Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử

Một phần của tài liệu 1 GPMT nam vang signed (Trang 108 - 113)

hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:

6.1. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải:

- Thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị của các trạm xử lý nước thải. Trường hợp xảy ra sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải, tạm dừng hoạt động để tiến hành kiểm tra, khắc phục sự cố. Sau khi khắc phục xong, tiếp tục hoạt động đảm bảo nước thải phát sinh trong quá trình vận hành của Dự án được thu gom, xử lý đạt quy định của Khu công nghiệp Châu Sơn về nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp.

- Bố trí nhân viên quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải, giám sát vận hành hàng ngày và tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho các trạm xử lý nước thải của Dự án.

- Trong trường hợp xảy ra sự cố như nghẹt bơm, vỡ đường ống hoặc nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cần tiến hành ngưng hoạt động của hệ thống và tiến hành kiểm tra, sửa chữa. Trong thời gian này nước thải sẽ được dẫn về bể điều hòa, sau khi hệ thống được sửa chửa hoàn tất nước thải sẽ được bơm trở lại quy trình xử lý. Báo ngay cho nhà cung cấp hoặc cơ quan chức năng về môi trường các sự cố để có biện pháp khắc phục kịp thời. Trong quá trình thiết kế hệ thống XLNT, đơn vị thiết kế có tính toán đến khả năng xảy ra sự cố, dễ dàng thao tác sửa chữa, khắc phục đảm bảo sự cố được giải quyết nhanh nhất không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Dự án. Các sự cố về hệ thống xử lý nước thải thường gặp bao gồm:

* Sự cố với máy bơm:

Cần kiểm tra máy bơm xem nước có được đẩy lên hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước, cần kiểm tra lần nước các nguyên nhân sau:

+ Nguồn điện cung cấp năng lượng có ổn định không. + Cánh bơm có bị chèn vào chướng ngại vật nào không.

+ Nếu trong lúc bơm có âm thanh lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố.

Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa Plastic (Điều chỉnh)”

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà đưa ra phương án sửa chữa máy bơm kịp thời. Chủ đầu tư trang bị 01 máy bơm dự phòng để sử dụng dự phòng trong trường hợp máy bơm chính gặp sự cố hoặc để bơm kết hợp với máy bơm chính trong trường hợp cần bơm với lưu lượng lớn hơn.

* Sự cố khi sục khí:

+ Oxy tất nhiên là nguyên tố quan trọng nhất trong qua trình sinh khối hoạt tính. Nếu nguồn cung cấp oxy bị cắt hoặc ngay cả khi cung cấp hạn chế, sinh khối sẽ trở nên sẫm màu, tỏa mùi khó chịu và chất lượng nước sau xử lý sẽ bị suy giảm.

+ Cần phải giảm ngay lưu lượng cấp nước thải vào hoặc ngưng hẳn (nếu máy sục khí hỏng hẳn).

+ Sau những thời kỳ dài không đủ oxy, sinh khối phải được sục khí mạnh mà không nạp nước thải mới. Sau đó, lưu lượng cấp nước thải có thể được tăng lên từng bước một.

Lưu ý: Các vấn đề về oxy sẽ được giải quyết triệt để càng sớm càng tốt. * Các sự cố về dinh dưỡng:

Các chất dinh dưỡng trong nước thải bao gồm N và P. Trong đó: Hàm lượng Nitơ trong nước thải đầu vào được coi là đủ nếu tổng Nitơ (bao gồm Nitơ – Kjedalhl, Nitơ – Amoni, Nitơ – Nitrit, Nitơ – Nitrat) trong nước đã xử lý là 1 – 2mg/l. Để kiểm soát hàm lượng Nitơ trong nước thải trong quá trình vận hành hệ thống xử lý, hàng ngày sử dụng bộ dụng cụ test nhanh amoni và nitrat để đo hàm lượng Nitơ và đánh giá. Nếu cao hơn, nghĩa là hàm lượng Nitơ trong nước thải đã dư thừa thì cần chấm dứt việc bổ sung Nitơ từ ngoài (nếu có). Quan trắc định kỳ 3 tháng/lần mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý để đánh giá về chất lượng nước thải.

* Sự nổi bùn:

+ Sự nổi bùn không được nhầm lẫn với sự trương nở bùn (bulking).

