Tác phẩm:
“Rồi một chiều chợt nhớ quê hƣơng, Nghe em hát dân ca Xứ Nghệ, Câu hát ru như một thời thuở bé, Đưa ta về bến bãi tuổi thơ xưa ”. Đó là ca từ trong bài hát “Điệu Ví Giặm là Em” của Nhạc sĩ Quốc Nam. Đúng vậy! Ngƣời dân xứ Nghệ từ bao đời nay, dù đi xa hay ở lại mảnh đất thân thƣơng này cũng đều “mê” Ví Giặm. Bởi đó chính là máu thịt gắn với tuổi thơ của mỗi con ngƣời nơi đây. Tuy nhiên, trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão hiện nay, nguy cơ mai một là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ bộ môn nghệ thuật truyền thống nào. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ cho đƣợc vốn quý của quê hƣơng, dân tộc? Thiết nghĩ, Bảo tồn không có nghĩa là chỉ sƣu tầm, nghiên cứu, ghi âm cho khỏi thất lạc mà còn phải giới thiệu, phổ biến qua việc sáng tác những ca khúc mới mang âm hƣởng dân ca.
Từ bao đời nay, trong mỗi giai đoạn, các nhạc sĩ đều tìm đến những giá trị truyền thống và kết hợp với tinh hoa nhân loại để xây dựng cho mình một ngôn ngữ âm nhạc, một phong cách riêng mang hơi thở dân tộc. Ví Giặm Nghệ Tĩnh với những nét đặc trƣng riêng có của nó, cũng đã đi sâu vào đời sống của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng không chỉ ở xứ Nghệ mà khắp cả nƣớc, là nguồn cảm hứng vô tận để họ sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm cho âm hƣởng của những làn điệu dân ca quê hƣơng vang xa, vang mãi.
Dẫn đầu trong thủ pháp vận dụng, thổi hồn Ví Giặm vào ca khúc mới phải kể đến nhạc sĩ An Thuyên. Nhƣ ông từng nói: “Dân ca Nghệ Tĩnh
người”. Bởi vậy, tuy trở thành nhạc sĩ tên tuổi trong làng âm nhạc
Việt Nam, nhƣng hầu hết các sáng tác của ông đều hƣớng về quê hƣơng xứ Nghệ với những giai điệu đậm chất dân gian, bằng những ca từ đậm chất thơ, thấm đƣợm ca dao, tục ngữ và giàu vần điệu. Tiêu biểu nhƣ: “Em chọn lối này”, “Ca dao em và tôi”, “Neo đậu bến quê”, “Hà Tĩnh mình thƣơng”…
Nhạc sĩ Hồ Hữu Thới cũng là cái tên quen thuộc đƣợc nhiều ngƣời biết đến với hàng trăm ca khúc mang âm hƣởng dân ca. Ông cũng là một trong những ngƣời đầu tiên thể nghiệm thành công sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh. Những sáng tác của ông, một cách nhẹ nhàng, đã đi thẳng vào trái tim nhiều ngƣời và chiếm trọn cảm tình công chúng nhờ chất quê, chất Nghệ, chất dân gian và quan trọng là nét văn hóa truyền thống của ngƣời dân nơi đây nhƣ : “Câu hát quê hƣơng”, “Ân tình xứ Nghệ”, “Câu Ví Giặm quê mình”…
Do mang đậm nét âm nhạc truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc nên những ca khúc mang âm hƣởng dân ca luôn có sức sống mạnh mẽ và tạo đƣợc chỗ đứng trong lòng bạn yêu nhạc. Ngoài những sáng tác tiêu biểu của An Thuyên và Hồ Hữu Thới còn có hàng trăm ca khúc khác chủ yếu viết về quê hƣơng xứ Nghệ mà chắc ai cũng biết nhƣ: “Câu Hò trên đất Nghệ An” (Tân Huyền), “Xa khơi” (Nguyễn Tài Tuệ), “Chào em cô gái Lam Hồng” (Ánh Dƣơng), “Một khúc tâm tình của ngƣời Hà Tĩnh”, “Ngƣời đi xây Hồ Kẻ Gỗ” (Nguyễn Văn Tý), “Câu đợi câu chờ” (Ngọc Thịnh ), “Vinh thành phố bình minh” (Lê Hàm)… Đó là những ca khúc vƣợt thời gian nhờ tác giả thực sự khéo
léo trong việc vận dụng những làn điệu dân ca mềm mại, uyển chuyển kết hợp với những tiết điệu năng động, trẻ trung, mới lạ nhƣng ngƣời nghe vẫn cảm nhận đƣợc sức lôi cuốn của sự dân giã, mộc mạc trong cảnh làng quê xứ Nghệ.
