Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu 662022_LA_BuiThiLong_K33 (Trang 138 - 141)

PHÁP LUẬT VỀ AN NINH MẠNG Ở VIỆT NAM

4.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN NINH MẠNG Ở VIỆT NAM MẠNG Ở VIỆT NAM

4.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với thực hiện pháp luật về an ninh mạng thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Vấn đề bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN bao gồm bảo vệ lãnh thổ địa phận, hải phận, không phận, không gian vũ trụ luôn nhất quán trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM là một bộ phận lãnh thổ khơng tách rời được bổ sung trong tình hình mới. Hệ thống quan điểm của Đảng về ANM bảo đảm ở 04 góc độ sau: quan điểm của Đảng và Nhà nước phù hợp với quy định pháp luật quốc tế về ANM; đảm bảo KGM được xây dựng và phát triển theo đúng quy trình, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật; đảm bảo sự phát triển bền vững của khoa học cơng nghệ; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia có trách nhiệm trong THPL về ANM.

Quan điểm của Đảng về THPL về ANM được cụ thể hóa trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc THPL về ANM. Hiến pháp năm 2013 khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng. Quan điểm, đường lối của Đảng về THPL về ANM thể hiện một cách có hệ thống và phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, coi THPL về an ninh nói chung và THPL về ANM nói riêng là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong tình hình mới.

Thời gian gần đây, Đảng đã ban hành nhiều văn bản về lĩnh vực đảm bảo ANM. Điều đó thể hiện sự quan tâm và nhất quán về quan điểm của Đảng đối với cơng tác này. Đó là Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo đảm ATTT mạng. Chỉ thị xác định cụ thể các vấn đề, nhiệm vụ của công tác ANM. Đây là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, lâu dài của hệ thống chính trị, là bộ phận trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và gìn giữ trật tự an tồn xã hội; Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thơng khác trên internet, chỉ đạo các giải pháp tổng thể trong bảo đảm an ninh thơng tin mạng. Ngày 25/7/2018, Bộ Chính trị ban hành hai Nghị quyết quan trọng, gồm Nghị quyết số 29-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng khẳng định KGM hiện đã trở thành vùng lãnh thổ đặc biệt để quốc gia khai thác, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc. Đây cũng là nơi các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng chống phá nhà nước. Mỗi người dân Việt Nam cần đề cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc trên KGM bằng việc tích cực học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ, phát triển khoa học cơng nghệ. Và Nghị quyết số 30-NQ/TW về Chiến lược an ninh mạng quốc gia, trong đó xác định một trong những mục tiêu của Chiến lược an ninh mạng quốc gia là "xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về an ninh mạng", "tổ chức thực hiện hiệu quả Luật An ninh mạng".

Năm 2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư với quan điểm phát huy tối đa các nguồn lực,…, xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội để đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 04 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc, đến năm 2030 Việt Nam hồn thành xây dựng Chính phủ số.

Muốn vậy, thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, trong đó có khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số quốc gia và đặc biệt là đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Xây dựng và triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh mạng quốc gia [5].

Kết luận số 53-KL/TW ngày 04/6/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu, độc trên internet, mạng xã hội; tăng cường hợp tác quốc tế, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi gỡ xóa nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam; triển khai các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn các website thường xuyên đăng tải, phát tán thông tin sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước.

Gần đây nhất, chính sách ANM tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ để củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là: thiết lập thế trận an ninh liên hoàn bên trong với bên ngoài biên giới quốc gia và trên không gian mạng; đặc biệt coi trọng an ninh mạng [32, tập 1, tr.280].

Bảo đảm an ninh mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, chính sách và các công cụ khác. Quan điểm, chủ trương của Đảng về ANM phù hợp với yêu cầu bảo vệ và phát triển đất nước ở từng giai đoạn. Hiện nay, bảo đảm THPL về ANM ở Việt Nam cần tiếp tục quán triệt thực hiện các quan điểm của Đảng như sau:

Thứ nhất, quán triệt quan điểm ưu tiên bảo vệ ANM trong quốc phòng,

an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và ngoại giao.

Thực hiện vai trị của mình, Nhà nước cần phải quy định, kiểm soát, hướng dẫn, tạo cơ hội, bảo vệ các chủ thể hoạt động trên KGM. Nhà nước

ADPL để nghiêm cấm, xử lý những hành vi xâm phạm, gây cản trở, làm méo mó hoạt động trên KGM. Nhà nước thực hiện hình thức ADPL để điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về ANM và đảm bảo tính nghiêm minh, tính kịp thời, tính răn đe trong xử lý vi phạm.

Thứ hai, tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật về

ANM; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác thực hiện để có phương hướng, giải pháp trọng tâm trong bảo đảm ANM. THPL về ANM chỉ diễn ra trong điều kiện nền khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại với mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn. Để thiết lập, bảo vệ ANM bất cứ chủ thể nào từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay cá nhân đều phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Tích cực xây dựng các văn bản nhất quán trong chỉ đạo triển khai THPL về ANM. Các chủ thể được sử dụng các quyền mà pháp luật trao, nhưng khơng được có hành vi xâm phạm làm ảnh hưởng hoạt động bình thường của KGM, gây thiệt hại đến quyền con người, quyền tự do công dân, làm rối loạn an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Các chủ thể điều chỉnh hành vi theo chuẩn mực luật định, góp phần xây dựng KGM an tồn, lành mạnh.

Một phần của tài liệu 662022_LA_BuiThiLong_K33 (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)