ĐÁNH GIÁ CỦA HĐQT VỀ MỌI MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu 20220307_20220307_-_ADS_-_Bao_cao_thuong_nien_nam_2021 (Trang 25)

CỦA CÔNG TY

1. Đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, ngành

Kinh tế - xã hội năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát và diễn biến phức tạp hơn trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Thương mại toàn cầu, giá cả hàng hóa đang dần được phục hồi, thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh nửa cuối năm 2021 nhờ tín hiệu tích cực từ sản xuất và hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu tuy vẫn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã có xu hướng phục hồi trong nửa cuối năm 2021 và dự báo tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2022. Trong nước, đợt giãn cách xã hội do làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã gây ra những tác động sâu, rộng, và toàn diện đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn để duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh. Nhưng khó khăn đối với các doanh nghiệp còn nhiều, đặc biệt về vốn hoạt động kinh doanh, chi phí sản xuất ngày càng tăng do tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và đời sống nhân dân.

Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt. Năm 2021, ngành dệt may xuất khẩu ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Đây là nỗ lực của toàn ngành trong bối cảnh tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) vào tháng 10/2021 đã chỉ ra rằng, tổng sản phẩm xuất khẩu hàng hóa của thế giới năm 2021 ước tính đạt 17,35 nghìn tỷ USD, giảm 1,3% so với mức 17,58 nghìn tỷ USD năm 2020 và giảm 8,75 % so với năm 2019.

2. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2021 % Tăng trưởng

Tổng tài sản Tỷ đồng 1.837,89 1.985,17 8,01%

Vốn điều lệ Tỷ đồng 280,69 380,69 35,63%

Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.339,01 1513,15 13,01%

Giá vốn hàng bán Tỷ đồng 1.275,63 1.335,82 4,72%

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 28,1 113,61 304,31%

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 24,44 100,47 311,09%

3. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Tổng Giám đốc

Trong năm 2021, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Damsan đã thực hiện giám sát hoạt động của Ban điều hành khi thực hiện triển khai các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị như sau: Hội đồng quản trị kết hợp chặt chẽ với Ban Kiểm soát và các giám đốc, người điều hành các đơn vị nắm rõ tình hình hoạt động của công ty để từ đó có những kiến nghị thiết thực giúp Tổng Giám đốc/Ban Tổng giám đốc hoàn thành tốt nhiệm vụ Đại Hội đồng Cổ đông và Hội đồng quản trị giao. Định kỳ đại diện Ban Kiểm soát báo cáo tại các cuộc họp Hội đồng quản trị: tình hình quản lý sản xuất kinh doanh tại các bộ phận/đơn vị trong công ty; các rủi ro trọng yếu được phát hiện trong quý đồng thời đưa ra kế hoạch hành động để khắc phục và giảm thiểu rủi ro; báo cáo các cuộc kiểm toán đã thực hiện trong quý, trong đó nêu các phát hiện kiểm toán và giải pháp khắc phục. Qua đó Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát đánh giá kế hoạch hành động cũng như các giải pháp khắc phục có phù hợp với thực tế chưa để từ đó đưa ra các kiến nghị mang tính chất thực tiễn hơn. Định kỳ nghe các Giám đốc/điều hành đơn vị thực hiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu được giao trong các cuộc họp Hội đồng quản trị, kịp thời phát hiện những bất cập, khó khăn để đưa ra hướng giải quyết. Hội đồng quản trị ban hành các nghị quyết sau các buổi họp định kỳ và theo yêu cầu để thông qua kết quả hoạt động kinh doanh từng quý, nhận định tình hình thị trường để từ đó rà soát lại kế hoạch kinh doanh quý tiếp theo và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị để Tổng Giám đốc/Ban Tổng giám đốc có cơ sở triển khai thực hiện. Đánh giá chung Căn cứ Điều lệ, những quy chế và quy định đã ban hành, Hội đồng quản trị giao quyền cho Ban Tổng giám đốc quyết định công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch kinh doanh và phương hướng hoạt động của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng Cổ đông giao cho. Thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát bằng các báo cáo định kỳ mỗi quý về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình hoạt động Công ty và các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu, Hội đồng quản trị đánh giá Tổng Giám đốc/Ban Tổng giám đốc đã thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, Điều lệ Công ty, quyết định của Đại Hội đồng Cổ đông và Hội đồng quản trị đồng thời thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của Công ty và cổ đông. Năm 2021 dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ các đợt cách ly xã hội và dịch bệnh Covid 19, song Ban điều hành công ty đã rất nỗ lực và đã hoàn thành xuất sắc các hoạt động quản trị điều hành cũng như các chi tiêu kinh doanh đặt ra. Đồng thời cũng thực hiện tốt việc xây dựng môi trường kinh doanh dựa trên nền tảng phát triển bền vững, nâng cao công tác quản trị Công ty, nâng cao vai trò quản trị và kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu 20220307_20220307_-_ADS_-_Bao_cao_thuong_nien_nam_2021 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)