Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Một phần của tài liệu 1 GPMT nam vang signed (Trang 107 - 108)

5.1. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Để giảm thiểu tiếng ồn nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân lao động và tránh làm tăng mức độ ồn trong khu vực, tiếng ồn trong nhà máy được khống chế bằng các phương pháp sau:

+ Cân chỉnh và bảo dưỡng các chi tiết truyền động của máy móc thiết bị; + Phân bố các nguồn gây ồn ra các khu vực riêng biệt một cách hợp lý;

+ Trang bị nút tai cho công nhân phải làm việc ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với độ ồn cao, đây là biện pháp vừa hiệu quả, vừa kinh tế, vừa dễ thực hiện;

+ Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của công nhân;

+ Trồng nhiều cây xanh, thảm cỏ trong khuôn viên Nhà máy để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất tới môi trường xung quanh;

+ Bố trí luân phiên nhóm công nhân làm việc tại khu vực có mức ồn cao.

- Các biện pháp đề xuất thực hiện trong nhà máy nhằm hạn chế độ rung trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị như sau:

+ Đúc móng máy đủ khối lượng, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền;

5.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn: QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với độ rung: QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

Một phần của tài liệu 1 GPMT nam vang signed (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)