Các chính sách bảo tồn, phát triển lễ hộ

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển lễ hội Nghinh Ông ở Bà rịa Vũng Tàu (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG LỄ HỘI NGHINH ÔNG Ở VŨNG TÀU HIỆN NAY, PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN VÀ

3.3.2. Các chính sách bảo tồn, phát triển lễ hộ

Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và quan tâm, đầu tư kết cấu hạ tầng đến các khu di tích, các khu, điểm du lịch. Phối hợp với cộng đồng dân cư tại các khu, điểm diễn ra lễ hội để xây dựng môi trường văn hóa, loại bỏ các hoạt động gây ảnh hưởng đến du lịch như chèo kéo, đeo bám du khách. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại văn hóa của du khách, tránh ảnh hưởng đến môi trường văn hóa, du lịch.

Khai thác nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, đóng góp cho việc giữ gìn di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ hội; khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động văn hóa lễ hội.

Khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư tôn tạo các di tích và tham gia hoạt động tổ chức lễ hội để hướng đồng bào về với nguồn cội, tổ tiên. Sử dụng nguồn thu từ lễ hội đúng mục đích, phục vụ tốt công tác bảo tồn di tích và hoạt động lễ hội.

Cần chú ý bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong lễ hội, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, xây dựng thêm các tiêu chí văn hóa mới phù hợp. Tiến hành rà soát phân loại lễ hội, tăng cường công tác quản lý, nghiên cứu để

việc tổ chức lễ hội, ngày càng khoa học, có ý nghĩa. Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình lễ hội, tránh cào bằng đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán trong hoạt động và sinh hoạt lễ hội. Khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống của mỗi vùng, miền.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển lễ hội Nghinh Ông ở Bà rịa Vũng Tàu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w