Giọng ca nhí đất Quỳnh hát dân ca ví dặm say lòng ngƣời

Một phần của tài liệu Dân ca, ví dặm nghệ tĩnh (Trang 31)

Tác phẩm:

Giọng ca nhí đất Quỳnh hát dân ca ví dặm say lòng ngƣời

Làm quen với Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh từ lúc học lớp 3, em Trần Nguyên Mai Trang - học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Quỳnh Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang sở hữu giọng ca ngọt ngào, truyền cảm làm sâu lắng lòng người.

Trần Nguyên Mai Trang sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc ở xóm 5, xã Quỳnh Ngọc. Bố của em hiện là giáo viên dạy âm nhạc, mẹ là giáo viên dạy mỹ thuật, ông nội em trƣớc đây từng công tác tại Trung tâm văn hóa huyện Diễn Châu. Do thừa hƣởng chất nghệ sĩ về âm nhạc từ ngƣời thân trong gia đình cùng với năng khiếu sẵn có, Trang đã làm quen với bộ môn Dân ca tại trƣờng và thể hiện thành công trên sân khấu.

Mai Trang ( ở giữa) cùng bạn tập hát dân ca

Chia sẻ về sở thích hát dân ca, em Trang bộc bạch: “Những bài hát về Dân ca ví dặm đều mang âm hƣởng nhẹ nhàng, ngọt ngào và dễ thuộc. Sau khi đƣợc cô giáo hƣớng dẫn hát khoảng ba, bốn lần là em có thể thuộc lời, sau đó tiếp tục học cách biểu diễn trên sân khấu. Em rất yêu thích hát dân ca.”

Những bài hát Dân ca nhƣ Hò bơi thuyền, Em yêu câu ví dặm quê nhà, Giận mà thƣơng, Công cha nghĩa mẹ ơn thầy… đều là những bài hát tủ của Trang. Mỗi khi em cất giọng ca ngọt ngào của mình lên, từng âm hƣởng của lời bài hát vang vọng, sâu lắng khiến ngƣời nghe cảm thấy thƣ thái.

Để giúp cháu Trần Nguyên Mai Trang phát huy năng khiếu về ca hát, cô giáo Trần Thị Giang (Giáo viên âm nhạc trƣờng Tiểu học Quỳnh Ngọc là ngƣời luôn sát cánh, hƣớng dẫn và bày dạy cho Trang suốt thời gian qua) cho biết:

“Sau khi chuyển công tác về dạy môn âm nhạc tại trƣờng, trong thời gian này, phong trào đƣa Dân ca vào trƣờng học đang bắt đầu phát triển rầm rộ. Do đó, cô đã miệt mài tìm hiểu những ca khúc Dân ca trên mạng, sách báo để truyền đạt lại cho học sinh.”

Mai Trang cùng cô giáo và các bạn ôn lại bài hát

Hiện nay, toàn trƣờng tiểu học Quỳnh Ngọc có khoảng 300 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 đều đã học và hát Dân ca thành thạo; riêng về hát hay và biểu diễn tốt trên sân khấu thì có từ 5- 6 em, trong đó có em Trần Nguyên Mai Trang. Ngoài có năng khiếu về hát Dân ca ví dặm, Trang còn là một học sinh giỏi của trƣờng trong suốt 4 năm học. Đặc biệt năm học 2016- 2017, Trang đạt học sinh giỏi huyện.

Với những cố gắng của em trong học tập và niềm đam mê hát Dân ca Ví dặm, tin tƣởng rằng trong những năm tới, em Trần Nguyên Mai Trang sẽ tiếp tục

gặt hái đƣợc nhiều thành công hơn nữa./.

Lê Gấm 2.6. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân ca ví giặm ở huyện

Quỳnh Lƣu (Nghệ An) Tác phẩm:

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân ca ví giặm ở huyện Quỳnh Lƣu (Nghệ An)

Thời gian qua huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị di sản của dân ca ví dặm. Không chỉ khuyến khích các làn điệu dân ca ví dặm xuất hiện trong các chương trình nghệ thuật mà còn là việc quan tâm thành lập các CLB dân ca ở khắp các địa phương để tập hợp các nghệ nhân hát dân ca, trên cơ sở đó, đưa dân ca, ví dặm trở về với cộng đồng, với cuộc sống thường ngày của người dân.

Ông Đinh Trọng Ẩn – xã Quỳnh Nghĩa say sƣa với việc truyền dạy dân ca cho thế hệ trẻ địa phƣơng.

