Ph−ơng pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn thông th−ờng.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 64 - 65)

a) Ph−ơng pháp sơ cứu nạn nhân bị chấn th−ơng.

+ Khi xảy ra tai nạn lao động cần nhanh chóng dừng máy( cắt điện hoặc cắt động lực…) đồng thời nhanh chóng đ−a nạn nhân ra khỏi khu vực bị tai nạn. Để nạn nhân ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

+ Nếu nạn nhân bị ngất hoặc có hiện t−ợng ngạt thở hay khó thở cần nhanh chóng xoa bóp lồng ngực làm hô hấp nhân tạo, nếu có máu hoặc các chất khác trào ra ở mũi và miệng thì nhanh chóng hút hoặc móc rạ Tránh cho nạn nhân bị ngạt.

+ Nếu các chấn th−ơng gây chảy nhiều máu cần nhanh chóng dùng các biện pháp để cầm máu nh−: Dùng garô, dùng các miếng vải sạch, bông gạc để cầm máu vết th−ơng lạị

+ Nếu bị chấn th−ơng ở phần cứng ở tay, chân hoặc ở cột sống cần dùng các vật liệu tại chỗ để bó nẹp, khi di chuyển phải để lên cáng.

+ Nếu quần áo hoặc giày dép ảnh h−ởng khu vực vết th−ơng thì cần nhanh chóng tháo ra hoặc vứt bỏ để tránh hiện t−ợng cọ sát hoặc nhiễm trùng vết th−ơng.

+ Nhanh chóng đ−a đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các công việc sơ cấp cứu tiếp theọ

b) Ph−ơng pháp sơ cứu nạn nhân bị cháy bỏng.

+ Khi xảy ra hiện t−ợng cháy nổ phát sinh nhiệt gây bỏng cần nhanh chóng đ−a nạn nhân ra khỏi khu vực có nguồn nhiệt cao và nhanh chóng sử dụng các dụng cụ và điều kiện hiện có để giảm bớt các tác hại của bỏng nh− là dùng n−ớc sạch nhúng hoặc té vào nạn nhân hoặc dùng thân chuối đập dập đắp vào vùng bỏng.

+ Nhanh chóng cắt hoặc cởi bỏ giày dép ở các vùng bị bỏng để tránh hiện t−ợng cọ sát vào làm chầy x−ớc vết bỏng gây nhiễm trùng.

+ Nếu có điều kiện cần dùng các loại mỡ kháng sinh bôi lên vùng bỏng hoặc theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng mật ong hoặc là mỡ trăn bôi lên vùng bỏng và dùng vải sạch băng lạị

+ Cần nhanh chóng đ−a nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các công việc cấp cứu tiếp theọ

2. Ph−ơng pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật.

Nguyên nhân chính làm chết ng−ời vì điện giật là do hiện t−ợng kích thích chứ không phải do chấn th−ơng.

Khi có ng−ời bị tai nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng ph−ơng pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Các thí nghiệm và thực tế cho thấy rằng từ lúc bị điện giật đến 1 phút sau khi đ−ợc cứu chữa ngay thì 90% tr−ờng hợp cứu sống đ−ợc, để 6 phút sau mới cứu thì chỉ có thể cứu sống đ−ợc 10%, nếu để 10 phút sau mới cấp cứu thì rất ít tr−ờng hợp cứu sống đ−ợc. Việc sơ cứu phải đ−ợc thực hiện đúng ph−ơng pháp thì mới có hiệu quả và có tác dụng caọ

Khi sơ cứu ng−ời bị nạn cần thực hiện 2 b−ớc cơ bản sau: - Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

- Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. * Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Khoa CN Ôtô - Tr−ờng Trung cấp nghề số 17/BQP

Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần nhanh chóng cắt nguồn điện( cầu dao,cầu chì, áptômát…) nếu không thể cắt nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô nh− sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện thì cần phải đứng trên các vật cách điện khô( bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay dùng gang tay cách điện để gỡ nạn nhân ra, cũng có thể dùng dao, rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện.

Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao thì không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách ng−ời bị nạn ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho ng−ời quản lý đến cắt điện trên đ−ờng dâỵ Nếu ng−ời bị nạn đang làm việc ở đ−ờng dây trên cao, dùng dây dẫn nối đất, làm ngắn mạch và nối đất cần tiến hành nối đất tr−ớc, sau đó ném dây nên làm ngắn mạch đ−ờng dâỵ Dùng các biện pháp đỡ để chống rơi, ng' nếu ng−ời bị nạn ở trên caọ

* Làm hô hấp nhân tạo.

Thực hiện ngay sau khi tách ng−ời bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện, đặt nạn nhân ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân( cúc cổ, thắt l−ng...) lau sạch máu, n−ớc bọt và các chất bẩn. Thao tác theo trình tự:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía saụ Kiểm tra khí quản có thông suốt hay không và lấy các dị vật rạ Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng bằng cách để tay áp vào phía d−ới của góc hàm d−ới, tỳ ngón tay cái vào mép hàm để đẩy hàm d−ới rạ

- Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đ−ờng thẳng đảm bảo cho không khí vào đ−ợc dễ dàng. Đẩy hàm d−ới về phía tr−ớc để phòng l−ỡi rơi xuống đóng thanh quản.

- Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Ng−ời cấp cứu hít hơi và thổi mạnh vào miệng nạn nhân( đặt khẩu trang hoặc khăn sạch nên miệng nạn nhân). Nếu không thể thổi vào miệng đ−ợc thì có thể bịt kín miệng nạn nhân và thổi vào mũị

- Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên tục từ 10 -12 lần trong một phút với ng−ời lớn và 20 lần trong một phút đối với trẻ em.

* Xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Nếu có 2 ng−ời cấp cứu thì một ng−ời thổi ngạt còn một ng−ời xoa bóp tim. Ng−ời xoa bóp tim đặt 2 tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần d−ới x−ơng ức của nạn nhân, ấn khoảng từ 4 - 6 lần thì dừng lại 2 giây để ng−ời thứ nhất thổi không khí vào phổi nạn nhân. Khi ấn ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4- 6 cm, sau giữ tay khoảng 1/3 giây rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ.

Nếu có một ng−ời cấp cứu thì cứ sau 2 – 3 lần thổi ngạt ấn vào lồng ngực nạn nhân nh− trên từ 4 – 6 lần.

Các thao tác phải đ−ợc làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhịp tim nên ngừng xoa bóp khoảng tù 2 – 3 giâỵ Sau khi thấy sắc mặt hồng hào, đồng tử co gớn, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ…Cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5 – 10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân. Sau đó cần kịp thời chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục công việc tiến hành cấp cứu liên tục với sự chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ( nếu có thể).

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 64 - 65)