Có một điều đặc biệt là trong số những bài hát hay nhất viết về Bác Hồ, các ca khúc đều sử dụng chất liệu dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh. Tiêu biểu phải kể đến “Lời Bác dặn trƣớc lúc đi xa” và “Giữa Mạc Tƣ Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” của nhạc sĩ Trần Hoàn, “Trông cây lại nhớ tới Ngƣời”của Đỗ Nhuận, “Từ làng Sen” (Phạm Tuyên), “Ngƣời về thăm quê” (Thuận Yến), “Đêm nghe hát đò đƣa nhớ Bác” (An Thuyên), “Chúng con hát về Ngƣời” (Hồ Hữu Thới)… Ca khúc “Lời Bác dặn trƣớc lúc đi xa” mặc dù đƣợc viết theo điệu thức bảy bậc của phƣơng Tây nhƣng nhờ sử dụng lối hát có tính ngâm ngợi, tự do đƣợc phát triển từ chất liệu bài Ví phƣờng vải của dân ca Nghệ Tĩnh làm cho ngƣời nghe có cảm giác nhƣ đây là lối hát không có tiết nhịp trong dân ca. Chính điều đó đã làm cho ca khúc thêm xúc động và chiếm đƣợc cảm tình của đông đảo khán giả. Còn ca khúc “Giữa Mạc Tƣ Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” đƣợc nhạc sĩ Trần Hoàn viết nhạc từ bài thơ cùng tên của Đỗ Quý Doãn. Chất dân ca thấm đƣợm tâm hồn hai nghệ sĩ khi nghe bài “Giận mà thƣơng” nơi đất khách quê ngƣời khiến cho tình cảm sâu nặng đối với quê hƣơng trỗi dậy và cho ra đời những giai điệu khó quên:“ Giữa Mạc Tư Khoa tôi nghe câu hò Nghệ
Tĩnh, Ôi câu hò xứ sở, thấm đượm tình quê, Chiều Mạc Tư Khoa....rừng dương như trầm lặng, Mà nghe câu Giặm... rằng hết
giận rồi thương”. Chất Ví Giặm đƣợc nhạc sĩ khai thác một cách triệt
để, kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa lời ca và nhạc điệu khiến ca khúc mang một phong vị rất riêng, khá độc đáo, dung dị sâu lắng nhƣng vẫn đậm tính nhân văn sâu sắc.
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhạc sĩ đều lựa chọn dòng nhạc mang âm hƣởng dân ca Ví Giặm để viết về Bác. Bởi vì những làn điệu dân ca đã trở thành một phần rất đỗi quen thuộc, nhƣ dòng sữa mẹ ngấm sâu vào trong tâm hồn của Ngƣời, từ thuở ấu thơ, cho đến lúc bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc hay lúc sắp ra đi Ngƣời vẫn muốn nghe làn điệu Ví Giặm nơi quê nhà. Hơn nữa, lúc sinh thời Ngƣời thƣờng tâm niệm: muốn yêu quê hƣơng tổ quốc mình thì càng phải yêu những khúc hát dân ca. Chính vì lẽ đó mà những ca khúc viết về Bác Hồ mang âm hƣởng dân ca luôn là những ca khúc ngọt ngào, đầy xúc cảm và đƣợc nhiều ngƣời yêu thích hơn cả.
