CHƯƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG LỄ HỘI NGHINH ÔNG Ở VŨNG TÀU HIỆN NAY, PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN VÀ
3.2. Biến đổi trong lễ hội hiện nay
Hầu hết các lễ hội làng đều rút ngắn thời gian từ 3 - 5 ngày thành 1 ngày. Một số lễ hội vùng, hay liên vùng mang tính chất hành hương thì được tổ chức dài ngày, như lễ hội chùa Hương, lễ hội Quốc Mẫu Tây Thiên, các lễ hội thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu, các lễ hội gắn với du lịch... Trước đây, các hội làng chỉ được tổ chức ở không gian nhất định trong làng. Nhưng hiện nay, do nhiều yếu tố, quy mô của các hội làng cũng được mở rộng cả về không gian. Nhiều lễ hội không còn là lễ hội làng, mà đang có xu hướng biến thành lễ hội vùng, thậm chí là lễ hội chung của liên vùng. Đối tượng người đến dự hội không chỉ là dân làng, mà còn có du khách trong và ngoài nước, nhiều khi dẫn tới tình trạng quá tải. Không gian lễ hội còn được mở rộng thành “siêu không gian” với sự tương tác của các hoạt động truyền thông. Người dân không đi lễ hội, nhưng có thể quan sát, “tham dự” qua màn hình ti-vi, trên mạng xã hội... Sự mở rộng không gian lễ hội như vậy cũng đặt ra nhiều yêu cầu về quản lý.
Lễ hội Nghinh Ông – Vũng Tàu là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian ở Vũng Tàu còn được lưu giữ và bảo tồn đến ngày nay. Nhằm thu hút du khách và bảo vệ lễ hội dân gian truyền thống, từ năm 2017 lễ hội Nghinh Ông ở Vũng Tàu sẽ được TP Vũng Tàu nâng cấp, tổ chức quy mô lớn hơn. để chuẩn bị cho lễ hội cấp thành phố, huyện đã đầu tư nhiều để chỉnh trang, mở rộng các địa điểm tổ chức lễ hội tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách tham gia. Huyện cũng phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của TP nhằm chuẩn bị tốt nhất cho lễ hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách; có chỉ đạo và thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, giá cả dịch vụ phục vụ du khách; đảm bảo các phương tiện di chuyển, bố trí thêm bãi giữ xe tại các địa điểm tổ chức lễ hội.
Đối với một số lễ hội của một làng hay liên làng có quy mô ngày càng mở rộng và đang được nâng lên thành các lễ hội của địa phương như hiện nay, cần xây dựng mô hình phối hợp chặt chẽ giữa vai trò của cộng đồng với vai trò quản lý của Nhà nước.
Trong mô hình này, các hoạt động lễ hội vẫn do cộng đồng quyết định và thực hiện là chính; tuy nhiên, đã có sự chỉ đạo, định hướng và tham gia của các ban, ngành chính quyền và đoàn thể. Kinh phí tổ chức lễ hội cũng được Nhà nước tài trợ một phần. Vai trò của Nhà nước thể hiện rõ trong bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn thực phẩm, quảng bá, giá cả dịch vụ, điều hành lực lượng…
Trước kỳ tổ chức lễ hội, chính quyền cấp xã - nơi tổ chức lễ hội - cần tổ chức họp dân bản để cùng bàn về việc tổ chức lễ hội, trong đó, có sự phân công cụ thể công việc cho cộng đồng. Ở đây, Nhà nước đóng vai trò là nhà tổ chức nhưng việc thực hành lễ nghi và chủ trì lễ hội phải giao lại cho cộng đồng. Trưởng thôn, bản có trách nhiệm triển khai các hoạt động của lễ hội sau khi đã thống nhất với chính quyền, với nhân dân và cùng nhân dân trong thôn, bản chuẩn bị các hoạt động phục vụ cho lễ hội. Những lễ hội này được cấp hoặc hỗ trợ kinh phí của
chính quyền. Để người dân thực sự trở thành chủ thể, thành phần ban tổ chức cần có sự tham gia của già làng, nghệ nhân hay người có uy tín trong dòng họ. Chính quyền xã, cơ quan chuyên môn (phòng văn hóa - thông tin) thực hiện chức năng quản lý thông qua việc hướng dẫn người dân chuẩn bị và tham gia lễ hội theo đúng quy định của Nhà nước và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong thời gian tổ chức lễ hội. Cần coi trọng vấn đề phân cấp quản lý. Nhà nước chỉ đạo, phối hợp tổ chức các lễ hội lớn (chủ yếu là kiểm tra, giám sát), còn phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, cộng đồng tổ chức. Với các lễ hội dân gian quy mô nhỏ, chính quyền các cấp chủ yếu đóng vai trò kiểm tra, giám sát; việc tổ chức cụ thể cần trao quyền cho cộng đồng.
Hai là,xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa ở các lễ hội.