Gần 70 tuổi đời, ông Đinh Trọng Ẩn – xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lƣu đã có khoảng 50 năm gắn bó với những làn điệu dân ca ví giặm. Yêu thích và mê đắm dân ca từ nhỏ, lớn lên ông dành trọn tâm huyết của cuộc đời mình để sống cùng những làn điệu dân ca. Hiện nay với vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ dân ca ví giặm xã Quỳnh Nghĩa, ông đang miệt mài truyền dạy dân ca cho thế hệ trẻ với mong muốn nối tiếp mạch nguồn cũng nhƣ dòng chảy của dân ca vào đời sống. Không chỉ yêu thích, say mê dân ca ví giặm mà ông Ẩn còn nhiệt tình, tích cực trong việc sáng tác, biên đạo các vở kịch đi tham dự các hội thi nhƣ liên hoan dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, hội thi vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, các dịp lễ kỷ niệm hàng năm, các sự kiện nổi bật nhƣ đón chuẩn nông thôn mới, làng văn hóa… Những thông điệp của cuộc sống thƣờng ngày đƣợc ông lồng ghép một cách khéo

léo, nhuần nhuyễn vào tác phẩm và trở nên sinh động với những làn điệu dân ca ví giặm mang đậm hơi thở bình dị, mộc mạc của cuộc sống nên dễ nghe, dễ thuộc và dễ đi vào lòng ngƣời.

Một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ dân ca ví giặm Quỳnh Thắng.

Ông Đinh Trọng Ẩn - Thôn Nghĩa Phú, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lƣu chia sẻ, mong muốn của tôi là sau này dân ca Nghệ Tĩnh sẽ đi vào lòng ngƣời, nhất là mai sau dân ca Nghệ An luôn luôn tồn tại chứ không mất đi đƣợc. Muốn thế, thì phải có ngƣời truyền dạy nhƣ chúng tôi, nên chúng tôi phải cƣơng quyết bảo tồn và gìn giữ dân ca Nghệ Tĩnh.

Bằng tình yêu mãnh liệt đối với những làn điệu dân ca, không chỉ ông Ẩn mà trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu đang có rất nhiều ngƣời dày công tìm hiểu, sƣu tầm và sáng tác, đồng thời truyền thụ và dạy dân ca cho thế hệ trẻ. Với niềm cảm kích và tình yêu mến của quần chúng đã góp phần giúp

những nghệ nhân hát dân ca có thêm nguồn cảm hứng để thổi hồn vào các sáng tác của mình từ những chất liệu, gam màu cuộc sống sinh động. Họ chính là những ngƣời nghệ sỹ của quần chúng, ngƣời góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho các làn điệu dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh đi vào lòng ngƣời, sống mãi với muôn đời sau.

Bà Vũ Thị Quế - Quỳnh Thắng luôn dành sự nhiệt huyết, đam mê của mình cho những làn điệu dân ca, từ đó góp phần thắp lửa trong các em niềm yêu

thích dân ca.

Bà Vũ Thị Quế - ở xã miền núi Quỳnh Thắng cũng là một ngƣời trọn đời gắn bó với những làn điệu dân ca. Từ lúc bé thơ, tình yêu dân ca đã ăn sâu vào máu thịt và cứ lớn dần lên theo năm tháng để rồi mạch nguồn ấy chảy mãi trong con ngƣời bà. Để dân ca đƣợc lƣu truyền và sống mãi, bà Quế đã dành nhiều tâm sức cho việc lƣu giữ, truyền dạy cho thế hệ tiếp nối. Đều

đặn hàng tuần, mặc dù công việc gia đình bận rộn nhƣng bà vẫn cố gắng sắp xếp dạy hát dân ca miễn phí 3 buổi tại trƣờng tiểu học và trung học cơ sở Quỳnh Thắng. Mỗi khi các em cất tiếng hát lên, lòng bà lại rộn ràng khó tả và tình yêu với dân ca lại càng mãnh liệt hơn. Bà nhƣ nhìn thấy hình ảnh của mình ngày xƣa qua nụ cƣời, ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ khi say sƣa học hát dân ca.

Bà Quế cho biết, dân ca nhƣ một dòng chảy của thời gian, nó nhƣ đã ngấm vào máu thịt của tôi rồi cho nên mình muốn bảo tồn, lƣu giữ và lƣu truyền cho thế hệ trẻ. Với lòng đam mê của mình, bên cạnh đó để thực hiện chủ trƣơng bảo tồn dân ca ví giặm nên tôi đã truyền thụ cho các cháu.

Còn em Phan Thị Nga - Học sinh lớp 8A, trƣờng THCS Quỳnh Thắng phấn khởi cho biết, em học hát dân ca từ năm lớp 6 và em thích hát dân ca vì dễ thuộc, gần gũi và thú vị. Em sẽ cố gắng rèn luyện là để mong ƣớc tƣơng lai em sẽ là một ca sỹ hát dân ca.

Huyện Quỳnh Lƣu luôn quan tâm phát triển phong trào đƣa dân ca vào trƣờng học.