+ Sự nổi bùn là hiện tượng bùn lắng và đóng khối quá nhiều dưới đáy bể lắng khi nó nổi lên trên bề mặt bể lắng thứ cấp thành từng mảng hoặc những hạt nhỏ cỡ hạt đậu. Việc bùn nổi thường gây ra váng và bọt (màu nâu) trên mặt bể thông khí và bể lắng thứ cấp.

+ Sự nổi bùn thường là do quá trình DENITRAT hóa (Sự khử Nitơ dạng Nitrat thành khí Nito trong quá trình thiếu khí sinh học)

+ Sự chuyển hóa một số Nito từ hệ thống: quá trình thiếu khí xảy ra khi các ion Nitrit và Nitrat bị khử thành khí Nito và bóng khí Nito được tạo ra từ quá trình thiếu khí này. Bóng khí thâm nhập vào bông sinh học trong quá trình bùn hoạt tính và nổi bông lên bề mặt bể lắng thứ cấp.

+ Tình trạng này thường gây ra việc nổi bùn đã quan sát trong bể lắng thứ cấp. Nếu nặng, nước thải còn sinh ra H2S, màu đen trở lại, tỏa mùi hôi, chứa ít hoặc không có oxy hòa tan và tạo ra nhu cầu oxy cao và do bởi thời gian lưu bùn quá lâu trong bể lắng thứ cấp.

Khắc phục vấn đề:

+ Kiểm tra nồng độ nitrate trong nước thải đầu vào của bể lắng. + Tăng tỷ lệ bùn tuần hoàn

+ Tăng DO trong bể hiếu khí + Giảm SRT (thời gian lưu bùn) * Sự tạo bọt:

+ Ở đây có nhiều giả thuyết dẫn tới nguyên nhân này, ví dụ như sự có mặt của chất hoạt động bề mặt (chất tẩy rửa) trong nước thải hoặc cấp khí quá nhiều. Sự tạo bọt thường là do sự duy trì không hợp lý nồng độ MLSS (hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng) và DO trong bể hiếu khí.

+ Khắc phục sự tạo váng nổi: Duy trì nồng độ MLSS trong bể hiếu khí cao hơn bằng cách tăng thời gian lưu bùn hoặc tăng lưu lượng bùn hồi lưu. Giảm cung cấp khí trong suốt thời gian lưu lượng thấp trong khi vẫn duy trì mức DO không nhỏ hơn 2mg/l, sử dụng máy đo DO cầm tay HI 8410 của hãng HANNA để kiểm soát DO. Áp dụng biện pháp xử lý sự cố dưới đây cho các trường hợp trục trặc cụ thể nảy sinh tại bất cứ vị trí nào trong công trình.

6.2. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý khí thải

- Trường hợp khí thải vượt quy chuẩn đầu ra cho phép, tạm dừng hoạt động để tiến hành kiểm tra, khắc phục sự cố. Sau khi khắc phục xong, tiếp tục hoạt động đảm bảo khí thải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường.

- Thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo dưỡng định kỳ các hệ thống thu gom, xử lý khí thải. Bố trí nhân viên quản lý, vận hành các hệ thống xử lý khí thải, giám sát vận hành hàng ngày, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho các hệ thống xử lý khí thải.

- Lắp đặt 02 hệ thống quan trắc tự động, liên tục các thông số: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx, CO tại 02 ống thoát khí thải của hệ thống xử lý bụi, khí thải công đoạn gia nhiệt và hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi để kiểm soát chất lượng khí thải của Dự án theo quy định và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa Plastic (Điều chỉnh)”

6.3. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với khu lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại rắn, chất thải nguy hại

Khu lưu giữ chất thải được phân chia thành nhiều khu vực lưu giữ khác nhau với khoảng cách phù hợp để hạn chế khả năng tương tác giữa các loại chất thải dẫn đến xảy ra sự cố cháy nổ và sự cố rò rỉ, các khu vực lưu giữ được trang bị các biển cảnh báo theo đúng quy định.

6.4. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy, nổ

- Lắp đặt lắp đặt hệ thống báo cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm của Nhà máy, đảm bảo chất lượng và hoạt động theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.

- Trang bị bình chữa cháy các loại bố trí ở hành lang, hộp vòi cạnh các họng chữa cháy, trụ nước chữa cháy theo đúng hồ sơ phòng cháy chữa cháy được cấp có thẩm quyền thẩm duyệt.

- Xây dựng và bố trí đầy đủ các cửa thoát hiểm tại các khu vực sản xuất và các khu vực khác theo hồ sơ thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.