Việc sáng tác ca khúc mới dựa trên làn điệu dân ca, hòa âm phối khí làm mới các tác phẩm truyền thống sẽ mang dân ca Ví Giặm đến gần hơn với giới trẻ, với bạn bè quốc tế và giúp âm nhạc dân gian xứ Nghệ hòa nhập với thế giới mà không bị hòa tan. Bởi vậy, việc mang âm hƣởng Ví Giặm vào ca khúc mới là công việc quan trọng và thực sự cần thiết đối với công tác bảo tồn dân ca Ví Giặm cũng nhƣ nền âm nhạc dân tộc nƣớc ta hiện nay. Thậm chí, nhƣ nhạc sĩ Hồ Hữu Thới từng nói: Dân ca xứ Nghệ không chỉ dừng lại ở những tác phẩm ca
khúc, nhạc sân khấu, nhạc múa mà còn phải vươn lên để có những tác phẩm lớn, mang tầm quốc tế như giao hưởng, nhạc kịch, nhạc không
lời nói chung nhưng bằng thủ pháp cao hơn, phát triển xa hơn, hiện đại hơn”.
Các ca khúc hiện đại mang âm hƣởng dân ca đã từng và vẫn đang là món ăn tinh thần có giá trị đối với nhiều tầng lớp, đặc biệt là sự đón nhận nhiệt tình của khán giả trẻ, bởi những ca khúc đó không chỉ truyền tải giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc mà chính sự pha trộn chất dân gian với yếu tố hiện đại càng làm cho ca khúc mang màu sắc tƣơi mới và có phần lạ lẫm hơn. Tuy nhiên, một số nhạc sĩ trẻ Việt Nam hiện nay nỗ lực sáng tác những ca khúc có tên “Dân gian đƣơng đại” mang nhiều yếu tố hiện đại và chạy theo phong cách âm nhạc phƣơng Tây một cách thái quá khiến tác phẩm mất đi vẻ bình dị cố hữu của âm nhạc dân gian.
Lƣơng Vân 2.13. Trang phục nghệ nhân hát dân ca Ví Giặm
Tác phẩm:
Trang phục nghệ nhân hát dân ca Ví Giặm
Trang phục là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống con ngƣời. Chức năng của trang phục là bảo vệ thân thể, nó giúp chúng ta đối phó đƣợc với cái nóng, cái rét của thời tiết, khí hậu.
Dân gian ta có câu: “Đƣợc bụng no còn lo ấm cật” là vì thế. Ngoài ra trang phục còn thể hiện trình độ thẩm mỹ của mỗi con ngƣời, mỗi dân tộc và thời đại. Kể từ khi biết che thân, loài ngƣời đã tìm cách làm
đẹp với những vật dụng nhƣ vỏ cây, da thú, lông chim, cán bông vải lấy sợi rồi tìm ra tơ tằm dệt gấm lụa và sau đó là sáng tạo ra nhiều kiểu may mặc. Vì những khác biệt văn hóa, trình độ văn minh, kinh tế, địa lí, khí hậu, tín ngƣỡng, phong tục tập quán… mà trang phục của mỗi vùng miền đất nƣớc, mỗi địa phƣơng có những điểm khác nhau, phong phú, đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ lịch sử. Vì thế, mặc trở thành biểu tƣợng văn hóa của mỗi vùng miền.