Nhằm phát huy giá trị của di sản dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, thời gian qua bên cạnh việc quan tâm, tạo điều kiện cho những những ngƣời am hiểu về loại hình sinh hoạt văn hóa này thì huyện Quỳnh Lƣu còn có nhiều biện pháp hiệu quả khác nhƣ xây dựng, thành lập các tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ hát dân ca ở các thôn, làng, thƣờng xuyên sinh hoạt ca hát, gắn với những sinh hoạt văn hóa làng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng để dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh có môi trƣờng tự thân phát triển. Đồng thời thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng, phong trào hát dân ca thông qua một số hình thức sinh hoạt văn hóa nhƣ sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc thi hát dân ca... Việc đƣa dân ca vào trƣờng học hay các buổi nói chuyện chuyên đề cũng đƣợc huyện Quỳnh Lƣu quan tâm thực hiện tốt nhằm phổ biến, tuyên truyền để

dân ca gần gũi hơn nữa với lớp trẻ, những chủ nhân tƣơng lai của di sản. Nhà giáo ƣu tú Hồ Ngọc Dũng – Phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lƣu cho biết, về phía huyện ngoài sự hỗ trợ hàng năm về kinh phí nhƣ hỗ trợ mỗi câu lạc bô từ 5 – 10 triệu/năm và một số trang thiết bị. Ngay nhƣ ở Quỳnh Thắng, Tân Thắng 2 năm qua huyện đã hỗ trợ các thôn bản những bộ cồng chiêng để phát huy văn hóa dân tộc. Ngoài ra đối với CLB dân ca ví giặm Quỳnh Thắng, trong các cuộc họp của huyện thì chúng tôi mạnh dạn tạo điều kiện bố trí và mời CLB tham gia trình diễn. Đó là cơ sở để vừa tạo điều kiện vừa nâng cao vai trò CLB. Huyện còn quan tâm hƣớng dẫn tổ chức hoạt động, sƣu tầm, các nội dung khác để CLB phát triển tốt.

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh chứa đựng những giá trị nhất định không thể phủ nhận nhƣ giá trị nhân bản, giá trị lịch sử - xã hội, giá trị văn hoá... Chính những giá trị này đã góp phần làm cho dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh luôn đƣợc sống và tồn tại trong đời sống tinh thần của ngƣời dân. Trƣớc những thách thức của thời đại mới, loại hình văn hóa dân gian này đang có nguy cơ mất dần chỗ đứng trong cuộc sống hiện đại thì việc bảo tồn loại hình văn hóa dân gian này là một việc làm cần thiết. Do đó những chính sách, sự quan tâm phát triển đúng đắn, kịp thời và phù hợp với xu thế của thời đại của huyện Quỳnh Lƣu thời gian qua cũng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị của di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh./.

Lê Gấm 2.7. Chàng trai 20 tuổi với tình yêu dân ca xứ Nghệ “cháy bỏng” Tác phẩm:

Chàng trai 20 tuổi với tình yêu dân ca xứ Nghệ “cháy bỏng”

Sở hữu giọng hát đẹp, ngoại hình sáng sân khấu nhưng Nguyễn Nam Giang (1999, quê xã Hưng Chính, TP Vinh, Nghệ An) không theo dòng nhạc trẻ, thỏa mãn nhu cầu nghe nhạc của số đông các bạn trẻ mà chọn cho mình một lối đi riêng với dòng nhạc dân gian. Bởi chàng trai ấy luôn nặng tình với dân ca, chỉ khi hát dân ca, Giang mới thấy "phiêu" thực sự...

Nguyễn Giang Nam chàng trai xứ Nghệ 20 tuổi với giọng hát ấm áp đi vào lòng ngƣời

Sinh ra trong gia đình thuần nông ở xứ Nghệ, Nguyễn Nam Giang may mắn khi thừa hƣởng một giọng hát hay, ngọt ngào và "máu" yêu nghệ thuật của bố mẹ. "Từ nhỏ em rất thích tham gia các chƣơng trình văn nghệ của

trƣờng. Thấy em có khả năng ca hát nên bố mẹ cũng tạo điều kiện cho em theo đuổi đam mê bằng cách cho tham gia học năng khiếu tại Nhà Văn hóa thiếu nhi Việt Đức. Mỗi tiết học, bố đứng ngoài cửa sổ ghi lời và nghe thuộc bài hát để về dạy lại cho em...

“Em sẽ không bao giờ quên những ngày hè nắng nóng bỏng rát, những ngày đông rét nhƣ cắt da, cắt thịt nhƣng bố mẹ vẫn thay nhau chở em trên chiếc xe đạp cà tàng, cũ nát vƣợt hàng chục cây số xuống Nhà văn hóa thiếu nhi Việt Đức để em học thanh nhạc” :Nguyễn Nam Giang tâm sự.

