minh có vai trò quan trọng trên nhiều lĩnh vực. EU có 2/5 nước là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, 4/7 nước thuộc nhóm công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20. EU cũng thường xuyên duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới [115].
3.1.3. Tập quán, thị hiếu tiêu thụ sản phẩm thủy sản
Là một khối gồm 28 quốc gia (hiện nay là 27 quốc gia), tập quán tiêu dùng của người dân EU đối với toàn bộ hàng hóa nói chung, hàng thủy sản nói riêng mang đặc tính “thống nhất trong đa dạng”. Trong“Hành vi tiêu dùng của EU đối với mặt hàng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt” của EC phát hành
tháng 01 năm 2017 đã phân tích 175 nghiên cứu hiện hành về hành vi tiêu dùng của người dân các nước trong khối EU đối với mặt hàng thủy sản. Nghiên cứu này đã rút ra các nhận định chung nhất về hành vi tiêu dùng của toàn khối EU đối với mặt hàng thủy sản như sau:
- Người dân EU bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống và thói quen hơn là bị ảnh hưởng bởi sự cân nhắc giữa ích lợi và rủi ro khi quyết định tiêu dùng các sản phẩm thủy sản.
- Người tiêu dùng EU luôn quan tâm đến thông tin sản phẩm thủy sản được in trên bao bì, nhãn mác như hạn sử dụng, giá cả, chủng loại, tên gọi và trọng lượng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU quan tâm đến các thông tin bổ trợ như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Người tiêu dùng EU tin rằng các sản phẩm thủy sản đều có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, những loại thủy sản đánh bắt trong tự nhiên được ưa chuộng hơn thủy sản nuôi trồng.
Hành vi tiêu dùng của khu vực Nam EU:
-Tiêu thụ hải sản tương đối nhiều, nhất là Bồ Đào Nha.
-Người tiêu dùng nói chung ưa chuộng thủy sản tươi sống. Bồ Đào Nha,
Ý thì ưa chuộng cả thủy sản tươi sống và đông lạnh
-Tiêu thụ thủy sản nuôi trồng có xu hướng tăng.
-Giá cả là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm nhất.
- Người tiêu dùng chủ yếu mua hàng qua kênh siêu thị ngày càng tăng, qua kênh chợ truyền thống và cửa hàng chuyên bán thủy sản ngày càng có xu hướng giảm.
-Tâm lý của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi truyền thông mạng xã hội. Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các nước EU,
nhưng về cơ bản 27 quốc gia thành viên EU đều có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá do đó người dân thuộc khối EU có nhiều điểm chung về thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đa số họ đều có nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa chất lượng cao.. Người tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chất lượng kém, bị nhiễm độc do tác động của môi trường hay do chất phụ gia không được phép sử dụng... Họ có xu hướng ưa chuộng sản phẩm thủy sản đã qua chế biến, nhưng phải có chất lượng và chỉ dùng những sản phẩm thủy sản đóng gói có ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng mã số và mã vạch. Người tiêu dùng EU cấm nhập và bán các loại thủy sản có chưa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Cholarae…
Dịch Covid-19 không thay đổi cơ bản về quan điểm tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản ở EU mà chỉ thay đổi về giá trị sản phẩm và tính tiện dụng của sản phẩm thủy sản. Nếu như trước đây, người tiêu dùng EU có nhu cầu tiêu dùng tôm cỡ to, tôm sú nhiều hơn, thì nay chuyển dần sang tôm sú cỡ nhỏ và trung bình hoặc tôm thẻ có mức giá phù hợp trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu. Những sản phẩm tôm phục vụ nhà hàng, thủy sản tươi sống để phục vụ nhà hàng cũng ít được tiêu dùng do đặc thù giãn cách xã hội. Những sản phẩm thủy sản có tính tiện dụng cho tiêu dùng ở nhà đang là lựa chọn chính của phần đông người tiêu dùng thủy sản ở EU. Riêng thói quen quan tâm tới tính bền vững, nguồn gốc sản phẩm và tính thân thiện là không thay đổi.
