Đối với lãnh đạo cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu Xu hướng sử dụng tính năng livestream trên mạng xã hội của các cơ quan báo chí việt nam hiện nay (khảo sát vietnamnet vn vtv news, vnexpress từ tháng 12017 đến tháng 32018) (Trang 68 - 70)

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng việc sử dụng tính năng livestream trên mạng xã hộ

3.2.1. Đối với lãnh đạo cơ quan báo chí

3.2.1.1. Đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và phương tiện kĩ thuật

Đứng trước một xu hướng mới như việc sử dụng tính năng livestream của mạng xã hội để truyền tải thơng tin, lãnh đạo cơ quan báo chí phải trang bị cho mình một tư duy mở, sẵn sàng thay đổi những điều đã cũ, kém hiệu quả để tiếp cận những công nghệ mới, giàu tiềm năng hơn.

Để tiến hành tốt việc thực hiện livestream trên mạng xã hội, tạo ra các video tin tức trực tiếp với chất lượng cao đòi hỏi các cơ quan báo chí cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng mức vào các phương tiện kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông. Một cơ sở hạ tầng viễn thông ổn định và phát triển sẽ tạo tiền đề cho sự sáng tạo của phóng viên, biên tập viên, là điều kiện để các phóng viên tác nghiệp tốt hơn. Chất lượng nội dung và hình thức của các video tin tức trực tiếp cũng nhờ đó mà được cải thiện. Q trình livestream trên mạng xã hội có diễn ra sn sẻ hay khơng phần lớn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, phương tiện kĩ thuật.

Đầu tư về cơ sở hạ tầng và phương tiện kĩ thuật bao gồm cả sự trang bị về máy móc, cải thiện đường truyền kết nối Internet, đổi mới các phương tiện tác nghiệp cần thiết như máy ảnh, máy quay, bộ thu âm để phóng viên ln sãng sàng tác nghiệp và tiến hành truyền tin trực tiếp với chất lượng nội dung và hình thức tốt. Nếu tốc độ đường truyền thấp, thiết bị tác nghiệp lạc hậu, cồng kềnh, chất lượng hình ảnh, âm thanh thu được kém thì dù có truyền tải thơng tin về một sự kiện nổi bật cũng chưa thể tạo ra được một video trực tiếp chất lượng cao và thu hút được lượng người theo dõi lớn.

Song song với đó, phía tịa soạn cũng cần thường xun cập nhật, tìm kiếm, nâng cấp những phần mềm phụ trợ để nâng cao chất lượng các video trực

tuyến. Đặc biệt, tòa soạn cần nghiên cứu kĩ lưỡng và kịp thời về những thay đổi trong thuật toán, các quy tắc tiếp cận công chúng,… của các mạng xã hội mà báo mình sử dụng để tiến hành phát trực tiếp.

3.2.1.2. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng, các cuộc họp trao đổi kinh nghiệm cho các phóng viên thực hiện livestream trên mạng xã hội.

Sau mỗi lần thực hiện các video trực tiếp, dù ít hay nhiều cũng sẽ xuất hiện những sai sót, trục trặc cần nghiêm túc nhìn nhận để tìm ra nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Bởi vậy, sau khi hoàn tất quá trình livestream và thu nhận những ý kiến phản hồi từ người xem, tòa soạn nên tổ chức các cuộc họp để đánh giá, tổng kết về mức độ thành cơng, chất lượng nội dung, chất lượng hình thức của video trực tiếp vừa phát. Qua đó đưa ra ý kiến nhận xét về khả năng hồn thiện cơng việc của từng cá nhân tham gia vào quá trình tiến hành livestream. Những điều được rút ra từ các buổi họp này sẽ trở thành kinh nghiệm quý báu cho những phóng viên báo điện tử đồng thời giúp cho việc tổ chức, thực hiện các video trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội của báo điện tử được cải thiện đáng kể, ngày càng trở nên tốt hơn.

Ngoài những cuộc họp rút kinh nghiệm, lãnh đạo cơ quan báo chí nên tạo điều kiện để các phóng viên tham gia các lớp học bồi dưỡng các kĩ năng thực hiện video trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội được tổ chức bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này. Qua các lớp học này, phóng viên sẽ cập nhật được thêm những xu thế mới, những cách làm mới để tối ưu hóa video trực tuyến của cơ quan mình, phát huy tối đa thế mạnh của tính năng livestream trên mạng xã hội vào việc truyền tải thơng tin báo chí.

3.2.1.3. Xây dựng đội ngũ chuyên kiểm soát các luồng ý kiến bình luận trong khi phát livestream

Mỗi tịa soạn nên tổ chức cho mình một đội ngũ khoảng 10 – 20 người để trở thành người xem chung thành của các video trực tuyến. Khi buổi livestream gặp phải những bình luận ác ý, kém văn hóa đội ngũ này sẽ bình luận tích cực và liên tục để thúc đẩy những bình luận ác ý trơi đi nhanh hơn

trên thanh bình luận của video livestream. Việc này cũng góp phần kéo giãn thời gian cho bộ phận biên tập kịp thời ẩn những bình luận ác ý, khơng lành mạnh và giảm thiểu khả năng tiếp cận với những bình luận đó của lượng người xem đang có thái độ trung lập. Bên cạnh đó, tịa soạn chủ động thiết lập trong phần “cài đặt” của Facebook để tự động lọc và ẩn những bình luận kém văn hóa theo những từ khóa “cấm”. Việc này có hiệu quả cao trong việc hạn chế các cuộc “khẩu chiến” trên bàn phím của những người xem quá khích.

Một phần của tài liệu Xu hướng sử dụng tính năng livestream trên mạng xã hội của các cơ quan báo chí việt nam hiện nay (khảo sát vietnamnet vn vtv news, vnexpress từ tháng 12017 đến tháng 32018) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)