- Gắn trụ chống sét trên mái nhà xưởng và được tiếp đất đúng quy cách.

- Kho, bồn chứa vật liệu, nhiên liệu dễ cháy có biển cảnh báo và bố trí sẵn các dụng cụ chữa cháy, bình chữa cháy.

- Công nhân viên được huấn luyện công tác phòng cháy chữa cháy.

- Hệ thống báo cháy tự động của Nhà máy được định kỳ kiểm tra bởi đơn vị có chức năng; các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt có hồ sơ kèm theo và được đo đạc theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật; việc kiểm định định kỳ các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt được thực hiện theo quy định của cơ quan kiểm định.

* Yêu cầu về phòng cháy:

- Bố trí tổng đồ và khoảng cách phòng hoả giữa các vật kiến trúc của công trình tuân thủ “Quy phạm phòng chống cháy cho công trình”.

- Tại các buồng điều khiển, buồng phân phối cao hạ thế, buồng máy biến thế, lắp đặt bộ cảm biến khói, cảm biến nhiệt độ và nút cảnh báo bằng tay, bộ cảnh báo bằng đèn, còi.

- Tất cả lỗ cáp vào ra trạm biến thế, buồng điện đều sử dụng vật liệu chống cháy, cáp điện, liệu quét chống cháy hoặc cuốn băng chống cháy, khu nhiệt độ cao dùng cáp chịu nhiệt khó cháy.

- Cầu thang bộ và các cửa mở ra cầu thang của các hạng mục công trình luôn được kiểm tra để đảm bảo khi có sự cố cháy nổ thì người và tài sản trong nhà máy dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất.

- Trang bị hệ thống thông tin liên lạc: Gồm các máy điện thoại cố định tại phòng thông tin và các phòng làm việc, máy điện thoại di động của các đồng chí lãnh đạo, trực lãnh đạo tại văn phòng và kho, các máy bộ đàm cầm tay của những người quản lý và đội bảo vệ.

- Trang bị hệ thống đèn chiếu sáng bảo vệ trong khu vực trong bệnh viện.

- Đối với các loại nhiên liệu dễ cháy được lưu trữ trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện.

- Nguồn nước chữa cháy lấy từ bể chứa nước chữa cháy. - Biên chế và tổ chức thực tập chữa cháy thường xuyên; - Xây dựng quy trình ứng phó sự cố tình trạng khẩn cấp. * Yêu cầu về chữa cháy:

- Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy phải sử dụng ngay được

- Trang bị các dụng cụ chữa cháy như các máy bơm chữa cháy cố định và máy bơm di động (gồm cả máy bơm bọt và bơm nước chữa cháy); bình dập lửa bằng khí CO2; dụng cụ bảo hộ lao động khi chữa cháy. Thiết bị phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, được Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chấp thuận.

- Thiết bị chữa cháy luôn được kiểm tra, bổ sung, thay thế định kỳ, đảm bảo tốt nhất cho công việc khi sự cố xảy ra.

- Trang thiết bị hệ thống PCCC được lắp đặt đầy đủ ở các hành lang của mỗi tầng khu vực khám chữa bệnh, văn phòng, phòng họp, phòng khách, nhà bếp,… theo đúng kế hoạch PCCC được phê duyệt.

- Công tác phát hiện và chữa cháy phải diễn ra sớm, nhanh chóng, kịp thời, ngăn không cho đám cháy lan ra các khu vực khác thành đám cháy lớn, khó cứu chữa.

* Hệ thống báo cháy tự động:

- Lựa chọn hệ thống báo cháy cho Dự án là hệ thống báo cháy tự động nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác, thông báo kịp thời khi đám cháy mới phát sinh, đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 5738:2001 - Hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu thiết kế.

- Hệ thống báo cháy phải đạt các tiêu chuẩn sau: EN hoặc NFPA, được chứng nhận UL hoặc VdS và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2008.

Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa Plastic (Điều chỉnh)”

- Tín hiệu báo cháy được chia theo khu vực, địa chỉ được thể hiện tại phòng trực và các tầng bằng còi, đèn khu vực, giúp cho cán bộ, nhân viên và công nhân tại khu vực nhận biết được khi có cháy và tham gia xử lý.

6.5. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đường ống cấp thoát nước

Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra các mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn. Đường ống cấp thoát nước phải có đường cách ly hoặc bảo vệ an toàn.

Một phần của tài liệu 1 GPMT nam vang signed (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)