Năm 2015, sau nhiều nỗ lực, Nguyễn Nam Giang thi đỗ hệ trung cấp thanh nhạc, Trƣờng Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội. Đƣợc học tập và rèn luyện ở môi trƣờng chuyên nghiệp hơn nên tài năng của Giang ngày càng đƣợc mài giũa. Giang chọn cho mình lối đi riêng là học dòng nhạc mang âm hƣởng dân ca, đặc biệt là dân ca xứ Nghệ. Những bản thu âm của Giang đƣợc công chúng đón nhận bằng những tình cảm đặc biệt. Nhiều ngƣời nhận xét Giang có chất giọng sáng, cao và đầy nội lực nhƣng mộc mạc, chân tình. Đặc biệt, âm hƣởng dân ca Ví Giặm của quê nhà luôn đƣợc ngƣời con xứ Nghệ này thể hiện bằng tình cảm tha thiết, sâu lắng nhất.

Giang Nam luôn cố gắng học hỏi để trau dồi giọng hát của mình

Giang Nam chia sẻ: “Dân ca đã trở thành mạch nguồn, nuôi dƣỡng tâm hồn em từ thuở bé nên khi hát những bài hát mang âm hƣởng dân ca, em đều cảm nhận nhƣ đƣợc trở về tuổi thơ, trở về với những tiếng ầu ơ của bà, của mẹ. Có thể nói dân ca đã ngấm vào máu và trở thành một phần không thể thiếu trong con ngƣời em. Bởi vậy, khi hát những bài hát mang âm hƣởng này em mới thấy mình thực sự phiêu”. Giang tâm sự, dân ca bắt nguồn từ chính đời sống lao động của con ngƣời, chắc chắn sẽ có đƣợc chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả.

Có đƣợc giọng hát "đốn tim" nhiều khán giả, Nguyễn Nam Giang quyết định tham gia giải Sao Mai vì muốn trau dồi kinh nghiệm về chuyên môn, về kỹ năng biểu diễn trên sân khấu và tìm kiếm cơ hội cho chính mình. Giang luôn cố gắng, nỗ lực hết mình và lắng nghe ý kiến góp ý từ các chuyên gia. Nhờ vậy, qua những ca khúc thể hiện sự chân tình, sâu lắng,

Nguyễn Nam Giang đã xuất sắc giành giải nhất dòng nhạc dân gian. Ngoài ra, Giang còn đƣợc nhiều ngƣời yêu thích và đạt giải “thí sinh đƣợc yêu thích nhất”.

“Mục tiêu của em tham dự chƣơng trình Sao Mai là đƣợc cọ xát và học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trƣớc. Đạt đƣợc thành quả giải nhất dòng nhạc dân gian là kết quả rất bất ngờ với em. Kế hoạch trƣớc mắt của em là phải học thật tốt để tiếp tục trau dồi kiến thức chuyên môn, hoàn thiện hơn nữa giọng hát của mình”: Nam Giang cho biết.

Mặc dù chỉ mới chạm một chân vào giấc mơ theo đuổi niềm đam mê ca hát nhƣng chàng trai 9X này đã vạch ra cho mình một kế hoạch cho tƣơng lai. Ngoài việc hoàn thiện việc học để trau dồi kiến thức, sắp tới Giang sẽ cho ra mắt MV, "Về xứ Nghệ cùng anh" dành tặng cho những ngƣời con xa quê hƣơng". Chúc cho những dự định về âm nhạc của chàng "hot boy hát dân ca" này sẽ trở thành hiện thực./.

Lê Gấm 2.8. Đinh Trọng Ẩn – Ngƣời nặng lòng với câu hò, điệu ví

Tác phẩm:

Đinh Trọng Ẩn – Ngƣời nặng lòng với câu hò, điệu ví

Đã ngoài tuổi 70, ông Đinh Trọng Ẩn thôn Nghĩa Phú, xã Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) vẫn miệt mài truyền dạy dân ca, ví dặm cho thế hệ trẻ - với ước mong bảo tồn và gìn giữ dân ca ví dặm, dòng sông mẹ trong ngần, nuôi dưỡng xứ Nghệ ngàn năm…

Sinh ra tại một vùng quê miền biển nghĩa tình và có phong trào hát dân ca ví dặm nên ngay từ nhỏ, những mạch nguồn dân ca ấy đã len lỏi vào tâm hồn ông Đinh Trọng Ẩn. Lớn lên ông tham gia vào đội văn hóa văn nghệ xã, chuyên biểu diễn và làm công tác tuyên truyền trong cuộc chiến tranh

Một phần của tài liệu Dân ca, ví dặm nghệ tĩnh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)