3.1.4. Yêu cầu của thị trường liên minh Châu Âu
EU là thị trường khó tính với nhiều điều kiện bắt buộc mà cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn chính phủ của nước xuất khẩu buộc phải tuân theo nếu muốn xuất khẩu thủy sản vào thị trường này. Bên cạnh các điều kiện bắt buộc, phía EU còn có một loạt các điều kiện khác mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và cơ sở chế biến thủy sản phải đáp ứng như các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, môi trường và xã hội...
Điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU là quốc gia của doanh nghiệp đó phải nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Muốn vậy, quốc gia xuất khẩu
phải có đủ năng lực để đảm bảo thủy sản được chế biến tại nước đó sẽ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của EU và không đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng EU. Cụ thể, quốc gia đó phải được Cơ quan thẩm quyền EU đánh giá tương đương về: hệ thống văn bản pháp lý, năng lực của cơ quan thẩm quyền, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu và các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thưc phẩm.
EU đã và đang sử dụng một loạt các công cụ để bảo hộ thương mại, đặc biệt để bảo vệ thị trường chung cả khối trước các hoạt động thương mại không lành mạnh của các đối tác. Những công cụ đó là: thuế chống phá giá áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU sau đó được bán với giá thấp hơn chi phí nội địa của hàng hóa đó. Điều hết sức quan trọng là điều tra để xác định phá giá đối với những nước chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường như Việt Nam khác xa với những nước được công nhận là nền kinh tế thị trường. EU cũng như nhiều đối tác khác luôn triệt để khai thác lợi thế này để bảo vệ lợi ích của khối; thuế đền bù áp dụng khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào EU được nhận trợ cấp và các biện pháp theo Luật quản lý các hàng rào thương mại 1994 chống lại “hoạt động thương mại không lành mạnh” của các bạn hàng EU muốn ngăn cản các nhà xuất khẩu EU thâm nhập thị trường. Ngoài ra EU còn có thể áp dụng các biện pháp an toàn theo Điều XIX của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), khi một ngành công nghiệp bị tổn thương nghiêm trọng do việc tăng nhanh nhập khẩu vào thị trường EU thậm chí không phải do các hoạt động thương mại “không lành mạnh” gây ra và trong những trường hợp đặc biệt còn sử dụng luật xác định rõ nguồn gốc hàng hoá như biện pháp bảo hộ mậu dịch. Trong đó, biện pháp chống phá giá là công cụ được sử dụng phổ biến nhất để bảo hộ thương mại ở thị trường EU còn thuế đền bù hầu như không được sử dụng do việc sử dụng những biện pháp này có thể bị buộc tội là đánh thuế hai lần.
3.1.5. Hiệp định EVFTA
ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU.
EVFTA là một FTA thế hệ mới toàn diện với phạm vi cam kết rộng rãi và mức độ cam kết cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành của WTO. Những cam kết chính đạt được trong EVFTA bao gồm: (1) Mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ: EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số hàng hóa, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với lộ trình tối đa trong 10 năm, đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%; (2) Cam kết của về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên; (3) Mua sắm chính phủ: Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO; (4) Sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý và một số các nội dung khác hoàn toàn phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo ra khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên. Với EVFTA, Việt Nam có thể khắc phục một phần những rào cản mà EU có thể áp dụng đối với một nền kinh tế chưa được công nhận là kinh tế thị trường.
Theo cam kết của EU trong EVFTA, đối với ngành thủy sản, 95% số mặt hàng mở cửa hoàn toàn, lộ trình tối đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực), 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng khác của Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng với thuế suất 0%. Các cam kết khác về TBT hay SPS, hai bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT). Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng giảm bớt hàng rào thuế quan khác (ví dụ về cam kết về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải quan…) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên.