Một số đánh giá về thực trạng trạng sử dụng tính năng livestream trên mạng xã hộ

Một phần của tài liệu Xu hướng sử dụng tính năng livestream trên mạng xã hội của các cơ quan báo chí việt nam hiện nay (khảo sát vietnamnet vn vtv news, vnexpress từ tháng 12017 đến tháng 32018) (Trang 62 - 65)

livestream trên mạng xã hội của các cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay

Các báo đều đã lựa chọn những sự kiện nổi bật để truyền tải, mời được

những nhân vật đang được đông đảo công chúng quan tâm tham gia vào các video phát trực tiếp. Điển hình là sự kiện vịng chung kết U23 Châu Á 2018 diễn ra tại Thường Châu (Trung Quốc) với kỳ tích của đội tuyển U23 Việt Nam được cả 3 báo điện tử Vietnamnet, VTV News và VnExpress lựa chọn khai thác từ đưa tin từ hiện trường, bình luận trực tuyến trước trận đấu, đến giao lưu trực tuyến với huấn luyện viên trưởng Park Hang Seo.

Các báo đã có một số giải pháp tích cực để cải thiện chất lượng các video trực tiếp và giữ được lượng người xem như chèn thêm logo và phông nền. Cụ

thể như trên Fanpage VnExpress có video trực tuyến “Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017” dài đến 4 giờ với nhiều phần mục khác nhau, để tiện cho sự theo dõi của người xem, đặc biệt là những người vào xem sau khi video đã phát được một thời gian thì người phát đã ghim nội dung chính từng phần của sự kiện trong bình luận. Nhờ vậy những người vào sau sẽ dễ dàng biết được mình đang lắng nghe về vấn đề gì và nhanh chóng theo kịp tiến độ của sự kiện đang diễn ra. Về các buổi giao lưu trực tuyến, cả ba báo đều có sự chuẩn bị về nội dung tốt, cuộc trị chuyện mang tính chun mơn cao nhưng khơng hề dài dịng, khơ cứng và nhàm chán.

Nhìn chung, các video trực tiếp trên ba báo điện tử đều thu hút được sự

quan tâm, tương tác của người xem. Đặc biệt là các video trực tiếp trên báo

VnExpress đã thu hút được số lượng độc giả tương tác rất lớn, chất lượng các bình luận, ý kiến đánh giá cao, bàn luận về các vấn đề chuyên sâu, tranh luận văn minh, lịch sự.

Ảnh 2.15: Nội dung chính của các mục được ghim trong phần bình luận của video trực tuyến trên Fanpage VnExpress

Tuy nhiên, nhiều video truyền trực tiếp tại hiện trường những sự kiện nóng của Vietnamnet có chất lượng hình ảnh kém, thiếu chun nghiệp, cịn

phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh, bố cục nội dung cũng không rõ ràng do thiếu sự chuẩn bị và đầu tư cho nội dung. Chủ đề các lần phát trực tiếp chưa đa dạng, chủ yếu xoay quanh các vấn đề về bóng đá và nghệ thuật.

Các báo chưa phát huy được tối đa sức mạnh của tính năng livestream là

sự tương tác trực tiếp giữa người xem với người phát và nhân vật trong video.

Trong các buổi giao lưu trực tuyến của cả 3 báo được khảo sát, hầu như chỉ sử dụng các câu hỏi đã có từ trước, đã được biên tập chọn lọc. Các buổi giao lưu này vẫn đang nằm trong “vịng an tồn”, thiếu sự đổi mới và bứt phá so với các hình thức giao lưu trực tuyến cũ hơn như giao lưu qua báo mạng điện tử hay truyền hình. Báo điện tử VTV cịn ẩn phần bình luận của người xem nên khơng thu hút được lượng tương tác cao.

Cả 3 báo được khảo sát đều chưa thực sự nổi bật trong việc ứng dụng tính năng livestream trong việc truyền tải các sự kiện nóng, các “breaking news” quan trọng mà chỉ chủ yếu đưa tin về các sự kiện độc giả đã biết trước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Khi nhà báo truyền tải thông tin qua báo in, đầu tiên họ sẽ thu thập và kiểm chứng thơng tin, sau đó họ viết nên câu chuyện của mình để kể lại cho độc giả. Nhưng với video trực tuyến thì hồn tồn khác biệt vì nhà báo phơi bày thơng tin trước mắt người đọc, họ cho người xem biết chính họ đang thấy gì và khơng áp đặt cách nhìn nhận vấn đề của mình vào người xem. Từ đó, thơng tin đến được với người đọc một cách chân thực, chủ động và sinh động hơn. Tuy nhiên chính lợi thế về sự ngẫu nhiên của video livestream cũng dẫn đến những nhược điểm của nó. Khi nội dung livestream khơng được biên tập kĩ càng khó tránh hồn tồn việc có những rủi ro nhất định như các lời nói, hành động của các chủ thể trong bài khơng phù hợp, xuất hiện những bình luận thơ tục, sai trái…trong khi đang phát. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đã chỉ ra, ba báo đã thực hiện khá tốt việc tiến hành livestream trên mạng xã hội, cụ thể ở đây là Facebook. Hầu hết các video đều thu được lượng tương tác lớn hơn đáng kể so với các video truyền thống của báo được đăng tải trên fanpage. Có xuất hiện các bình luận thiếu bình tĩnh tại video livestream của báo Vietnamnet nhưng số lượng và tần suất xuất xuất hiện khơng đáng kể, sau đó người phát video livestream đã có thể bình ổn những luồng ý kiến có phần q khích này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÍNH NĂNG LIVESTREAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA CÁC CƠ

QUAN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Xu hướng sử dụng tính năng livestream trên mạng xã hội của các cơ quan báo chí việt nam hiện nay (khảo sát vietnamnet vn vtv news, vnexpress từ tháng 12017 đến tháng 32018) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)