(hình minh họa)
Xứ Nghệ là một vùng đất có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt và có những sắc thái riêng. Con ngƣời nơi đây phải vật lộn với thiên nhiên và khí hậu khắc nghiệt để tồn tại. Chính từ trong cuộc sống lao động
vất vả, khó khăn mà ngƣời dân xứ Nghệ đã sáng tác ra những câu Hò điệu Ví nhằm xoa đi nỗi nhọc nhằn trong lúc làm việc. Dân ca Ví, Giặm đã lƣu giữ một phần lớn linh hồn, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, cũng nhƣ lối sống của ngƣời dân nơi đây không chỉ qua ca từ làn điệu mà còn thể hiện rõ nét qua trang phục của các nghệ nhân. Họ vừa làm việc vừa cất lên lời ca tiếng hát quanh năm suốt tháng, môi trƣờng diễn xƣớng dân ca chính là môi trƣờng lao động. Bởi vậy mà trang phục của nghệ nhân Ví Giặm có những nét đặc trƣng riêng biệt so với các vùng miền khác. Nó đơn sơ, giản dị nhƣng lại rất hài hòa với môi trƣờng khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, mang vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn của tâm hồn ngƣời dân xứ Nghệ nhƣ: Kiểu cách thƣờng đơn giản, thực dụng, đa dùng; Màu sắc nghiêng về trầm ấm hoặc trung tính. Chất liệu thƣờng mộc mạc và lấy “ăn chắc, mặc bền” làm chính. Đây là những đặc điểm cơ bản tạo nên sự khác biệt với trang phục của các loại hình nghệ thuật dân gian khác nhƣ trang phục Quan họ rất cầu kỳ và kiểu cách - liền anh, liền chị mặc từ 3 đến 7 áo dài rồi mới mặc áo the bên ngoài; trang phục của Chèo, Tuồng màu sắc rực rỡ bắt mắt với áo tứ thân đƣợc can chắp nhiều màu; còn trang phục nhã nhạc cung đình Huế thì lộng lẫy, sang trọng ...
Nghệ nhân Ví Giặm ngày xƣa phụ nữ thƣờng mặc áo dài tứ thân, bên trong mặc áo yếm, áo cánh, váy dài, thắt dải lƣng, bao tƣợng. Đầu vấn tóc độn khăn hình bầu dục, chân đi guốc, dép hay hài cỏ. Áo tứ thân phần lƣng gồm hai mảnh ghép lại, phía trƣớc có 2 thân tách rời
nhau. Áo này thƣờng làm bằng lụa, vải phin và có các màu nâu thẫm, nâu non, xanh cốm...Phụ nữ vùng đồng bằng Bắc bộ ngày trƣớc cũng có kiểu áo tứ thân này nhƣng áo có nhiều màu sặc sỡ can chắp lại và hai thân trƣớc buộc lại với nhau chứ không phải áo một màu và vạt buông xuống nhƣ nghệ nhân Ví Giặm.Tuy đơn giản hơn nhƣng nó vẫn không làm giảm đi nét đẹp yêu kiều, duyên dáng của ngƣời phụ nữ xứ Nghệ xƣa.
Sau áo dài tứ thân, hình nhƣ để có dáng dấp sang trọng hơn, ngƣời ta đã chế biến ra chiếc áo dài 5 thân dành cho cả nam và nữ. Áo này có kiểu giống áo tứ thân, mỗi thân trƣớc và sau đều có hai tà khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Nhƣng thêm vào đó là tà thứ 5 ở bên phải trong thân áo trƣớc. Sở dĩ phải chắp lại nhƣ vậy vì kỹ thuật dệt ngày xƣa khá thô sơ, chỉ dệt đƣợc các loại vải khổ hẹp nên muốn may thành một chiếc áo phải ghép 4 – 5 mảnh lại với nhau. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ 5 chiếc khuy tròn bằng vải hoặc đồng. Có ngƣời nói 5 chiếc khuy tƣợng trƣng cho 5 đạo làm ngƣời theo quan niệm Nho giáo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Còn mỗi vạt trƣớc và sau có hai thân là tƣợng trƣng cho tứ thân phụ mẫu, thân thứ 5 là vạt con thì tƣợng trƣng cho ngƣời mặc áo. Nhƣ vậy, áo 5 thân không những tôn vinh giá trị cao quý của con ngƣời trong mối tƣơng quan với gia đình và xã hội mà còn thể hiện đạo làm ngƣời, gói ghém nhân sinh quan của dân tộc.
