Về nội dung:
- Sự hình thành pháp luật về ANM đánh dấu sự phát triển tương đối toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam. Do đó, vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực này đã có những cải thiện đáng kể so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Pháp luật về ANM của Việt Nam đã thể hiện rõ tinh thần bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội trên KGM, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới. Pháp luật về ANM hiện hành điều chỉnh tương đối bao quát các quan hệ xã hội chủ yếu phát sinh trên KGM.
- Ghi nhận các nguyên tắc bảo vệ ANM, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ THPL về ANM nhanh chóng xây dựng và tổ chức lực lượng để hoạt động như Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng ở Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an, Bộ Tư lệnh 86 thuộc Bộ Quốc phòng, Cục An tồn thơng tin và Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Trên thực tế, hoạt động của các cơ quan này đã đạt được những kết quả nhất định trong bảo vệ KGM.
- Pháp luật về an ninh mạng được thiết kế xây dựng theo cấu trúc quy định hành vi cấm/phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn/xử lý. Quy định về phòng ngừa và xử lý vi phạm được thiết kế trong chương riêng của Luật An ninh mạng năm 2018 về phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm ANM. Điều này thể hiện một cấu trúc khá hợp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể dễ dàng tiếp cận nội dung pháp luật. Điều 6 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ KGM quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi
xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên KGM. Nghiêm cấm các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia trên KGM. Đây là dạng hành vi mới mà trước đó chưa được điều chỉnh ở bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào.
- Xây dựng được khung pháp lý cơ bản về ANM gồm các quy định về bảo vệ và xử lý vi phạm với các chế tài xử lý như xử lý hình sự, các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả. Bước đầu, khung pháp lý này đã đáp ứng yêu cầu bảo vệ ANM.
- Pháp luật về ANM có điều khoản quy định riêng về bảo vệ trẻ em trên KGM. Đây là quy định nhân văn và kịp thời. Là tương lai của đất nước, nhưng trẻ em lại là đối tượng dễ bị tổn thương, hiểu biết về các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề giới tính cịn có mức độ. Tỷ lệ trẻ em sử dụng KGM ngày càng cao, nhưng chưa nhận thức đầy đủ tính hai mặt của KGM. Năm 2019, Việt Nam đã ký cam kết Tuyên bố về bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong ASEAN.
Về hình thức: pháp luật về ANM được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, có hiệu lực pháp lý cao.