Nguyên tắc chung của quy tắc ứng xử: Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản lễ hội theo hướng phát triển bền vững. Bảo vệ tính đặc sắc, đa dạng của các thành tố văn hóa của lễ hội (các nghi lễ, nghệ thuật ngôn từ (các văn cúng, lời của các bài khấn…), nghệ thuật trang trí, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật ẩm thực, các trò chơi… tạo thành chỉnh thể nguyên hợp của lễ hội). Tôn trọng mục đích tổ chức lễ hội của cộng đồng địa phương là nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân, các nhân vật lịch sử có công bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước; hình thành hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp cho mỗi người. Loại bỏ xu hướng tổ chức lễ hội với mục đích trục lợi cá nhân, chạy theo lợi ích vật chất, phục vụ lợi ích nhóm. Thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Ứng xử văn hóa của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương nơi tổ chức lễ hội: Thành viên ban tổ chức lễ hội có đồng phục, có phù hiệu; phân cấp cho cộng đồng dân cư tổ chức lễ hội, không làm thay cộng đồng trong việc tổ chức
các nghi lễ, dịch vụ, hoạt động của lễ hội; tăng cường tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội; có thái độ hòa nhã, tôn trọng du khách, xây dựng các biển hướng dẫn cho du khách tham gia các hoạt động, dịch vụ của lễ hội, thông báo số điện thoại, đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách; trực tiếp tham gia các nhiệm vụ mà cộng đồng dân cư địa phương khó có khả năng thực hiện, như an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Ứng xử văn hóa của cộng đồng địa phương nơi tổ chức lễ hội: Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan quản lý, ban tổ chức lễ hội; có tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; có thái độ ứng xử hòa nhã, tôn trọng du khách, nhiệt tình giúp đỡ du khách khi gặp khó khăn.
Ứng xử văn hóa của cá nhân, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ: Thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc, quy định của ban tổ chức lễ hội về kinh doanh dịch vụ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; tôn trọng người dân địa phương, có tinh thần hợp tác, cùng phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao; kinh doanh trung thực, tôn trọng khách hàng, giữ chữ tín, công khai, minh bạch về giá cả (thể hiện qua niêm yết công khai giá, bán đúng giá niêm yết, không chèo kéo du khách và ép giá); không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm và không vi phạm các điều cấm trong kinh doanh.
Ứng xử văn hóa của du khách: Có thái độ thành kính đối với các nhân vật lịch sử, tôn trọng phong tục tập quán, tâm linh, tín ngưỡng, những điều kiêng kỵ của lễ hội; tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, ban tổ chức, ban quản lý lễ hội; tôn trọng, hòa nhã với cư dân địa phương, với các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ; có thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ nhỏ, giúp đỡ phụ nữ có thai, người khuyết tật; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục, không nói tục, không chửi thề,
không xô đẩy, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; giữ gìn vệ sinh môi trường…
Ba là, tạo dựng dư luận nhằm phổ biến và bảo vệ quy tắc ứng xử.
Ban tổ chức các lễ hội cần lập tiểu ban truyền thông (nhất là các lễ hội lớn), cộng tác với các nhà khoa học, những người có uy tín trong việc tư vấn tổ chức lễ hội và tạo dựng dư luận xã hội; chủ động sớm thông tin về lễ hội, phê phán các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử lễ hội qua tiểu ban truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dư luận xã hội. Nhiệm vụ của tiểu ban truyền thông là cung cấp các thông tin chính xác, công khai, minh bạch cho báo chí và toàn thể người dân tham dự lễ hội. Các cơ quan thông tin đại chúng phải tôn trọng những điều kiêng kỵ của người dân địa phương, phải coi trọng sắc thái văn hóa riêng của từng tộc người, từng vùng; cần có cái nhìn của “người trong cuộc”, không nhìn những sắc thái văn hóa tộc người dưới lăng kính của dân tộc mình, vùng mình.
Quy chế ứng xử với lễ hội cần được phổ biến thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời cũng là nội dung sinh hoạt của các tổ dân phố, các cơ quan công sở, trường học, thôn bản. Mặt khác, ban tổ chức lễ hội cần tham mưu chính quyền địa phương xây dựng các chế tài xử phạt (trên cơ sở tôn trọng pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn) và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của từng cấp địa phương, hay phổ biến trên mạng xã hội.
Vấn đề tuyên truyền, hướng dẫn quy tắc ứng xử lễ hội cần phải được làm thường xuyên, nhưng cũng chú trọng những thời điểm trọng tâm, trọng điểm (trước mùa lễ hội, trong mùa lễ hội). Việc tuyên truyền thường xuyên về quy tắc ứng xử, kiểm tra xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm sẽ tạo thành các khuôn mẫu ứng xử văn hóa trong lễ hội (hành vi, nếp sống của người đi dự hội; nghi thức, nghi lễ của ban tổ chức và cộng đồng...); qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và ứng xử văn hóa với các lễ hội hiện nay.