con cháu nhà có học, văn thân, sĩ tử, các vị chức sắc làng xã, tầng lớp phong lƣu, thời thƣợng hay ngƣời phƣờng nón, phƣờng vải mặc hát trong những dịp hội hè, đình đám, hát đối đáp giao duyên hay thi thố văn chƣơng chữ nghĩa. Bởi vậy tùy từng đối tƣợng, tầng lớp mà ngƣời ta may kiểu áo nào cho phù hợp: “Thân kim bé nhỏ tí ti, Các bà
các chị em thì ở tay, Em đi em lại suốt ngày, Quần quần áo áo em may cho người, Áo dày áo mỏng tùy thời, Áo dài áo ngắn tùy người mà may”(Kho tàng ca dao xứ Nghệ). Vì thế ngƣời ta nói trang phục
là thứ có thể giúp nhận biết giai cấp, đẳng cấp của ngƣời mặc. Nhìn vào trang phục ta cũng có thể biết nghệ nhân là của vùng nào.
Ngoài hai loại áo trên, trang phục phổ biến của nghệ nhân còn có áo ngắn 5 thân và áo cánh. Hai loại áo này đƣợc nhiều ngƣời sử dụng rộng rãi vì nó đơn giản, gọn gàng tiện cho mọi sinh hoạt và làm việc. Chất liệu thƣờng bằng vải mộc, diềm bâu, phin, lụa. Nghệ nhân nam mặc áo ngắn 5 thân với quần ống rộng, đũng sâu, buộc dải lƣng ngoài áo, thắt nút để múi so le ở dƣới hông ở phía bên phải, đầu chít khăn mỏ rìu, đi chân đất hoặc dép cỏ. Nghệ nhân nữ thì mặc áo cánh với váy hoặc quần dài, bên trong mặc yếm, vừa lao động vừa hát. Nghệ nhân dân ca Ví Giặm, đặc biệt là tầng lớp bình dân có cuộc sống lao động vất vả nên họ thƣờng ăn mặc đơn sơ, giản dị để tiện cho mọi sinh hoạt:“Khăn nâu áo vải là thường, Cốt trau cho đẹp luân thường
là hơn”; “Đàn bà gìn giữ trước sau…Giở trò đánh phấn cạo mày khó coi, Hoa tai hạt cổ nên thôi, Chi bằng áo vải quần sồi nết na”(Kho
tàng ca dao xứ Nghệ).
Kiểu trang phục đặc biệt không thể không nhắc đến đối với nghệ nhân hát dân ca Ví Giặm chính là chiếc áo yếm. Áo yếm thƣờng đƣợc các bà, các cô dùng để mặc trong, kết hợp với áo cánh hoặc áo dài. Chiếc yếm đƣợc gắn liền với hình ảnh ngƣời phụ nữ không chỉ xứ Nghệ mà cả những ngƣời phụ nữ Việt Nam xƣa và đã đi sâu vào những câu ca dao và dân ca ở mọi miền đất nƣớc. Dân ca Ví Giặm cũng có những câu hát giao duyên tình tứ, những đôi trai gái hẹn hò thƣờng lấy chiếc yếm nhƣ một vật làm tin: “Khen ai dệt cái
ướm(yếm) này, Người dệt cũng khéo người may cũng vừa, Chiếc kim thêu em thùa nên nhạn, Chỉ tơ vàng em mạng nên hoa, Ướm em, anh cất trong nhà, Khi cần mở khóa lấy ra cho nàng”. “”(Kho tàng ca
dao xứ Nghệ).
Trang phục từ xƣa đến nay đã có biết bao thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, rất nhiều trong số đó đã dần ít đƣợc sử dụng và chỉ còn lại nhƣ di sản văn hóa trong quá khứ, thậm chí có cái đã mất đi. Trang phục nghệ nhân Dân ca Ví Giặm ngày nay chỉ